Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
2.2.1.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh sửdụng tổng thể các biện pháp, công cụ tác động vào quá trình phân bổvà sửdụng vốn từ ngân sách nhà nướccho đầu tư phát triển nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội trong từng thời kỳnhất định.
Khi xem xét khái niệm trên, cần lưuý một số điểm:
Một là, chủthểquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh là chính quyền cấp tỉnh. Ởmỗi quốc gia, chính quyền tỉnhđược tổchức theo mô hình riêng và có chức năng cụthể, do pháp luật quyđịnh.
ỞViệt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh,Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có chức năng chủthểquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
Hai là, đối tượng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh làngân sách nhà nước tỉnh được sửdụng cho đầu tư phát triển và các cơ quan, đơn vị, tổchức tham gia vào quá trìnhđầu tư phát triển từngân sách
nhà nước tỉnh.
Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh bao gồmngân sách nhà nước tỉnh từthu thuếvà phíởtỉnh được để lại theo quy định của Luật Ngân sách, ngân sách nhà nước trung ương điều chuyển cho tỉnh, viện trợ nước ngoài cho tỉnh. Khoản vốn viện trợ có thể do nước ngoài (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ,...) viện trợcho chính phủ và chính phủ phân bổ cho tỉnh hoặc do các tổ chức nước ngoài thông qua chính phủ, viện trợtrực tiếp cho tỉnh.
Ba là, mục tiêu quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần bảo đảm hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng lãnh thổ; góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Bốn là,phương thức và công cụquản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước bao gồm việc phân cấp quản lý, lập kếhoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, phân bổvốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước, tổchức thực hiện vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước, tổchức bộmáy, bố trí đội ngũ cán bộquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước;
kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
Năm là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được thực hiện trên một sốlĩnh vực quan trọng.
Các lĩnh vực đó bao gồm những lĩnh vực mà các phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không được phép đầu tư. Chẳng hạn, những dự án công ích có suất đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm hoặc khó thu hồi vốn như đường sá, công trình thủy điện, các dựán trồng rừng, dựán xửlý môi trường,...
Những lĩnh vực đó có thểlà các lĩnh vực mà các thành phần kinh tếkhác không muốn đầu tư. Đó là những lĩnh vực không mang lại lợi ích trực tiếp hoặc
khả năng sinh lời thấp, như đầu tư cho các dịch vụcông cộng, giáo dục phổcập tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực này thểhiện vai trò của Nhà nước trong khắc phục những khuyết tật của thị trường...
Những lĩnh vực đầu tư mang tính định hướng, dẫn dắt, hỗtrợphát triển cho toàn bộnền kinh tế địa phương. Chẳng hạn, chính quyền tỉnh có thể đầu tư xây dựng kết cầu hạtầng kỹthuậtởnhững vùng khó khăn về địa hình,đất đai, thổ nhưỡng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc... Những vùng này cần được đầu tư nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của từng vùng. Việc đầu tư của tỉnh trong trường hợp này nhằm khuyến khích và định hướng tư nhân đầu tư, thu hút các doanh nghiệp bỏvốn đầu tư vào nhằm đem lại lợi ích tổng thểcho địa phương và cho quốc gia. Hệthống hạtầng kinh tế- xã hội, đặc biệt là hệ thống đường giao thông có chức năng kết nối và tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thếmạnh của các vùng, miền đó...
Sáu là, cơ chếquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh là hệ thống các biện pháp, công cụ, cách thức chính quyền tỉnh sửdụng để quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Cơ chế đó bao gồm hệ thống pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước trung ương vềquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh; các chính sách và các quy định của chính quyền tỉnh ban hành và áp dụng riêng cho quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướctrên địa bàn tỉnh.
Bảy là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh phù hợp và thống nhất với quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp trung ương.
Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnhđược thực hiện trên địa bàn một tỉnh. Do đó, vốn đầu tư từ ngan sách hà nhà nước cấp
tỉnh được sử dụng ởphạm vi và quy mô tỉnh. Theo đó, việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh được thực hiệnởphạm vi hẹp hơn và không phức tạp như quản lý vốn này ởcấp trung ương. Mặt khác, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp trung ương do chính quyền trung ương thực hiện, đồng thời được áp dụng chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước. Trong khi đó, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, một mặt phải tuân thủ các quy định chung về quản lý của chính quyển trung ương, mặt khác, chính quyền địa phương (tỉnh) có thể được quyền quyết định theo quy định phân cấp quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, do chính quyền trung ương quy định. Một điểm cần nhấn mạnh trong quản lý vốn đầu tư từngân sách nhà nước cấp tỉnh là các quyết định quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước cấp tỉnh phải bảo đảm tính tập trung thống nhất, vì lợi ích của địa phương nhưng không mâu thẫn với lợ ích chung của quốc gia hay lợi ích của các địa phương khác.
2.2.1.2. Vai trò của quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Một là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được xác định cho từng năm và cho từng thời thời kỳ. Những mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng nhiều chính sách, trong đó, có chính sách đầu tư phát triển của tỉnh.
Mục 2.1.4 đã phân tích vai trò của vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước. Trong đó có vai trò tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương,... Đây là hai trong nhiều mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thường được đặt ra cho địa phương. Tuy nhiên,
những vai trò đó chỉcó thể được thực hiện khi có sựquản lý tốt vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Quản lý vốnngân sách nhà nướccho đầu tư phát triển được thực hiện tốt, điều đó có nghĩa là vốn ngân sách nhà nước được bơm đủ, bơm đúng chỗ, đúng lúc. Theo đó, các mục tiêu kinh tế- xã hội như tăng trưởng, việc làm,... mới có thể được thực hiện. Quản lý tốt vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm thúc đẩy đầu tư của chính quyền địa phương, kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều đó sẽgóp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương đãđược đặt ra trong từng thời kỳ.
