Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước
Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước luôn chịu sựtác
động của các nhân tố khách quan và chủ quan của chủ thể quản lý. Có thể khái quát một sốnhân tố chủ yếu sau sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước:
Một là, xu hướng mởcửa thị trường và hội nhập quốc tế
Trong điều kiện áp dụng nền kinh tế thị trường mởcửa, hội nhập; vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài sẽ xâm nhập vào thị trường quốc nội, mởra khả năngvốn đầu tư phát triển và cạnh tranh vềcung ứng hàng hóa khu vực công. Xu hướng này sẽ tác động trực tiếp đến hoạch định chính sách và nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đòi hỏi nhà nước phải xem xét phạm vi và trách nhiệm của mình trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước .
Quá trình mởcửa thị trường và hội nhập quốc tế mởra khả năng to lớn về đa dạng hóa nguồn lực đầu tư ởmỗi quốc gia, mỗi địa phương. Trong điều kiện đó, nhà nước phải khai thác tốt các yếu tốthị trường trong việc xây dựng cơ chếquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; Sựhỗtrợvà kết hợp chặt chẽ giữa vai trò điều tiết của nhà nước và sự điều chỉnh của thị trường sẽphát huy cao hiệu quảcủa việc sửdụngngân sách nhà nước, kểcả ở khía cạnh kinh tếvà cả ởkhía cạnh xã hội.
Hai là, chiến lược phát triển kinh tếxã hội
Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước luôn phục vụcho mục tiêu phát triển KTXH nói chung và sựphát triển ngành, lĩnh vực nói riêng. Do đó nhiệm vụquản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước luôn phải bám sát phục vụcác mục tiêu này kểcảvềquy mô và phạm vi đầu tư. Chẳng hạn, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phân bổchingân sách hà nước phải có sự ưu tiên cho vốn đầu tư phát triển các công trình công cộng và duy trì vận hành các công trình này.
Ba là, chính sách tài chính quốc gia
Nội dung chủyếu của chính sách tài chính quốc gia bao gồm chính sách
huy động vốn (vốn trong nước, vốn nước ngoài), chính sách thuế, chính sách sửdụng ngân sách nhà nước, chính sách tài chính đối ngoại, chính sách tài chính doanh nghiệp... việc thực thi các chính sách này sẽquyết định đến quy mô, cơ cấu nguồn lực tập trung vào tay nhà nước đến mức độ nào, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tài chính cho vốn đầu tư phát triển. Quy mô, cơ cấu nguồn lực thực cho việc vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đặt ra yêu cầu quản lý, điều tiết của nhà nước cũng như phươngthức quản lý. Trong điều kiện KTTT, xu hướng chung là Nhà nước thực hiện đa dạng hóa nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo, xoa bao cấp bất hợp lý từngân sách nhà nước; tăng tỷtrọng ngân sách cho vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực và cho các lĩnh vực văn hóa- xã hội, kết hợp với nguồn lực của nhà nước với các nguồn vốn khác nhằm phát triển mạnh mẽcác công trình công cộng; coi trọng tính hiệu qủa sửdụng nguồn lực trên cơ sở theo hướng gắn liền các điều kiện cung cấp các yếu tố đầu vào với kết quả đầu ra, tăng cường dân chủ, minh bạch và phát huy tính tựchủtài chính của nhà nước.
Bốn là, thu nhập bình quânđầu người, quy mô ngân sách nhà nước, vay nợcủa Chính phủ
Thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng đến mức độ động viên vào ngân sách nhà nước. Tình hình phát sinh chênh lệch thu nhập giữa các vùng, chi phối đến chính sách phân bổ ngân sách nhà nước, đến sự ưu tiên vềmức độ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đến khả năng đóng góp của xã hội và mức độ bao cấp của nhà nước theo vùng miền. Điều này chi phối đến quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
Mức độvốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn phụthuộc vào tình hình vay nợ (trong nước, nước ngoài) của Chính phủ. Việc sửdụng vốn vay để vốn đầu tư phát triển đòi hỏi phải dựa trên nguyên tắc cân đối tích cực, ưu tiên chovốn đầu tư phát triển các công trình công cộng, phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sửdụng vốn và cơ chếphân cấp quản lý vốn vay
phải dựa trên năng lực quản lý phù hợp đểthực hiện việc trả nợ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sửdụng đểhỗtrợthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ưu tiên, mà phần lớn trong số đó là đểthực hiện vốn đầu tư phát triển, nhất là việc xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Mặc dù được xem là thuộcngân sách nhà nước, song sửdụng vốn ODA thường chịu sựdàng buộc về điều kiện, cơ chếquản lý của nhà tài trợ, do đó cũng có những cơ chế đặc thù, không hoàn toàn theo quy định của luật ngânsách nhà nước,...
Năm là, sựphát triển của khoa học và công nghệ
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹthuật đã trởthành nhân tốtác động trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Tác động của sựphát triển khoa học công nghệ đến quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thể hiện: sựphát triển của khoa học công nghệ là điều kiện để nhà nước tiết kiệm chingân sách nhà nước cho vốn đầu tư phát triển doứng dụng công nghệmới sẽtạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình và hạgiá thành. Với một lượng kinh phí đầu tư không đổi, với sựtiến bộcủa khoa học kỹthuật có thểtạo ra kết quả lớn hơn so với công nghệcũ. Điều này đòi hỏi nhà nước phải xửlý tốt việc đổi mới cơ chếquảnlý, xác định mức chingân sách nhà nước chođầu tư phát triển phù hợp với sựphát triển của khoa học công nghệtrong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm tiết kiệmngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Sáu là, mô hình tổchức bộmáy quản lý vốn đầu tưphát triển từngân sách nhà nước và trìnhđộquản lý
Mỗi cơ chếquản lý, vận hành của hệthống chỉcó thểtồn tại gắn liền với cơ cấu nhất định của hệ thống đó. Do đó, mô hình tổchức bộmáy chi phối trực tiếp đến quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sáchnhà nước. Mô hình tổ chức bộ máy là cơ sở cho việc thiết lập cơ chếphân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (bao gồm phân quyền, trách nhiệm trong
quản lý, phân công nhiệm vụtrong quản lý) vàđịnh ra các nguyên tắc xác lập mối quan hệ phối hợp trong quản lý giữa các cấp. Mô hình tổchức quản lý cũng chi phối đến quy trình lập, phê duyệt, phân bổ ngân sách nhà nước cho vốn đầu tư phát triển, đồng thời nó cũng đặt ra yêu cầu phải thiết lập hệthống kiểm tra, kiểm soát tương ứng đối với tất cả các giai đoạn của quá trình vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước . Nếu mô hình tổ chức quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc phân cấp quản lý và thiết lập mối quan hệphối hợp thuận lợi giữa các cấp.
Trìnhđộquản lý chi phối đến việc quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước, đặc biệt là cơ chếphân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Nếu trìnhđộ quản lý đồng đều, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều kiện kinh tếthị trường thì sẽxác lập được cơ chếquản lý tốt, có khả năng tăng cường phân cấp sâu rộng trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Trình độquản lý cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật của thị trường, khả năng triển khai các nguyên tắc, phương pháp quản lý,ứng dụng các kỹthuật hiện đại vào quản lý cũng như khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quảvốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước,...
2.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC, QUỐC TẾVÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH SA LA VĂN