Tổ chức và quản lý Đơn vị khử khuẩn-tiệt khuẩn trung tâm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 29 - 34)

Chương II Hướng dẫn thực hành hiệu quả tại trung tâm khử khuẩn - tiệt khuẩn (CSSD)

1. Tổ chức và quản lý Đơn vị khử khuẩn-tiệt khuẩn trung tâm

1.1.1. Yêu cầu với tất cả NVYT

Tất cả những người sử dụng dụng cụ y khoa tại một cơ sở y tế nói chung phải đảm bảo rằng họ có đủ năng lực vận hành, duy trì và phổ biến những kiến thức, kỹ năng về sử dụng dụng cụ y khoa, hóa chất, phương tiện máy móc khử khuẩn, tiệt khuẩn một cách an toàn. Điều này bao gồm hệ thống phân loại nguy cơ, tính năng của các dụng cụ và khả năng tái sử dụng sau khi đã được xử lý an toàn.

1.1.2. Yêu cầu về quản lý

Cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm tất cả những dụng cụ, trang thiết bị y tế khi dùng lại hoặc sử dụng cho nhiều hơn một người bệnh sẽ phải được khử, tiệt khuẩn giữa những lần sử dụng để bảo đảm không có nguy cơ nhiễm

Những câu hỏi chính cần giải đáp

› Đã có kế hoạch nguồn nhân lực cho Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, bao gồm cả các văn bản mô tả công việc chưa?

› Có sẵn nguồn ngân sách hàng năm, bao gồm các đầu tư và chi phí có định kỳ không?

› Có đủ nguồn cung vật tư tiêu hao thường xuyên và cố định không?

› Có các Quy trình hoạt động chuẩn cho tất cả các bước trong công việc tại khoa không?

› Có lịch kiểm tra và giám sát nội bộ cho Khoa cung cấp hàng vô trùng của trung tâm không?

› Có sẵn kế hoạch bảo dưỡng và dự phòng cho những trang thiết bị của Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm không?

Chương II

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ TẠI TRUNG TÂM KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN (CSSD)

− Bảo đảm tiến hành đầy đủ các bước trong quy trình xử lý: làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng theo quy định pháp luật và chính sách của Việt Nam.

− Bổ nhiệm và bố trí nhân viên thích hợp vào những vị trí dưới đây:

+ Bảo đảm tất cả những nhân viên liên quan đến việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn đều có năng lực phù hợp và được tập huấn về các trách nhiệm của họ.

+ Nên có sổ để theo dõi các quy trình khử, tiệt khuẩn đã thực hiện cho các dụng cụ hoặc trang thiết bị y tế dùng lại được và danh sách người bệnh dùng những dụng cụ và trang thiết bị đó.

+ Những nhân viên chịu trách nhiệm về khử, tiệt khuẩn các trang thiết bị và dụng cụ y tế cần được tập huấn về các quy trình khử, tiệt khuẩn thích hợp.

− Mỗi khoa phòng nên bảo đảm rằng việc làm sạch và khử khuẩn tất cả các trang thiết bị của khoa mình được tiến hành theo các quy định và hướng dẫn.

− Bảo đảm tuân thủ và ghi chép thông tin về các quy trình xử lý hỏng hóc, tai nạn và sự cố nguy hiểm trong quá trình làm việc.

− Bảo đảm tuân thủ và ghi chép thông tin về các quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và làm việc an toàn đúng với các yêu cầu của pháp luật và những thực hành tốt nhất đã được công nhận.

− Các trang thiết bị dùng để tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn phải được chính nhà cung cấp lắp đặt, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và được kiểm tra theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần xây dựng hồ sơ theo dõi bằng văn bản sự hoạt động của các trang thiết bị để bảo đảm rằng chúng đạt được các chuẩn an toàn đã được chấp nhận bởi các tổ chức đo lường chất lượng theo quy định.

− Bảo đảm các máy tiệt khuẩn được lắp đặt một cách chính xác và an toàn trên mọi phương diện hoạt động tốt, an toàn cho nhân viên và bảo vệ môi trường.

− Bảo đảm thực hiện kế hoạch đã được hướng dẫn ghi trong tài liệu cho các máy tiệt khuẩn được lắp đặt, bao gồm có kiểm tra và thử nghiệm khi lắp đặt, kiểm tra chính thức từ phía nhà cung cấp và kiểm tra chất lượng hoạt động trước khi chúng được đưa vào vận hành.

