Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51 - 56)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.2. Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

Đồng thời trong bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận cũng được quy định rõ để đảm bảo sự vận hành của bộ máy, thực hiện được mục tiêu quản lý một cách có hiệu quả.

Dưới đây là những phân tích vềbộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh trong hệthống bộmáy quản lý vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước của cảnước (xem hình 2.1).

Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước gồm có Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp (ởViệt Nam, có thêm Hội đồng nhân dân các cấp,đây cũng là cơquan tham gia quản lý vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước). Trong đó, ởcấp trung ương, Chính phủvới các bộchức năng là cơ quan trực tiếp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của quốc gia.Ở địa phương, uỷban nhân dân các cấp trực tiếp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo quy định phân cấp quản lý.

Hình 2.1: Bộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

Nguồn: BộKếhoạch và đầu tư Lào [100].

Quốc hội là cơ quanban hành các luật liên quan tới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước, quyết toánngân sách nhà nước, trong đó có vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước. Đồng thời, Quốc hộilà cơ quan giám sát việc sửdụng và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Chính phủcó chức năng lập và trình Quốc hội phương án phân bổvốn đầu tư phát triển. Trên cơ sởnghịquyết được Quốc hội thông qua, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho từng cơ quan ởcấp trung

BộKếhoạch và Đầu tư

Quốc hội

Chính phủ

Bộ Tài chính

Các bộliên quan khác

Ủy ban nhân dân các tỉnh

SởTài chính

Ban quản lý dựán

đầu tư Sở

Kếhoạch và Đầu tư

Dự án

Cơ quan thanh tra của Chính phủ

Thanh tra tỉnh Kiểm toán

nhà nước

ương, mức bổ sung vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, quy định nguyên tắc bốtrí vốn đầu tư phát triển. Chính phủtổchức kiểm tra và báo cáo Quốc hội tình hình sửdụng vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước, các dựán và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác, lập và trình Quốc hội quyết toán vốn đầu tư phát triển, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

BộTài chính và BộKếhoạch -Đầu tư là hai cơ quan thuộc Chính phủ, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước. Trong đó, BộTài chính có nhiệm vụphối hợp với BộKếhoạch và Đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển, phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi bổsung dựtrữ nhà nước, chi góp vốn cổphần và liên doanh của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật, phối hợp với BộKếhoạch và Đầu tư lập phương án sửdụng số tăng thu để chi cho đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật. BộTài chính còn có trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán chi đầu tư phát triển trong dựtoánngân sách nhà nước hàngnăm, thẩm định quyết toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của các cơ quan trung ương và địa phương, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư. Thủ tướng Chính phủquyết định đầutư, tổng hợp, trình Chính phủ đểtrình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toánngân sách nhà nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tưcó chức năng tổng hợp chung về đầu tư phát triển, xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội 5 năm, hàng năm, tổng hợp danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, danh mục các chương trình, dự án đầu tư nhóm A trởlên, sửdụng nguồn vốn của Nhà nước và các chương trình mục tiêu, các dựán quan trọng. Bộ này còn có chức năng xây dựng tổng mức và cơ

cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực, cân đối vốn đầu tư phát triển thuộcngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cơ cấu đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương). Tổng mức vốn dự trữ nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước, vốn bổsung cho các doanh nghiệp công ích, tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực cũng do Bộ này thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn có chức năng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các bộ, ngành, vốn bổsung dựtrữ nhà nước, vốn đốiứng ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác. Bộ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, giám sát, đánh giá hiệu quả sửdụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Quản lý đầu tư thẩm định nhà nước các dự án đầu tư quan trọng quốc gia, thẩm định các chương trình mục tiêu và các dựán khác do Thủ tướng Chính phủ giao, thẩm tra các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Kiểm toán nhà nước là một cơquan nhà nước, có chức năng kiểm toán tài sản công, kiểm tra chi tiêu,đánh giá báo cáo tài chính các cơquan thuộc chính phủ, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chếtham nhũng. Cơ quan này còn thực hiện chức năng xác nhận tínhđúngđắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp,đơn vịkếtoán nhà nước và cácđoàn thểquần chúng.ỞLào, cơquan kiểm toán cũng là cơquan thuộc Quốc hội.

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ, thuộc Chính phủ có nhiều

nhiệm vụ quyền hạn, trong đó có thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh); thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Thanh tra vụviệc khác do Thủ tướng Chính phủgiao.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương:Xây dựng dựtoán ngân sách hàng năm của cơ quan mình, phối hợp với BộTài chính lập dự toán chi đầu tư phát triển trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán vốn đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụtrách, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụtrách; báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sửvốn đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụtrách theo chế độ quy định; phối hợp với BộTài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đầu tư phát triển thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán đối với ngân sách được giao, bảo đảm sửdụng có hiệu quảtài sản của Nhà nước được giao.

Ởcấp tỉnh, cơquan quản lý vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước là uỷban nhân dân tỉnh. Trongđó, SởKếhoạch vàĐầu tư, SởTài chính, Sở Xây dựng, thanh tra tỉnh là các cơ quan chức năng thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện các chức năng của uỷban nhân dân tỉnh vềquản lý vốnđầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Ở mỗi sở, có nhiều phòng chức năng, trongđó có Ban quản lýđầu tư, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý đầu tưvà vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Các ban quản lýđầu tưthuộc các sở, phối hợp xây dựng dựtoán chi vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh theo các chỉ tiêu quy định. Dự toánđược SởKế hoạch và Đầu tư trình uỷ ban nhân dân

tỉnh xem xét và phê duyệt

Uỷban nhân dân quyết định giao nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, quyết định nhiệm vụthu, chi, mức bổsung vốn đầu tư phát triển cho ngân sách cấp dưới, quy định nguyên tắc bốtrí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực được phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm báo cáo về ngân sách nhà nướctheo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, uỷban nhân dân còn quyết định mức phân bổdự toán đầu tư phát triển cấp mình. Trongđó, bao gồm tổng sốvà mức chi từng lĩnh vực, dự toán chi đầu tư phát triển của từng cơ quan, đơn vịthuộc cấp mình theo từng lĩnh vực, mức bổsung vốn đầu tư phát triển cho ngân sách từng địa phương cấpdưới. Uỷban nhân dân tỉnh cũng quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụchi cho từng cấp ngân sáchở địa phương, quyết định tỷlệphần trăm phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từcác khoản thu theo quy định và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách của địa phương. Ủy ban nhân dân còn có quyền quyết định cụthểmột số định mức phân bổngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)