Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sa La Văn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 88 - 94)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sa La Văn

+ Vềvị trí địa lý vàđịa hình

Sa La Văn là một tỉnh nằm ở vùng Đông Nam của nước CHDCND Lào, có diện tích 10.6891 km2, nằm trên kinh tuyến 1030C-1050C. Phía Đông Nam tỉnh Sa La Văn giáp với tỉnh Sekong (Lào) và tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế(Việt Nam), với tổng chiều dài biên giới là 200km. Phía Tây giáp với tỉnh Ubôn, Vương quốc Thái Lan, với chiều dài biên giới là 90km. Phía Nam giáp với tỉnh Chăm Pa Săc (Lào) với chiều dài ranh giới là 175km. Phía Bắc, giáp tỉnh Sa Văn Na khệt (Lào) với chiều dài ranh giới là 275 km.

Về địa lý vàđịa hình, tỉnh Sa La Văn có thể được chia thành 3 vùng như sau:

+ Vùng miền núi, gồm 2 huyện (Tạ Ổi, Sa Muội), chiếm tới 40% diện tích toàn tỉnh. Vùng này thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.

+ Vùng cao nguyên (cao nguyên Bo La Vên) thuộc huyện Lao Ngam và một phần của các huyện lân cận (Sa La Văn, Va Pi và Khong Se Đon), chiếm tới 20% diện tích cả tỉnh, diện tích vùng này tương đối bằng và thích hợp với sản xuất nông nghiệp.

+ Vùng đồng bằng gồm 5 huyện (Sa La Văn, Va Pi, La Khon Pheng, Không Xe Đôn và Tum Lan), chiếm tới 40% diện tích cả tỉnh, vùng này nằm dọc bờ sông Xe Đon, thích hợp với việc sản xuất lúa, trồng cây lương thực.

+ Vềkhí hậu thời tiết

Tỉnh Sa La Văn nằmở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiệt độ tương đốiổn đỉnh (210C-270C). Biên độnhiệt độgiữa các mùa cũng thấp (40C-50C), chế độ mưa lớn thường kéo dài từ7-8 tháng hàng năm, lượng mưa trung bình trên bìnhđộ1.800mm-2.500mm/năm.

Ở độcao so với mặt biển 250-1.200m, Sa La Văn có điều kiện thuận lợi về khả năng phát triển các cây lương thực như lúa, cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, ca cao, lạc…

Ngoài ra, tỉnh Sa La Văn có thể phát triển các cây dược liệu, cây ăn quả, cây công nghiệp… và phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm phục vụtốt cho xuất khẩu và tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

+ Vềtài nguyền đất đai

Tỉnh Sa La Văn, có tổng diện tích đất tự nhiên năm (2013) là 1.069.100ha.

Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là 878.140ha, đất nông nghiệp là 155.751ha, đất đồng cỏ là 10.892 ha, đất thổ cư là 3.194 ha, mặt nước là 1.220ha và các loại đất khác là 18.800ha. Trong đó, đất nông nghiệp là chủyếu và được chia thành 5 đất loại: Đất trồng lúa nước chiếm diện tích là 67.800ha, đất trồng lúa nương là 4.500ha, đất trồng cây công nghiệp gồm: đất trồng cà phê là 17.126ha, trồng sa nhân là 1.524ha, đất trồng cây lương thực khác là 58.209ha. Năm 2012, bình quânđất nông nghiệp tính cho 1 hộnông nghiệp là 3,8ha, 1 nhân khẩu nông nghiệp là 0,65ha.

+ Vềtài nguyên rừng

Rừng là tiềm năng, thế mạnh kinh tế của tỉnh Sa La Văn. Diện tích rừng già 707.400ha chiếm 66%. Tổng diện tích của tỉnh diện tích rừng non là 256.300ha, chiếm 24%, diện tích rừng hỗn hợp là 4.900ha, chiếm 0,46%

của tổng diện tích đất tựnhiên của tỉnh. Ngoài rừng tựnhiên, tỉnh còn có là 5.573ha rừng trồng và được giao quyền quản lý bảo tồn rừng quốc gia. Cụ

thể, rừng bảo tồn Xê Sặp có diện tích là 59.785ha, diện tích rừng Xê Bằng Nuôn là 18.740ha, rừng Phu Xiêng Thong là 71.844ha và rừng Xê Xết có diện tích là 15.500ha [107]. Ngoài ra, còn có rừng bảo tồn của tỉnh, rừng bảo vệnguồn nước và các loại thảm thực vật phong phú, chiếm 30% diện tích tài nguyên rừng. Trong thời gian qua, nhiều loại tài nguyên rừng đã trở thành hàng hoá và tạo ra nguồn thu rất quan trọng cho tỉnh.

