Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào
Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong những năm qua đã và đang tạo nên sự chuyển biến to lớn về hệ thống cơ sởvật chất kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất, đóng góp đáng kểvào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì thế đã cuốn hút sựquan tâm chú ý nghiên cứuởnhiều giác độkhác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau và đem lại những kết quả đáng trân trọng. Đến nay,ở Lào đã có một sốcông trình nghiên cứu các vấn đềcó liên
quan đến đề tài và đã được công bố dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độvà giác độ như: luận văn, luận án tiến sĩ... Dưới đây, tác giảxin tổng quan một số công trình khoa học có tính chất tiêu biểu:
1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu vềquản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển
Luận vănGiải pháp quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ởtỉnh Bo LiKham Xay của Buon Ma Bu La Lơn [102] đã tập trung nghiên cứu làm rõ một sốvấn đề cơ sởlý luận vềquản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay, trong đó có trình bày về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế và đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ởtỉnh Bo Li Kham Xay. Luận văn đã đánh giá về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bo Li Kham Xay trong những năm qua ở cả giai đoạn trước cấp phép và sau cấp phép, trong đó luận văn phân tích tác động của vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế đến phát triển kinh tế- xã hộiởtỉnh Bo Li Kham Xay và phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế, luận văn chỉ ra những thành công và hạn chếtrong quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay. Từ đó đề xuất các định hướng và các nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bo Li Kham xay trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn Quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầngởtỉnh Sa La văn của Buon Thôm Phôm Ma Vông Si [103]đã làm rõ lý luận về đầu tư, vốn đầu tư, phân tích, đánh giá về cơ chếquản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh Sa La Văn, đặc biệt là vùng lãnh thổ nói chung, địa bàn tỉnh Sa La Văn nói riêng. Từ đó, đềxuất các giải pháp, đặc biệt là giải pháp về quản lý vốn đầu tư phát triển kinh tế cơ sởhạtầng ởtỉnh Sa La Văn nói
riêng trong những năm tới.
Trong cuốn Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thônởCHDCND Lào hiện nay [117], Tiến sĩ Phêng Pha Văn Đao Phon Cha Rơn đã nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội của CHDCND Lào. Lào vẫn còn thiếu vốn đầu tư, khả năng tích luỹnội bộcủa nền kinh tếcó hạn, không đủ đáp ứng nhu cầu vốn to lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc sửdụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là quan trọng. Luận án đã phân tích các nguyên nhânảnh hưởng, hạn chế, từ đó đềxuất các giải pháp chủyếu đểnâng cao hiệu quảsử dụng vốn đầu tư nhà nước vào CHDCND Lào đểphát triển kinh tế- xã hội nông thôn.
1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu vềquản lý ngân sách nhà nước trong phát triển
Luận án Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ởCộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Pang Thong Luổng Văn Xay [116] đãđi sâu nghiên cứu lý luận về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm gần đây. Các dữliệu về ngân sách nhà nước cũng như thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là những gợi ý có thể tham khảo trong luận án. Những kiến nghịcủa luận án gợi mởý tưởng về cân đối ngân sách nhà nước liên quan đến việc quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước. Ngoài ra, có thể kế thừa các nghiên cứu về thực trạng kinh tế ở Lào.
Song hướng tiếp cận của Pang Thong Luổng Văn Xay khác biệt với hướng tiếp cận trong luận án này.
Luận án Vai trò của tài chính nhà nước trong phát triển kinh tếhàng hoá ởCộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay của ChứPhôm Vay Say [109] đã phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế, đánh giá thực hiện giải pháp tài chính vềvốn đầu
tư phát triển của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực vềsửdụng tài chính trong phát triển kinh tế. Từ đó, tác giả đề ra giải pháp tài chính chủyếu nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tếtại Lào đến 2010 như: hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, chính sách tiền tệ- tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, theo dõi diễn đàn lý luận kinh tế ởLào cho thấy, hiện nay ít có các bài tạp chí hoặc sách nói về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn. Việc nghiên cứu cải cách đổi mới hệthống quản lý ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện bởi các cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước và chủyếu phục vụhoạt động xây dựng luật.
1.2. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN
Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả chính của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước, có thểrút ra một sốkết luận sau đây:
Thứnhất, chủ đềquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcở Lào được sựquan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, nhiều cơ sởnghiên cứu khoa học và bản thân các nhà khoa học. Đồng thời một số nghiên cứu sinh cũng đã lựa chọn chủ đề quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước làm nội dung nghiên cứu của luận án.
Kết quả nghiên cứu của các cá nhân và tập thể nói trên đã có những đóng góp lớn cho việc nhận thức những vấn đềlý luận và thực tiễn của quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcở nước Lào như kinh nghiệm của các nước trên thếgiới có giá trịtham khảo đối với Lào; quan niệm về đầu tư, vốn đầu tư phát triển, ngân sách; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư; những vấn đềvềphân cấp đầu tư, phân cấp ngân sách.
Kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên là cơ sở quan trọng
cung cấp những thông tin cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở nước Lào. Đồng thời là những tư liệu quý hỗ trợ rất quan trọng cho nghiên cứu sinh có thểkếthừa.
Thứ hai, có một số vấn đề hiện nay chưa thực sự thống nhất trong nhận thức và cũng chưa được lý giải nhiều. Cụthể: i) vấn đềphân cấp, phối hợp giữa trung ương với địa phương, giữa vùng - lãnh thổ, giữa địa giới hành chính và không gian kinh tế; ii) vai trò của Nhà nước địa phương đối với quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; Lĩnh vực nào nhà nước nên đầu tư, lĩnh vực nào tư nhân nên đầu tư, lĩnh vực nào hợp tác công - tư; iii) Đẩy mạnh việc áp dụng mô hình đầu tư mới nhằm thu hút nguồn lực từkhu vực tư nhân, giảm nhẹgánh nặng ngân sách nhà nước chi cho vốn đầu tư phát triển...
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước đây về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chưa đi vào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện các vấn đề:
- Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước - Nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên một địa bàn cụthể- tỉnh Sa La Văn của Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào.
- Phân tích thực trạng và tìm kiếm các giải pháp quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước gắn liền với những đặc điểm cụthểcủa tỉnh Sa La Văn.
Đó là gợi mở để đềtài luận án "Quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào"được thực hiện.
Chương 2
CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
2.1. MỘT SỐVẤN ĐỀCHUNG VỀVỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH