Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
3.2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà
3.2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý vốnđầu tưphát triển từngân sách nhà nướcở tỉnh Sa La Văn
Trong giai đoạn 2006 - 2012, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn được thực thi trong bối cảnh hệthống pháp luật vềquản lýngân sách nhà nước và quản lý dự án đầu tư đãđược tiếp tục hoàn thiện một bước. LuậtNgân sách nhà nước sửa đổi, bổsung có hiệu lực từ2006, Luật Đầu tư nhà nước 2009, Luật Khuyến khích đầu tư 2009 cũng lần lượt ra đời. Đây cũng là giai đoạn thực hiện phân cấp mạnh giữa trung ương và địa phương, việc phân bổvốn đầu tư phát triển cho các địa phương được thực hiện thống nhất theo hệ thống tiêu chí do Chính phủ ban hành.
Những chuyển biến đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương nói chung và tỉnh Sa La Văn nói riêng thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướctrên địa bàn.
Từ2006đến 2007, phân cấp quản lý vốnđầu tưphát triển từngân sách
nhà nước ởtỉnh Sa La Vănđược thực hiện theo Quyếtđịnh 58/CP, ngày 22 tháng 5 năm 2002.
Từ2008, việc phân cấp quản lý vốnđầu tưphát triển từngân sách nhà nướcđược thực hiện theo Quyết định số45/2008/QĐ- UBND vềthẩm quyền quyết định và trách nhiệm quản lý các dựán sửdụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh như sau:
i) Uỷban nhân dân tỉnh quyết định các dự án đầu tư đã có trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành được duyệt hoặc đã có chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Theo đó, uỷban nhân dân tỉnh quản lý các dựán nhóm A, B và C.
Nhóm A gồm các dự án khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thuỷlợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạtầng, thiết bị, y tế, sản xuất vật liệu, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thịthuộc các khu đô thị, trị giá từ50 tỷkíp trởxuống.
Nhóm B gồm các dự án văn hoá, giáo dục, kho tàng, du lịch, thể dục thểthao, trịgiá từtrên 10 tỷ kíp đến 20 tỷkíp.
Nhóm C gồm các dựán y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, du lịch, thểdục thểthao, giá trịtừ10 tỷkíp trởxuống.
ii) SởKếhoạch vàĐầu tư và SởTài chính quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C, phù hợp với quy hoạch được duyệt của Uỷban tỉnh. Những cơquan nàyđược phân cấp quản lý vốnđầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại các dự án nhóm B và C như sau:
Nhóm B gồm các dựán công nghiệp nhẹ, công viên, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng, chế biến nông, lâm sân, trịgiá từ10 tỷkíp trởxuống.
iii) Uỷban nhân dân huyện quản lý vốnđầu tưphát triển từngân sách
nhà nướcởcác dựán thuộc nhóm A, B, C và có giá trịtừ5 tỷkíp trởxuống.
Nhóm C gồm các dự án giao thông như đường, cầu, phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các trường phổthông nằm trong quy hoạch, y tế, văn hoá, sản xuất nông - lâm nghiệp, có giá trịtừ3 tỷkíp trởxuống.
Chủ đầu tư (cơ quan cấp phát vốn đầu tư) trực tiếp quản lý thực hiện dựán, có trách nhiệm sửdụng có hiệu quảvốn đầu tư, thực hiện đầy đủcác nội dung quy trình vềquản lý tài chính: phải bồi thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng phí vốn đầu tư của nhà nước, bịtruy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.
Từnăm 2009 đến nay, tỉnh Sa La Văn thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo quyết định số 8/CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 Theo quy định tại Quyếtđịnh này, uỷban nhân dân tỉnh quản lý vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước tại các dựán nhóm A, B, C và có giá trịtừ100 tỷkíp trởxuống. SởKếhoạch vàĐầu tư được phân cấp quản lý các dựán thuộc nhóm A, B, C có giá trịtừtrên 20 tỷ đến dưới 100 tỷ kíp. Uỷ ban nhân huyện được quyền quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại các dựán thộc ba nhóm A, B, C và có giá trịtừ20 tỷkíp trởxuống.
Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Bên cạnhđó, người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dựán nhóm B. Chủtịch uỷban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷquyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, chủtịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xãđược quyết định đầu tư các dự án có sửdụng nguồn vốn hỗ trợtừngân sách cấp trên.
3.2.2.2. Thực trạng lập kếhoạch và phân bổvốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn
* Vềthực trạng lập kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La văn được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch đầu tư của tỉnh. Các kế hoạch này được xây dựng dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và của của vùng. Dođó, có thểnói, việc xây dựng kếhoạch vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Vănđược xây dựngđểcó thể đápứng yêu cầu thực hiện Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế- xã hội tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Nam Lào đến năm 2020.