Hai là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần nâng cao hiệu quảvốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh
Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được các cơ quan chức năng của Nhà nước cấp tỉnh xác định tính khả thi của việc bốtrí các nguồn vốn cho dự án đầu tư, đặc biệt là việc bốtrí vốnngân sách nhà nước, xác định điểm dự án đầu tư và nhu cầu sửdụng vốn, giai đoạn thực hiện vốn đầu tư nhà nước, bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác cho đầu tư, phối hợp giữa với các cơquan chức năng để thúc đẩy sửdụng các nguồn vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư để uốn nắn, chấn chỉnh nhằm mục tiêu sửdụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh còn hạn chếtình trạng thất thoát lãng phí, tham nhũng trong quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả vón đầu tư từ phát triển từngân sách nhà nước tỉnh.
Trong nền kinh tếthịtrường, Nhà nước quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh phù hợp với cơ chế thịtrường, đồng thời, qua đó, nhà nước (chính quyền tỉnh) hạn chế những khuyết tật của thị
trường trong hoạt động đầu tư phát triển. Điều đó sẽ góp phần đảm bảo nguồn lực củađịa phương, củađất nướcđược sửdụng tốt. Tuân thủ cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói riêng.
Điều đó thể hiện sự phối hợp gữa nhà nước và thị trường trong phân bổ nguồn lực. Bên cạnh đó, qua hoạt động quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, Nhà nước cấp tỉnh còn hạn chế những khuyết tật, những hạn chế của kinh tếthị trường như cạnh tranh thiếu lành mạnh trong giao nhận thầu công trình, hủy hoại tài nguyên, môi trường... Đây là điều kiện để vốn đầu tư phát triển, một nguồn lực quan trọng của địa phương, củađất nướcđược sửdụng tốt.
Ba là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh có vai trò định hướng cho các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế địa phương, thúc đẩy việc sửdụng các nguồn lực vốn đầu tư phát triển của một cách hiệu quả.
Ngayở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các cơ quan chức năng của Nhà nước đã phải tiến hành thẩmđịnh tính khảthi của việc bốtrí các nguồn lực cho vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là việc bốtrí vốnngân sách nhà nước, xác định địa điểm xây dựng, nhu cầu sửdụng đất. Giai đoạn thực hiện đầu tư, nhà nước bảo đảm vốnngân sách nhà nước và các nguồn lực khác cho thực hiện đầu tư, phối hợp giữa các cơ quan chức năng để thúc đẩy sửdụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình vốn đầu tư phát triển để uốn nắn, chấn chỉnh, nhằm mục tiêu sửdụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn lực.
Vốnngân sách nhà nước tỉnhđược quản lý sửdụng tốt chođầu tưphát triển có vai tròđịnh hướng các hoạtđộngđầu tưphát triển từcác nguồn vốn khác vào những vùng, những lĩnh vực cầnưu tiên phát triển, mang lại lọi ích
cho các nhàđầu tưtưnhân trong nước và nước ngoài, lợi ích củađịa phương và của cảquốc gia. Theođó, thúcđẩy việc sửdụng có hiệu quảcác nguồn lực khác cho phát triển kinh tếcủađịa phương.
Bốn là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần bảođảm kỷcương, kỷluật chính sách.
Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh được thực hiện trên cơsởtuân thủpháp luật, cơ chế, chính sách, các quy định của Nhà nước trungương. Điều này bảođảm trật tựkỷcương trong thực thi pháp luật và chính sách của Nhà nước, bảođảm tính tập trung thống nhất trong quản lý vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước của cảnước, hạn chếsựrối loạn trong hoạtđộng đầu tư phát triển, trong sử dụng ngân sách cho đầu tưphát triển, bảo đảm tốiđa hóa lợi ích của tỉnh và của cả nước khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế,ổn định kinh tếvĩ mô, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Năm là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần tạo lập môi trường và điều kiện thúc đẩy việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài địa phương cho phát triển kinh tế.
Việc bảo đảm kỷ cương, kỷluật chính sách, hạn chếthất thoát lãng phí, tham nhũng trong sửdụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đảm bảo định hướng, dẫn dắt đầu tư,...của quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước cấp tỉnh chính là yếu tốquan trong tạo môi trường thu hút đầu tư phát triển từcác nguồn vốn khác trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, việc quản lý có hiệu quảvốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh bảo đảm cho các công trình dự án đầu tư phát triển có chất lượng. Điều này cũng có vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư phát triển từcác nguồn vốn khác trong xã hội.
Sáu là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
còn bảo đảm phát huy tính chủ động của cấp tỉnh trong quản lý đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nươc cấp tỉnh.
Ởcấp tỉnh, chính quyền địa phương hiểu rõđược các điều kiện thực tế của địa phương, các yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu của người dân địa phương. Nếu họ được chủ động ra các quyết định sửdụng vốn đầu tư từngân sách nhà nước, chủ động trong việc sửdụng nguồn vốn ngânsách nhà nước, các quyết định đó sẽsát hợp, phù hợp với thực tế địa phương. Theo đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nhà nước sẽ được sửdụng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của người dân địa phương.