Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Cao Bằng - Việt Nam
Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh có tiềm năng tựnhiên trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong giaiđoạn 2006 -2012, tăng trưởng kinh tếbình quân của tỉnh là 12,05%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân tăng 29%/năm. Để đạt được điều này, Cao Bằng đã thực hiện một sốbiện pháp sau:
Một là, tỉnh đã xây dựng kếhoạch đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.
Chủ trương này được thểhiện trong nội dung định hướng của Đảng bộtỉnh.
Nghịquyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ XVI đã xácđịnh mục tiêu tổng quát:
"Tạo một bước phát triển mới vềkinh tế- xã hội cao hơn nhịp độphát triển của những năm trước đây, đưa tỉnh từng bước thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, chậm phát triển, cải thiện rõ rệt hạtầng kinh tế - xã hội,ổn định dân cư, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng năng lực lãnhđạo, chỉ đạo của tổchức đảng, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, giữvững an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội, góp phần bảo vệvững chắc chủ quyền biên giới quốc gia".
Hai là, lập kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm hiện hành, các huyện, thị và các cơ sở, ngành trên địa bàn tỉnh tiến hành xây dựng nhu cầu đầu tư, các dự án trên địa bàn, lĩnh vực cho ngành mình quản lý. Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, các đơn vị tiến thành bảo vệ kế hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh. Sởkếhoạch và đầu tư tiến hành đánh giá, phân tích và tổng hợp nhu cầu đầu tư của các huyện, thị, sở, ngành đểlập kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Ba là, vềphân bổvốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước
Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch năm sau được xác định trên cơ sở xem xét tình hình thực hiện năm trước và nhu cầu của năm kế hoạch. Kếhoạch vốn đầu tư phát triển (nằm trong kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm), sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành phân bổ cho các địa phương. Nguồn vốn ngân sách trung ương chủ yếu vẫn do cấp tỉnh phân bổ. Việc phân cấp phân bổ
vốn chỉ thực hiện đối với một số nguồn vốn bổ sung mục tiêu và vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
Bốn là, kiểm tra thực hiện vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
Trong cảnhiệm kỳ, uỷban nhân dân tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện chương trình trọng tâm, đây là những chương trình có nhiều dựán sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Hàng năm, tỉnh thành lập đoàn kiểm tra thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủvềmột sốchính sách hỗtrợ đất sản xuất, đấtở, nhàở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, kiểm tra thực hiện chương trình phát triển giao thông nông thôn, thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công trình xây dựng thịxãđạt tiêu chí đô thị.
Năm là,vềbộmáy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước + Hội đồng nhân dân các cấp cụthểhoá các chủ trương, định hướng lớn của cấp uỷ liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, quyết định kếhoạch đầu tư phát triển hàng năm, ban hành nghịquyết và giao uỷban nhân dân thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế trên địa bàn.
+ SởKếhoạch và Đầu tư là đơn vịchủtrì lập kếhoạch đầu tư phát triển trong toàn tỉnh, phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu cho uỷban nhân dân tỉnh trong việc lập kếhoạch đầu tư phát triển từvốnngân sách nhà nước.
+ Sở Tài chính là đơn vị chủ trì lập dự toán ngân sách địa phương, nhiệm vụ, kế hoạch chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với SởKếhoạch và Đầu tư để tham mưu cho uỷban nhân dân tỉnh trong việc lập kếhoạch.
+ Hệ thống Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư phát triển cho các dựán, công trình, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo nguồn vốn và thủtục thanh toán cho dựán, công trình.
+ Các Ban Quản lý đầu tư là cơ quan trực tiếp quản lý, sửdụng vốn đầu tư phát triển đểgiúp chủ đầu tư thực hiện dựán, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành vềquản lý dự án đầu tư xây dựng, phối hợp với các cơ quan chức năng và nhà thầu thực hiện quản lý dựán và triển khai kếhoạch vốn đầu tư cho công trình.
+ Các sở, ban, ngành khác có trách nhiệm phối hợp với SởTài chính, SởKế hoạch và Đầu tư trong việc lập kế hoạch ngân sách, kếhoạch đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, thực hiện chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển từngân sách nhànước thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý. Cácđơn vịnày quản lý thực hiện chỉtiêu vốn đầu tư phát triển do uỷ ban nhân dân tỉnh giao hàng năm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư vềhoạt động của mình.