Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
3.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn
Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh được thực hiện bởi bộmáy quản lý với nhiều cấp, nhiêu khâu,được quyđịnh chức năng, nhiệm vụvà mối quan hệgiữa các khâu và các cấp.
Hiện nay, cũng nhưcác tỉnh khácởCHDCND Lào,ởSa La Văn không có tổchức bộmáy quản lý nhà nước riêng đối với vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước, mà các bộphận này nằm trong các cơ quản lý nhà nước vềkinh tế. Bộ máy quản lý nhà nước mang tính "kiêm nhiệm" ởnhiều khâu của quá trình quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (Xem hình 3.1).
Xét trên góc độ quản lý nhà nước đối với tất cả các giai đoạn của chu trìnhđầu tư phát triển và các loại vốn đầu tư phát triển, chủthể của quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước bao gồm những cơ quan sau:
Uỷban nhân dân tỉnh cụthểhoá các chủ trương, định hướng lớn của cấp Uỷ liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nằm trong
tổng thểkếhoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Quyết định kếhoạch đầu tư phát triển hàng năm, ban hành nghịquyết và giao uỷban nhân dân tỉnh cùng cấp thực hiện, thực hiện chức năng giám sát thực hiện nghịquyết.
SởKếhoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt, các dự án đầu tư bốtrí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (kểcảcấp trung ương và địa phương) cho các công trình. Nhưng đôi khi lại có dự án đầu tư đã được SởKếhoạch và đầu tư thẩm định xong và trình lên uỷban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhưng không thuyết minh được hiệu quả kinh tếvà thịtrường đầu vào, đầu ra.
Hình 3.1:Cơ cấu bộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn
Nguồn: SởKếhoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn [122].
Sở Kếhoạch và Đầu tư
Sở Tài chính Sở
Xây dựng
Kho bạc nhà nước Ủy ban nhân
dân tỉnh
Kiểm toán nhà nước
ĐTPT từ ngân sách nhà nước BQLĐT
thuộc Sở
BQLĐT thuộc Sở
BQLĐT thuộc Sở
BQLĐT Thuộc Sở
Sở Tài chính là cơ quan cấp phát và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở địa phương, thống nhất khoản vốn vay, vốn viện trợ của tỉnh để dành cho đầu tư phát triển.
Sở Giao thông vận tải thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, ban hành, công bốcác loại định mức xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quan đến quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo phân cấp, quyết định.
Kho bạc nhà nước tham gia vào công việc thẩm định cấp phát và quản lý tất cả các dự án đầu tư thuộc vốnngân sách nhà nước hoặc là nguồn vốn được coi như là ngân sách nhà nước, đó là khoản đóng góp, viện trợkhông hoàn lại…
Hệthống Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tổchức kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư phát triển cho các dự án, công trình. Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư (Ban Quản lý đầu tư), Sở Tài chính và các đơn vịliên quan trong việc đảm bảo nguồn vốn và thủtục thanh toán cho dựán, công trình.
Ban quản lý đầu tư là người trực tiếp quản lý, sửdụng vốn đầu tư phát triển đểgiúp chủ đầu tư thực hiện dựán. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành vềquản lý dự án đầu tư xây dựng. Phối hợp với các cơ quan chức năng và nhà thầu thực hiện quản trịdựán và triển khai kếhoạch vốn đầu tư cho công trình.
Các sở, ban, ngành khác: có trách nhiệm phối hợp với SởTài chính, Sở Kếhoạch và đầu tư trong việc lập kếhoạch ngân sách, kếhoạch đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý. Quản lý, thực hiện chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển do uỷban nhân dân tỉnh giao hàng năm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư vềhoạt động của mình.
Ngoài ra, tham gia vào hệ thống quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước còn có thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành, các cơ quan tư pháp, các tổchức đoàn thể, giám sát của cộng đồng…
Vềbộmáy và cán bộquản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của các ngành, các ban chức năng phần lớn đãđược đào tạo cơ bản, có những người do nhiều năm làm việc này, dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo một cách có hệthống, cho nên nhìn chung về việc quản lý quá trìnhđầu tư phát triển từkhâu lập thẩm định dự án cho đến nghiệm thu bàn giao công trìnhđưa vào sửdụng đều thực hiện tốt.
Nhưng điều cần lưuý là vềsựphân công trách nhiệm quản lý giữa các ngành, các sở, các ban thì chưa được chặt chẽhoặc là bịchồng chéo hoặc có khi lại có khe hở, đôi khi bỏ trống, qua loa. Sựphân công trách nhiệm giữa các cơ quan đầu tư- tài chính - kho bạc nhà nước, việc thẩm định các dựán có tính hình thức, dẫn đến việc quản lý các dựán không hiệu quả.