Giải pháp hoàn hiện tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 151 - 154)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN

4.2.3. Giải pháp hoàn hiện tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn

Một là, xây dựng và hoàn hiện cơ chếquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thống nhất giữa các ban, ngành của tỉnh. Chú trọng nghiên cứu làm rõ mục đích và tính chất của những chương trình dự án đầu tư nhằm quản lý tập trung và thu gọn các dự án đầu tư có cùng tính chất vào một đầu mối nhằm quản lý chặt chẽ vốn đầu tư phát triển. Riêng đối với vốn đầu tư phát triển của nhà nước cần quản lý chặt chẽtiến trìnhđầu tư. Thực hiện cơ chế đầu tư theo đúng tiến trình của chương trình, dự án đã được phê duyệt.

Chỉ được tiến hành đầu tư cho những chương trình, dựán có tính chất khảthi và quyết định cho phép đầu tư. Tuyệt đối không cấp vốn đầu tư đối với nhưng chương trình, dựán màảnh hưởng đến sựphát triển kinh tếcủa tỉnh.

Hai là, tiếp tục hoàn hiện phương pháp cấp phát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đối với các chương trình, dự án đầu tư và công trình mà nguồn vốn do ngân sách nhà nướcdành cho đầu tư phát triển. Việc cấp phát

vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nên tập trung giao cho ngành tài chính thực hiện, thông qua hệthống kho bạc nhà nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung, quản lý vốn, cấp phát và nhận vốn của các chủdự án đầu tư phát triển, Thời gian cấp phát vốn nên căn cứ vào tiến độ và kết quả của những chương trình, dự án, căn cứvào thời vụ, đặc điểm sinh trưởng của cây con để đáp ứng kịp thời nhu cầu vềvốn đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất của những chương trình và dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Ba là, nhằm khắc phục tình trạng nhiều khâu trung gian, là cơ sởgây nên tình trạng phân tán và thất thoát vốn, toàn bộ lượng vốn đã có kếhoạch đầu tư cho các dựán đầu tư thuộc tỉnh, nên giao cho tỉnh quản lý, giám sát, phân bổvà sửdụng. Việc giao vốn đầu tư cho tỉnh quản lý và sửdụng theo luận chứng kỹ thuật đã được các bộ, ngành hữu quan thẩm định sẽ có hiệu quả hơn. Bởi lẽ, bộmáy chính quyền địa phương sẽlàcơ quan quản lý hiểu rõ nhất vềmọi mặt tình hình của địa phương, đặc biệt là sựam hiểu về đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây con, am hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân, khảnăng sản xuất kinh doanh của bà con các dân tộc đểphân bổkịp thời và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có hiệu quả.

Bốn là,đểkhắc phục tình trạng vốn đầu tư bịdàn trải kéo dài, cần thực hiện nghiêm quy định về tiến độvà thời hạn hoàn thành, có sựgiám sát của uỷ ban nhân dân. Hàng năm, trong kếhoạch, tỉnh bố trí đủvốn bảo đảm tiến độxây dựng công trình dở dang trước khi đặt ra.

Năm là, cải tiến quy trình cấp phát vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước tỉnh.

Quy trình cấp phát vốn cầnđược thực hiện như sau:

i)Điều kiện cấp phát vốn đầu tư pháttriển từ ngân sách nhà nước.

Phải có đầy đủthủtục đầu tư và xây dựng: thủtục đầu tư xà xây dựng là những quyết định, các văn bản... của các cấp có thẩm quyền cho phép được đầu tư theo chương trình phát triển kinh tế- xã hội củađịa phương.

Dự án đầutư phải được ghi vào kếhoạch vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nướctrong năm của nhà nước.

Phải có ban quản lý dự án được thành lập theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Đã tổchức đầu thầu và tuyển chọn tư vấn, mua sắm vật tư, thiết bịxây lấp theo đúng quy chế đấu thầu của nhà nước.

ii) Những căn cứ đểcấp phát vốnngân sách nhà nướcđầu tư phát triển.

Đối với dự án quy hoạch ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, phải có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành; dự tính chi phí được cấp do cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định thành lập dựán, quyết định bổnghiệm trưởng ban, kế toán trưởng; hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu; kếhoạch đầu tư và kếhoạch cấp phát vốn quy hoạch hàng năm.

Đối với dự án chuẩn bị đầu tư, phải có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư; dự tính chi phí đầu tư được duyệt, quyết định giao nghiệm vụ của chủ đầu tư, hợp đồng kinh tế ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu, kếhoạch chuẩn bị đầu tư trong năm do cấp có thẩm quyền ra, kếhoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư trong năm.

Đối với dựán thực hiện đầu tư:

+ Phải có báo cáo nghiên cứu khảthi và quyết định đầu tư.

+ Tổng dự toán và quyết định phê duyệt tổng dự toán, dự toán từng hạng mục công trình.

+ Hợp đồng kinh tếgiữa chủ đầu tư các nhà thầu.

+ Có quyết định thành lập ban quản lý dựán, bổnhiệm trưởng ban, kế toán trưởng.

+ Kếhoạch đầu tư hàng năm của dựán, do cấp có thẩm quyền giao.

+ Có giấy phép sửdụng.

-Đối với cấp phát thanh toán vốn, từng lần vốn cấp phát cùng với giấy

đềnghịcấp phát, thanh toán chủ đầu tư gửi đến SởKếhoạch và Đầu tư và các tài liệu liên quan theo quy định của nhà nước.

Căn cứ vào quy định trên, SởKếhoạch và Đầu tư thẩm tra tính hợp lý, hợp pháp của thủtục, nhất là bộ hoá đơn chứng từphải theo đúng quy định về quản lý hoá đơn chứng từdo Bộ Tài chính ban hành. Sau đó làm thủtục cấp phát vốn cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, còn phải thực hiện tốt chế độkiểm tra báo cáo, SởKếhoạch và Đầu tư có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư tạmứng cấp phát đúng mục đích chế độ, có hiệu quả. Sau khi tạmứng, SởKế hoạch và Đầu tư phải phân công các phòng chức năng kiểm tra giám sát việc sửdụng vốn đầu tư các dựán nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của chủ đầu tư đểxử lý theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)