+ Vềtài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Sa La Văn là yếu tốquan trọng, có thể khai thác phục vụ phát triển công nghiệp trong tương lai, tạo sự thu hút các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vốn phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Trên địa bàn của tỉnh có nhiều khoáng sản quy như mỏ đất cao lanh, núi đá, mỏthan, mỏsắt, kính đá đen, khí ga tựnhiên và các loại mỏ khác, chưa được khảo sát xác định trữ lượng. Những loại khoáng sản trên nếu được khai thác sửdụng tốt sẽ tạo ra thếmạnh to lớn cho việc phát triển kinh tếtỉnh.

+ Vềtài nguyên nước

Tỉnh Sa La Văn có 30 con sông lớn và 130 suối to, nhỏ, có vị trí rất quan trọng đối với tỉnh. Phần lớn, các con sông và khe suối này đều bắt nguồn từkhu vực cao nguyên và miền núi, có độdốc cao, đổxuống đồng bằng, qua sông Xê Đôn và đổ về sông Me Kông. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều ao, hồ, đầm và mạch nước ngầm. Nước bềmặt rất phong phú, chưa bịô nhiễm chất độc hại do canh tác và sự tàn phá của chiến tranh thời xưa để lại. Vì vậy,nguồn tài nguyên nước rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như thuỷlợi, đập giữ nước, đập tràn, thảcá, công trình thuỷ điện...

+ Vềtiềm năng du lịch

Tỉnh Sa La Văn có nhiều tiềm năng lợi thế về cảnh quan tự nhiên tươi

đẹp và phong phú, có nhiều thác, sông, suối, đã trởthành khu vực du lịch nổi tiếng chẳng hạn, Thác Tạt Lọ, thác Tạt Hăng, thác Keng Ku, thác Tạt Keng Khong... Ngoài ra, Sa La Văn còn có khu di tích lịch sử, văn hoá cổtruyền và chứng tích chiến tranh như tượng Ka Đau Thực, hang động Chín Cửa, núi Phơi Lúa, núi Tương Tinh, đường mòn lịch sử của 3 nước Đông Dương (đường mòn Hồ Chí Minh). Những tài nguyên này cùng phong tục tập quán lành mạnh của các bộtộc Lào… là điều kiện thuận lợi đểphát triển thành khu du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo thêm nguồn thu nhập cho tỉnh và bảo vệ môi trường bền vững.

3.1.1.2. Điều kin kinh tế- xã hi tỉnh Sa La Văn - Vềkinh tếcủa tỉnh

Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua cũng thay đổi nhiều.

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp, còn các lĩnh vực khác chỉ mới phát triển bước đầu.

Sau nhiều năm phấn đấu thực hiện nghịquyết Đại hội Đảng bộlần thứ VII (2006 - 2012) và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhịp độ tăng GDP bình quân giaiđoạn 2006 - 2013đạt 9,6%/năm.

Bng 3.1: Nhịp độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 - 2012 Chi tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Mức tăng trưởng hàng năm

(%) 7,5 8,6 9,4 11,5 13,6 9,5 10,2

GDP bình quân đầu người

(USD/người) 433 482 510 635 710 810 923

Nguồn: SởKếhoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn [125],[126].

Bảng 3.1 cho thấy GDP bình quân đầu người trong năm 2006 chỉ đạt được 433USD/người/năm, đến năm 2012 đạt tới 923USD/1người/năm. Điều đó cho thấy mức sống của người dân trong tỉnh được cải thiện.

Bng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tếca tỉnh Sa La Văn giai đoạn 2006 - 2012 Đơn vị: % Ngành, lĩnh vực 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 - Nông-lâm nghiệp 59,98 58,00 56,77 55,44 54,10 54,81 53,92 - Công nghiệp 16,72 18,00 18,86 19,15 19,32 20,50 21,86 - Dịch vụ 23,30 24,00 24,37 25,41 26,58 26,75 26,80

Nguồn: SởKếhoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn [126], [127].

Bảng 3.2 cho thấy, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần trong giai đoạn 2006 - 2012. Trong khi đó, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên hàng năm. Đối với ngành công nghiệp, chỉsố này năm 2006 là 16,72% và đến năm 2012 đạt 21,86%. Mặc dù tỉ trọng ngành công nghiệp có sự tăng dần nhưng tốc độ tăng quá chậm. Tỉtrọng ngành dịch vụ trong năm 2006 chỉ đạt 23,30%, đến năm 2012 đã tới 26,80%.Ở đây, có thểthấy, ngành dịch vụcủa tỉnh Sa La Văn đã từng bước thay đổi, phát triển đi lên theo đúng hướng tương đối nhanh. Riêng ngành nông - lâm nghiệp đã giảm dần, từ 59,98%

trong năm 2006, đã giảm chỉcòn 53,92% trong năm 2012. Điều này cho thấy, cơ cấu kinh tếthay đổi theo hướng tích cực.

