Những thuận lợi và khó khăn đối với vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 94 - 97)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với vốn đầu tư phát triển

3.1.2.1. Nhng thun li

Tỉnh Sa La Văn có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển, dễ dàng tiếp nhậnảnh hưởng tích cực trong khu vực miền Nam Lào, dễ dàng giao thương với mọi miền đất nước và thuận lợi giao thương với nước ngoài. Chính vì thế, đây là nơi các nhà đầu tư rất quan tâm, đặc biệt sau khi tỉnh Sa La Văn xây dựng xong đường quốc lộ 15B, 15A, G20, G1 đi Việt Nam và Thái Lan.

Tỉnh Sa La Văn có tiềm năng to lớn và đa dạng về tự nhiên để phát triển kinh tếnói chung và phát triển các hình thức tổchức kinh tếtheo lãnh thổ nói riêng. Đó là khu vực xây dựng kinh tế đặc biệt và tiềm năng du lịch rất độc đáo và rất hấp dẫn để phát triển du lịch trởthành ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh.

Tỉnh Sa La Văn có vị trí đầu mối giao thông, vịtrí tiếp giáp với nước khu vực Đông Nam Á. Nếu cơ sở hạ tầng của tỉnh được nâng cấp, một số chính sách về thông quan hàng hoá được cải thiện hơn nữa thì tỉnh sẽ trở thành trung điểm trên con đường giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh của nước

láng giềng.

Tỉnh Sa La Văn có nhiều tài nguyên, hiện nay cũng như trong những năm tới, nếu tỉnh thực hiện công trìnhđầu tư khai thác mỏvàng, mỏthan, xây dựng hệthống thuỷ điện sông XêSết 1,2,3, sông XêPhôn 1,2, sông XêLaNong 1,2,3 và sông Xê Đôn 2,3,4 thì không những tỉnh có nguồn năng lượng điện dồi dào phục vụphát triển công nghiệp, dịch vụ trong tỉnh, mà còn là nguồn vốn đầu tư phát triển to lớn.

Tỉnh Sa La Văn còn có một sốmột sốnguồn tài nguyên khoảng sản có trữ lượng lớn, chất lượng khá cao, nếu đưa vào khai thác sẽtạo điều kiện cho kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển nhanh.

Tỉnh Sa La Văn có đất trồng cây cao su, cà phê, lúa, có rừng tựnhiên, thác nước, nhiều danh lam thắng cảnh, nếu đưa vào khaithác sẽtạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức tổchức kinh tếcủa tỉnh phát triển mạnh mẽ.

Những điều kiện này tạo thuận lợi cho kinh tế tỉnh Sa La Văn phát triển. Theo đó, tiềm năng thu ngân sách nhà nước và vốnngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển rất lớn, Mặt khác, nhu cầu và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh cũng rất lớn, đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, trong đó, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chiếm vịtrí quan trọng.

3.1.2.2. Những khó khăn

Tuy lợi thếlớn và bước đầuđã tạo ra được phát triển tương đối trên thực tế, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn đặt ra cho tỉnh Sa La Văn:

Tỉnh Sa La Văn có vị trí nằmở vùng sâu, vùng xa, không có đường giao thông lớn chạy qua, nên phát triển dịch vụ, lưu thông hàng hoá trong và ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn, rất là khu vực miền núi với cơ sở hạ tầng nông thôn chưa phát triển. Nông dân sống phân tán, hầu hết phụ thuộc vào tự nhiên. Sản xuất mang tính tựcung, tự cấp, khai thác tựnhiên một cách bừa bãi, gây tổn hại đến môi trường ngày càng nghiêm trọng. Việc phát rẫy làm nương, du canh, du cư của một số bộ tộc, đồng bào miền núi còn tiếp

diễn. Mạng lưới điện, hệthống dịch vụvận chuyển hành khách, mạng lưới y tế, giáo dục, văn hoá… còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chưa được mở rộng. Chợ nông thôn chưa phát triển. Sốdoanh nghiệp và doanh nhân còn ít.

Sựhợp tác, liên doanh, liên kết còn chậm. Hiện tại, nguồn vốn đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, cân đối thu, chi chênh lệch lớn, nên chủyếu trông chờ vào nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung ương và nguồn vốn nước ngoài. Hơn thếnữa, hiện nay, tỉnh còn thiếu nhiều lao động có trìnhđộtay nghề cao. Số lượng lao động làm nông nghiệp chiếm 70%, chỉ có 8% lao độngởkhu vực công nghiệp, 22% làm ở thương mại dịch vụ. Qua điều tra của tác giảvềchủthể tham gia đầu tư phát triển kinh tế- xã hộiởtỉnh Sa La Văn, các nhà đầu tư còn ít. Các cơ sởcông nghiệp chếbiến nông sản và dịch vụ, thương mại chưa phát triển, nhỏlẻ, tựphát. Những vấn đề khó khăn lớn đối với tỉnh đểthực hiện chuyển dịch kinh tế lạc hậu sang kinh tếhàng hoá là nguồn vốn đầu tư thiếu, nguồn nhân lực thấp, trình độ quản lý đầu tư kém… Đây là yếu tố tác động quan trọng tạo nên sựthành bại trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáởtỉnh Sa La Văn.

Do trìnhđộ phát triển kinh tế kém, thu nhập của đại đa sốhộ gia đình và tổchức kinh tếcòn rất thấp nên khả năng tích luỹrất hạn hẹp. Vốn tích luỹ để đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng rất nhỏ, nguồn vốn chủyếu phụthuộc vào bên ngoài. Chẳng hạn, trong đầu tư phát triển, hơn 50% là vốn viện trợ, vay và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, nợnần nước ngoài ngày một tăng lên, nguồn dựtrữngoại tệvẫn còn thấp. Đây là một khó khăn rất lớn của tỉnh Sa La Văn trong hiện tại và những năm trước mắt, trong đó có khó khăn cho quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói riêng.

Việc quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, tính năng động của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức nhiều hạn chế, nảy sinh hiện

tượng thừa, thiếu cán bộ. Việc ban hành và thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa nghiêm túc và chưa đồng bộ. Ý thức và sựhiểu biết của nhân dân cònởtrình độthấp, chưa nắm vững đường lối đổi mới của Đảng. Kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội đề ra chưa được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, đổi mới tư duy còn chậm. Một sốbộtộc còn giữnhững tập tục lạc hậu và còn hiện tượng mê tín, dị đoan, gây khó khăn cho việc phát triển khoa học và công nghệ… Điều đó đòi hỏi tỉnh Sa La Văn phải nhanh chóng giải quyết, khắc phục để thúc đẩy việc quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước tỉnh trong thời gian tới đạt hiệu quả, thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động, tăng tích luỹvà cải thiện đời sống nhân dân.

3.2. BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH SA LA VĂN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)