Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41 - 44)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.4. Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần

tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao độngở địa phương.

Vốn là một trong những yếu tố đầu vào của nền kinh tế. Vốn chỉcó thể sửdụng được khi có yếu tố lao động, một yếu tố đầu vào khác không thểthiếu của quá trình sản xuất, đầu tư. Do đó, vốn từ ngân sách nhà nước được đưa vào sửdụng cho đầu tư phát triển sẽkéo theo nhu cầu cầu về lao động. Theo đó, có nhiều chỗviệc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương và cho nền kinh tế.

Hai là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có vai trò làm tăng tổng cầu và kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương và kinh tế quốc gia trong ngắn hạn.

Cũng tương tự như ở phạm vi quốc gia, xét trên phạm vi một tỉnh, cầu tiêu dùng tại địa phương cũng bao gồm cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, cầu chi tiêu cho đầu tư của tư nhân, tiêu dùng của chính quyền địa phương cho hàng hoá dịch vụ và xuất nhập khẩu của địa phương. Tuy nhiên, cầu đầu tư của tư nhân ở địa phương một tỉnh là một yếu tố rất khó đoán định. Nó có thể tăng lên do chính nội lực ở địa phương đó, do các doanh nghiệp tại địa phương đó mởrộng đầu tư. Nó có thể tăng lên do các doanh nghiệp ở tỉnh khác chuyển tới đầu tư,… tình hình ngược lại cũng tương tự khi đầu tư của tư nhân giảm. Khi vốn từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được sửdụng đầu tư cho cáccông trình đầu tư phát triển như đường sá, cầu cống, các công trình thuỷlợi,…phục vụ cho kinh tếtỉnh. Theo đó, nhu cầu về vật tư nguyên, nhiên vật liệu cho các công trình đó tăng lên.

Những nhu cầu này kích thích các ngành sản xuất nguyên nhiên vật liệu trên địa bàn tỉnh và trong cả nước tăng lên (tác động sốnhân). Nhu cầu sản xuất các ngành đó tăng lên làm tăng tổng cầu và có tác động kích thích tăng trưởng kinh tếcủa địa phương và của nền kinh tế cả nước trong ngắn hạn. Mặt khác, tác động tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động cũng kích thích tiêu dùng của dân cư và có tác động kích thích cầu sản xuất

và đầu tư tại địa phương và của cảnền kinh tế tăng lên.

Ba là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có tác động thu hút đầu tưtừ các địa phương khác và từ nước ngoài.

Các công trình kết cấu hạtầng kỹthuậtở địa phương, thường được đầu tư xây dựng từvốn ngân sách nhà nước, tạo ra một hệ thống kết cấu hạtầng kỹthuật tốt tại địa phương. Hệthống kết cấu hạtầng kỹthuật tốt cótác động thu hút các nhà đầu tư ởtỉnh bạn hoặc nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại địa phương. Điều đó, đến lượt nó, có tác động tạo việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tếtại địa phương.

Bốn là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có tác động làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế địa phương và góp phần tăng năng lực sản xuất của của nền kinh tế cả nước, tăng tổng cung của nền kinh tếtrong dài hạn.

Vốn ngân sách nhà nước sửdụng cho đầu tư phát triển của chính quyền tỉnh thường được tập trung cho các công trình lớn như đường sá, cầu cống, các công trình thuỷlợi,trồng rừng,... Các công trình này khiđược đưa vào sử dụng sẽ có tác động làm tăng năng suất lao động của địa phương, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế địa phương.

Mặt khác, vốn ngân sách nhà nước được sửdụng để đầu tư vào vốn con người, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động, nâng cao chất lượng nhân lực địa phương. Điều đó không chỉ làm tăng năng suất lao động của kinh tế địa phương mà còn có thể làm thay đổi nền kinh tế địa phương về mọi mặt, tạo gia tốc cho nền kinh tế địa phương.

Theo đó, góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế cả nước, tăng tổng cung trong dài hạn.

Năm là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có tác động cải cách cơ cấu ngành.

Vốn từ ngân sách nhà nước được sử dụng đầu tư phát triển có tác động lan toả, kích thích các ngành nghề khác phát triển như dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng,… Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được sửdụngđầu tư tại địa phương nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Kinh tế địa phương phát triển theo hướng tiềm năng, lợi thế riêng sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước. Một cơ cấu kinh tế hiệu quả sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế địa phương và kinh tếcả nước trong dài hạn.

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)