Hiện nay, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, kếhoạchđầu tư của tỉnh và kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướctrên địa bàn tỉnh SaLa Văn được thực hiện theo một sốquyếtđịnh của Thủtướng Chính phủnhưQuyết định số271/CP, ngày 20/4/2006, của Thủ tướng Chính phủvề Phê duyệt "Điều chỉnh, bổsung Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế- xã hội các tỉnh đến năm 2020"; Quyết định số 75/CP, ngày 20/9/2008, của Thủ tướng Chính phủvềviệc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định 231/CP, ngày 8/9/2010, của Thủ tướng Chính phủphê duyệt quy hoạch phát triển vành đai kinh tế vùng miền Nam đến năm 2020; Quyết định số 2525/CP ngày 14/9/2012, của Thủ tướng Chính phủphê duyệtđiều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỉnh Sa La Văn đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2010.
Những văn bản quan trọng này là cơ sở để định hướng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong kếhoạch, vốn đầu tưphát triển của tỉnhđược tập trung cho các dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh, đã và đang được triển khai, như dự án đường quốc lộ 15A Na Phong - Sa La Văn, dự án đường quốc lộ 15B Sa La Văn- cửa khẩu Ra Lay, đường Quốc lộH1 Bản Beng - Thà Teng, xây dựng mới tuyến đường ven sông Mê Kông, sông Xe Nuan
- Kham Tự, đường Khong Xe Đon - Lào Ngam, đường Ka Tao - Tum Lan, và các đường trục, đường thị xã 8 huyện, Tham Phuong (cửa khẩu Lào - Thái Lan), Trường Đại học sự phạm, Trường trung học nghệ nghiệp, trường phổ thông dân tộc... Các dự án này, mặc dù nằm trên địa bàn tỉnh nhưng đều là các dự án có ý nghĩa vùng, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của vùng kinh tế trọng điểm Nam Lào. Ngoài ra, Sa La Văn cũng đang đề xuất đưa vào quy hoạch một số dựán lớn của tỉnh, như Dự án Khai thác mỏ vàng, bạc, than, đá vôi, xây dựng thuỷ điện Xe Sét 2....
Theo quy định hiện hành, hàng năm từ cuối quý II trở đi, là thời gian xây dựng kếhoạch kinh tế- xã hội và kếhoạch ngân sách cho năm sau. Ởcấp tỉnh, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch ngân sách, Sở Kế hoạch vàĐầu tư là đơn vịchủtrì xây dựng kếhoạch kinh tế- xã hội.
Kếhoạch chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (trongđó có kế hoạch vốn đầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước) được lập trong quy trình lập ngân sách. Việc lập kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước vẫn được thực hiện theo cách truyền thống. Kếhoạch vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước của năm sau được xácđịnh trên cơ sởxem xét tình hình thực hiện vốn đầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước của năm trước và nhu cầu của năm kếhoạch. Hằng năm, SởTài chính tỉnh chủtrì phối hợp với các huyện, thị, các đơn vị dự toán ngân sách tiến hành lập dựtoán thu chi ngân cách cho từng cấp và lập dựtoán ngân sách cho toàn tỉnh. SởTài chính chủtrì tham mưu cho uỷban nhân dân tỉnh bảo vệkế hoạch ngân sách của tỉnh với BộTài chính.
Sau khi kỳ họp Quốc hội cuối năm quyết định ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương.Sốliệu kếhoạch và dựtoán do BộKếhoạch và Đầu tư và BộTài chính thông báo cho tỉnh chính là nhiệm vụtài chính - ngân sách của địa phương trong năm kếtiếp. Tại địa phương, uỷban nhân dân tỉnh sẽtiến hành phân bổvà quyết định ngân sách cho các đơnvịtheo phân cấp.
Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, việc lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn được thực hiện khá tốt. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh được xây dựng đã bám sát kếhoạch và yêu yêu cầuđầu tưphát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, việc lập kế hoạch ngân sách (trong đó có kế hoạch chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước) trên địa bàn tỉnh vẫn được thực hiện theo cách làm truyền thống, nên vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào các vấn đề chi tiêu trước mắt. Giữa lập kế hoạch vón đầu tư phát triển và kế hoạch tài chính không có sự liên kết chặt chẽ.
* Vềthực trạng phân bổvốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcở tỉnh Sa La Văn
Việc phân bổ vốn được thực hiện trong khâu lập kếhoạch và giao chỉ tiêu kế hoạch. Sau khi kỳ họp Quốc hội cuối của năm thông qua kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, Bộ Tài chính sẽ thông báo dựtoán ngân sách nhà nước cho tỉnh, BộKếhoạch và Đầu tư sẽthông báo kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướccho địa phương.
Từ năm 2006 - 2007, ởtỉnh Sa La Văn, căn cứ vào kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho tỉnh, Sởkếhoạch và Đầu tư tiến hành rà soát, dựkiến phân bổvốn cho phù hợp với kế hoạch vốn được giao, hoàn chỉnh kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, trình uỷban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong kỳhọp cuối năm. Sau khi kếhoạch phát triển kinh tế- xã hộiđược phê duyệt, uỷban nhân dân tỉnh tiến hành giao chỉ tiêu cho các địa phương, đơn vịtổchức thực hiện.