-Điều kiện xã hội

Dân sốcủa tỉnh năm 2012 là 350.000 người (nữ 220.000 người). Tỷlệ tăng dân số bình quân 3%/ năm, tăng so với năm 2006 là 12,88%. Số dân được phân bốsinh sốngở8 huyện và 606 làng. Có 2 dân tộc lớn Lào Lùm và Lào Thâng, có 10 dân tộc nhỏ: là Lào, Catang, Xuòi, Pacô, Lạvên, Taổi, Phuthai, Cađô, Nghệ, Alắc. Trong đó, chiếm tỷlệnhiều nhất là bộtộc Laolùm (67%). Các bộ tộc trên có phong tục tập quán và tiếng nói khác nhau, phần lớn là theo Đạo phật và Balamôn.

Về văn hoá, tỉnh Sa La Văn đã phát huy, bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống của nhân dân các bộ tộc, như tổ chức các hoạt động văn hoá nghệthuật trong những ngày lễlớn. Những nét đặc sắc văn hoá truyền thống

của địa phương đã được phát huy và càng tiến bộ hơn như: Lăm SaLaVan, LămPhuthai và LămKaTang. Tỉnh Sa La Văn là một trong những địa phương có văn hoá truyền thống phong phú.

Vềgiáo dục, trong thời gian qua việc giáo dục đã có nhiều thay đổi, hệ thống giáo dục đã phát triển đến vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, toàn tỉnh có 150 trường mầm non, tổng số giáo viên 320 người, có số học sinh học là 6.760 người, nữ 3.800 người, tỷlệvào học 35%, toàn tỉnh có 850 trường tiểu học, tổng số giáo viên 1.960 người, tổng sốhọc sinh 90.760 người, nữ53.000 người, tỷlệ vào học 90%. Toàn tỉnh có 80 trường phổ thông cơ sở, tổng số giáo viên 1.890 người, tổng sốhọc sinh 35.670 người, nữ 18.400 người, tỷlệ vào học 95%.

Toàn tỉnh có 3 trường trung học nghề, trường cao đẳng sư phạm và 1 trường đại học quản trị kinh doanh tư nhân. Tổng sốhọc sinh vào học trường tư nhân 1.450 người, nữ 870 người. Nhìn chung, sựphát triển vềgiáo dục thể hiện khá rõ rệt qua mỗi năm. Tuy nhiên, do điều kiện về xã hội, các trường thường nhỏvềquy mô, bốtrí phân tán, chất lượng còn yếu.

Về y tế, tỉnh đã củng cố và phát triển mạng lưới y tế xuống các địa phương. Toàn tỉnh có 8 bệnh viện và 80 trạm xá. Các làng bản nông thôn vùng sâu, vùng xa đều có hiệu thuốc, tạo điều kiện cho nhân dân các bộtộc được khám, chữa bệnh và tiếp cận nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh…

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, người mang thai và trẻ em được chú ý. Việc phòng dịch bệnh được đặc biệt quan tâm, hạn chếsựphát triển của các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, tả... Nhờ đó, tỷlệchết của các bà mẹvà trẻemởtỉnh đã giảm xuống rõ rệt, 70% dân sốtoàn tỉnh được chăm sóc y tế ởnhững mức độkhác nhau.

Về lao động thành thị, năm 2006 là 45.396 người, 2012 là 68.000 người, tăng 11,7% bình quân/năm, tương ứng lao động nông thôn là 150.690 người, chiếm tỷtrọng 87%. Con số này năm 2012 giảm xuống 68%, số lao

động phân theo ngành năm 2006 như sau: lao động nông nghiệp là 156.700 người, chiếm 70%, lao động công nghiệp là 5.400 người, chiếm 5%, lao động dịch vụ 32.500 người, chiếm 18,6%. Con số tương ứng với số lao động đó ở năm 2012: lao động nông nghiệp là 176.700 người, công nghiệp là 5.700 người, dịch vụ là 34.500 người.

Số lượng lao động ở các ngành có xu hướng dịch chuyển hàng năm:

Lao động ngành nông nghiệp giảm 11%, lao động ngành công nghiệp tăng 3,8%, lao động thương mại dịch vụ tăng 7,2%, cơ cấu lao động giữa các ngành năm 2010 như sau: Nông nghiệp chiếm 70%, công nghiệp chiếm 8%, thương mại dịch vụ 22%. Như vậy, lao động làm việc ởngành nông nghiệp còn tỷtrọng lớn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)