Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 32 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Chúng ta có thểbắt đầu từkhái niệm đầu tư phát triển, sau đó xác định khái niệm vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Đầu tư là một hoạt động trong nền kinh tế. Đó là việc bỏra một lượng nguồn lực xác định (tiền, của cải vật chất như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và nhân lực,... ) tiến hành một hay nhiều hoạt động nhằm thu về kết quảlớn hơn lượng nguồn lực đã bỏ ra ban đầu. Hoạt động đầu tư có thểlà đầu tư của cả nền kinh tế, đầu tư của các cơ sởsản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế, đầu tư của các hộ gia đình, các cá nhân.

Có nhiều loại đầu tư khác nhau. Nếu căn cứ vào phương thức đầu tư, có ba loại đầu tư là đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư sản xuất. Nếu căn cứvào tính chất đầu tư, có hai loại đầu tư là đầu tư phát triển, đầutư chuyển dịch. Căn cứvào thời gian đầu tư, có đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn,...

Đầu tư tài chínhlà loại đầu tư, trong đó, người đầu tư bỏtiền cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất. Chẳng hạn, gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty là những dạng đầu tư tài chính. Đánh bạc, đánh đề...cũng là một hình thức đầu tư tài chính nhưng không được pháp luật cho phép. Tiền và các giấy tờcó giá này gọi là tài sản tài chính. Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tếquốc dân (nếu không xét đến quan hệquốc tếtrong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trịtài sản tài chính của tổchức, cá nhân đầu tư.

Đầu tư thương mại là loại đầu tư, trong đó người đầu tư bỏtiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tưnày cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế(nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình muađibán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ.

Đầu tư sản xuất là loại đầu tư, trong đó người đầu tư bỏtiền mua máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, nhà xưởng, thuê lao động,... đểtiến hành các hoạt động sản xuất nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Đầu tư sản xuất là điều kiện chủyếu để tạo ra việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đầu tưsản xuất còn bao gồm hoạt động, trong đó nhà đầu tư bỏtiền ra xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạtầng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ, thực hiện duy tu bảo dưỡng các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế- xã hội.

Đầu tư dài hạnlà đầu tư diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 năm trởlên, thường có quy mô lớn. Đầu tư dài hạn thường là hoạt động đầu tư xây dựng cơ sởvật chất lâu dài cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Đầu tư ngắn hạnlà đầu tư trong khoảng dưới 10 năm. Đầu tư ngắn hạn có tác dụng tạo lực đẩy cho sựphát triển của công ty trong từng thời kỳngắn.

Đây là cách mà nhà đầu tư (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước) có thểbổ trợ, củng cốkếhoạch dài hạn. Thông qua đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có thểthích ứng nhanh hơn, có đối sách tốt hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn với sự biến động của thị trường, của nền kinh tế.

Đầu tư chuyển dịch là loại đầu tư làm chotài sản được dịch chuyển từ người này sang người khác trong nền kinh tế, nhưng không làm tăng tài sản

hay tiềm lực sản xuất cho nền kinh tế. Đầu tư chuyển dịch làm cho tài sản của nhà đầu tư tăng lên nhưng làm giảm tài sản của người khác trong nền kinh tế và không làm cho nền kinh tếgiàu lên nhờ tăng tài sản hoặc tăng thêm tiềm lực sản xuất. Xét vềbản chất, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại được coi là đầu tư chuyển dịch.

Đầu tư phát triển là loại đầu tư làm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho nhà đầu tư, cho tổchức kinh tế, đồng thời, cho cảnền kinh tế. Tài sản mới ở đây bao gồm cảtài sản tài chính, tài sản vật chất và tài sản trí tuệ. Xét vềbản chất, đầu tư phát triển bao hàm cả đầu tư sản xuất và rộng hơn đầu tư sản xuất.

Như vậy, có thể thấy rằng, đầu tư phát triển làm gia tăng tài sản cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Đầu tư chuyển dịch không thực hiện được chức năng đó.

Nó chỉ làm dịch chuyển tài sản từ người này sang người khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

Vốn đầu tư phát triển là vốn được sửdụng trong đầu tư phát triển. Theo đó, có thể xác định: "Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra đểthực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệvà nguồn nhân lực (trìnhđộ văn hoá, trìnhđộchuyên môn, trìnhđộkhoa học kỹthuật)".

Vốn đầu tư phát triển có thể do cá nhân, doanh nghiệp hoặc Nhà nước đầu tư. Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướclà vốn từ nguồnngân sách nhà nước, được bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật) cho toàn bộ nền kinh tế.

Phân tích khái niệm này, cần chú ý một số điểm:

Một là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố định mua sắm và lắp đặt thiết bịmáy móc; vốn đầu tư bổsung cho vốn lưu động và các nguồn vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư đểthực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực con người...

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay vốn đầu tư cơ bản là toàn bộchi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng tài sản cố định cho nền kinh tế. Nó bao gồm các khoản chi phí cho khảo sát thiết kế và xây lắp nhà cửa và vật kiến trúc; vốn đầu tư mua sắm thiết bịmáy móc, tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh; chi phí trồng mới cây lâu năm; mua sắm súc vật đủtiêu chuẩn là tài sản cố định và một sốchi phí khác phát sinh trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định.

Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm vốn đầu tư xây lắp; vốn đầu tư mua sắm thiết bị và vốn đầu tư cơ bản khác. Vốn đầu tư xây lắp (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho xây dựng và lắp đặt thiết bị, máy móc, bao gồm vốn đầu tư dành cho xây dựng mới, mở rộng và xây dựng lại nhà cửa, vật kiến trúc; vốn đầu tư để lắp đặt thiết bị, máy móc. Vốn đầu tư mua sắm thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho việc mua sắm thiết bị, máy móc, công cụ, khí cụ, súc vật, cây con đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ và chi phí kiểm tra, sửa chữa thiết bị máy móc trước khi lắp đặt. Đối với các trang thiết bị chưa đủ là tài sản cố định nhưng có trong dự toán của công trình hay hạng mục công trình để trang bị lần đầu của các công trình xây dựng thì giá trị mua sắm cũng được tính vào vốn đầu tư mua sắm thiết bị. Vốn đầu tư cơ bản khác là phần vốn đầu tư cơ bản dùng để giải phóng mặt bằng xây dựng, đền bù hoa màu và tài sản của nhân dân, chi phí cho bộ máy quản lý của ban kiến thiết, chi phí cho xây dựng công trình tạm loại lớn.

Vốn đầu tư cơ bản không bao gồm chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định của các cơ sở sản xuất; chi phí khảo sát thăm dò chung không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng một công trình cụ thể.

Vốn đầu tư bổ sung tài sản lưu động là vốn đầu tư nhằm tạo thêm các tài sản lưuđộng.

Vốn đầu tư phát triển khácbao gồm: chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực con người...

Ở Việt Nam, các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Chương trình 773 phủ xanh đất trống ven sông, ven biển; Chương trình 135 hỗ trợ các xã nghèo; Chương trình sắp xếp lao động và giải quyết việc làm; Chương trình giáo dục và đào tạo; Chương trình y tế; Chương trình văn hoá; Chương trình phủ sóng phát thanh; Chương trình mục tiêu về truyền hình; Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình phát triển công nghệ thông tin; Chương trình hành động phòng, chống ma túy; Chương trình phòng chống HIV/AIDS; Chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm...; chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực không thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Hai là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có nguồn từ ngân sách nhà nước.

Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng cho đầu tư phát triển gồm nguồn thu thuế, phí và lệ phí, viện trợ và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (vấn đề này sẽ được bàn thêmở phần sau).

Ba là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng giống vốn đầu tư phát triển của cá nhân, doanh nghiệp ở chỗ chúng đều được đầu tư nhằm làm gia tăng tài sản tài chính, vật chất, trí tuệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước khác

vốn đầu tư phát triển khác ở chỗ, nó do Nhà nước đầu tư và được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Nó được đầu tư nhằm trực tiếp làm gia tăng tài sản và năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển của cá nhân, doanh nghiệp được đầu tư nhằm làm gia tăng tài sản của cá nhân và doanh nghiệp, qua đó làm tăng tài sản và năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Bốn là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được xét ở nhiều cấp, theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hoặc phân cấp quản lý.

Theo đó, có vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp trung ương, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh bao gồm vốn trong nước của ngân sách nhà nước chính quyền cấp tỉnh (phần thu thuế để lại 100% cho địa phương, phần ngân sách nhà nước trung ương cấp cân đối cho ngân sách nhà nước địa phương), vốn viện trợ của nước ngoài cho chính quyền tỉnh, vốn ODA được đầu tư cho địa phương tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)