Nguồn vốn ngân sách trung ương điều chuyển cho tỉnh chủ yếu vẫn do cấp tỉnh phân bổ (SởKế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì). Việc bổ sung vốn chỉthực hiện đối với một sốnguồn vốn bổsung mục tiêu và vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
Giai đoạn 2008 - 2010, việc phân bổ vốn ngân sách trung ương được thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mứcđược quy định tại Quyết định 58/2002/CP ngày 22/5/2002 của Chính phủ. Quyết định này quy định các tiêu chí vàcách tính điểm của từng tiêu chí. Căn cứ vào quy định này, các địa phương cụthể hoá thành bộ nguyên tắc, tiêu chí và số điểm của địa phương mình. Ởtỉnh Sa La Văn, uỷban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầutư phát triển từnguồn vốn ngân sách nhà nước,được quyđịnh tại Quyếtđịnh 25/CP, ngày 14 tháng 2 năm 2008.
Giai đoạn 2010-2012, theo Quyết định 45/QĐ-UBND, ngày 10/8/2008, vốn đầu tưphát triển được phân bổnhiều hơn cho cấp huyện. Theo đó, cấp huyện cònđược phân bổ kinh phíngân sách nhà nước bổ sung cho các công trình, dựán do huyện làm chủ đầu tưnhưngngân sách nhà nước huyện không đủcânđối, bổ sung cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Phần vốn bổsung này, trung ương hỗtrợ20% phần còn lại 80% do cấp tỉnh hỗtrợ.
Trong tổng số thu ngân sách nhà nước ở huyện, bình quân, số ngân sách nhà nước mà các huyện được để lại và có quyền phân bổ với tỷ lệ là 30%. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách nhà nước cho cấp huyện còn được xác định trên cơ sở số điểm tính theo các tiêu chí cơ bản của huyện như dân số, diện tích tựnhiên, tỷlệhộnghèo, mức thu nội địa, số đơn vịhành chính, sốxã vùng cao,đặc biệt khó khăn. Vì vậy, việc phân bổ vốn được thực hiện một cách khách quan hơn, phù hợp với điều kiện và nhiệm vụkinh tếchính trị của từng huyện, hạn chếphát sinh tiêu cực do cơ chếxin -cho như trước đây.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Sa La Văn có nhiều nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển. Hầu hết các nguồn vốn đều có địa chỉ đầu tư theo quy định, không thể điều chuyển vốn từnguồn này sang nguồn khác và ngược lại, mà chỉcó thể điều hoà trong nội bộnguồn. Riêng nguồn vốn ngân sách trung ương có thểphân bổlinh hoạt hơn, song do nguồn vốn có hạn trong khi nhu cầu đầu tư các dựán của tỉnh lớn, nên chủyếu cũng dành cho đầu tư các dựán do
địa phương quản lý.
Trong thời gian qua, tỉnh Sa La Văn đã thực hiện tốt việc giao sớm chỉ tiêu kế hoạch. Cho đến nay, cả cấp tỉnh và cấp huyện đều thực hiện giao kế hoạch ngay từ tháng 12 năm trước đểkhông làm chậm thời gian thực hiện của các địa phương, đơn vị. Đây là một bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý vốnở Sa La Văn.
Tuy nhiên, việc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chưa thểhiện rõ nét những ưu tiên của tỉnh. Việc sửdụng vốn vẫn chưa quan tâm đầy đủtới kết quả đầu ra của quá trìnhđầu tư.Việc đánh giá, phân tích và dựbáo nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn rất hạn chế.
3.2.2.3. Thực trạng tổchức thực hiện kếhoạch vốn đầu tư phát triển từngân sáchnhà nướcởtỉnh Sa La Văn
Sau khi kếhoạch vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nướcđược phê duyệt và phân bổvốnđầu tưphát triểnđược thực hiện, uỷban nhân dân tỉnh Sa La Vănđã tổchức quản lý, triển khai thực hiện kếhoạch đầu tư phát triển và kếhoạch vốnđầu tưphát triển của tỉnh. Ban quản lý đầu tư ở các sởthực hiện giám sát việc sửdụng ngân sách dành cho đầu tư phát triển.
Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đã được bố trí cho các chương trình mục tiêu, các dựán, các công trình đã được xác định trong kế hoạchđầu tưcủa tỉnh.
Tuy nhiên, việc thực hiện kếhoạch vốn đầu tưphát triển từngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La văn còn một sốhạn chế.
Một là, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thường thực hiện chậm hơn nhiều so với tiến độ thi công.Ởtỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào, chỉtiêu vềvốn thường được thông qua chính thức vào quý II, nhưng việc cấp phát thường được thực hiện trong quý III hoặc là cuối năm. Điều đó đã dẫn tới tình trạng, nhiều công trìnhđãđược hoàn thành, nhưng việc thực hiện giải ngân vốn không hết.