− Bảo đảm thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ đã ghi trong tài liệu hướng dẫn vận hành các máy tiệt khuẩn định kỳ theo các khoảng thời gian hàng năm, hàng quý và hàng ngày và đột xuất khi có sự cố.

− Bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch bảo dưỡng dự phòng đã ghi trong tài liệu hướng dẫn vận hành cho các máy tiệt trùng.

1.1.3. Quản lý bệnh nghề nghiệp và phơi nhiễm nghề nghiệp

Các nhà quản lý bệnh viện có trách nhiệm bảo đảm nơi làm việc an toàn cho những nhân viên tham gia vào việc xử lý lại dụng cụ y khoa, bao gồm:

− Thông tin cho mọi nhân viên về những ảnh hưởng có thể có đến sức khỏe từ sự phơi nhiễm của họ với các tác nhân truyền nhiễm (ví dụ như: viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS, và/hoặc các hóa chất (ví dụ như Clo, Oxid ethylen, glu- taraldehyde, fomaldehyd).

− Giáo dục nhân viên y tế về việc lựa chọn và sử dụng đúng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) trong khi làm việc.

− Bảo đảm người lao động mặc trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) thích hợp công việc để loại trừ sự phơi nhiễm với các tác nhân truyền nhiễm hoặc các hóa chất tiếp xúc với thông qua đường hô hấp, da, hoặc các màng niêm nguyên vẹn ở mắt, mũi hoặc miệng. Trang bị bảo hộ cá nhân có thể bao gồm găng tay, áo choàng, mặt nạ phòng độc, và tấm bảo vệ mắt. Sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân chính xác phụ thuộc vào tác nhân truyền nhiễm hoặc hóa chất và dự tính khả năng và độ dài thời gian phơi nhiễm.

− Không để những nhân viên y tế bị nhiễm trùng da ở tay (viêm da bong, viêm da dị ứng, viêm da mủ,…) tiếp xúc trực tiếp với các trang thiết bị chăm sóc người bệnh.

1.1.4. Trách nhiệm của Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm (ĐVTKTT)

Cung cấp các dụng cụ, thiết bị vô khuẩn đã được kiểm soát chất lượng cho các khoa phòng theo nhu cầu sử dụng một cách hiệu quả kinh tế nhất đảm bảo tính tiện ích và tính sẵn có của các dụng cụ, thiết bị vô khuẩn.

1.1.5. Nhiệm vụ của Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm

− Cung cấp các dụng cụ và trang thiết bị đã được tiệt khuẩn và kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn cho người sử dụng.

− Hạn chế việc tiệt khuẩn trùng lặp các dụng cụ, trang thiết bị đắt tiền.

− Lập, duy trì và bảo quản các sổ sách ghi chép quy trình làm sạch, khử, tiệt khuẩn, để chứng minh chất lượng và hiệu quả của quá trình tiệt khuẩn.

− Theo dõi và giám sát chặt chẽ các biện pháp kiểm soát chất lượng để đề phòng nhiễm khuẩn chéo trong quá trình xử lý dụng cụ theo đúng khuyến cáo về kiểm soát nhiễm khuẩn.

− Duy trì công việc kiểm kê dụng cụ, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cung cấp và sử dụng hàng ngày tại khoa KSNK.

− Giảm đến mức tối thiểu có thể được khối lượng công việc của điều dưỡng (thông qua việc chuẩn hóa các quy trình, thao tác làm việc hoặc máy móc hóa).

Ban lãnh đạo tại các cơ sở y tế sẽ phải giao Đơn vị khử khuẩn-tiệt khuẩn trung tâm chịu sự giám sát kỹ thuật của một lãnh đạo khoa KSNK. Trưởng đơn vị TKTT cần có liên hệ chặt chẽ với cán bộ giám sát nhiễm khuẩn và các khoa lâm sàng để phát hiện các ca NKBV có liên quan đến sử dụng dụng cụ tái sử dụng. Trưởng Khoa

KSNK chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính trước Giám đốc bệnh viện về công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn tại trung tâm KKTK.

Các bệnh viện nên áp dụng cấu trúc tổ chức sau đây:

GIÁM ĐỐC Khoa Phẫu thuật/

Khoa lâm sàng Nhóm thường trực

KSNK

Trưởng khoa KSNK Trưởng đơn vị tiệt khuẩn TT

Nhân viên đơn vị tiệt khuẩn trung tâm

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quản lý đơn vị tiệt khuẩn trung tâm 1.2. Quản lý nguồn nhân lực

Lãnh đạo cơ sở y tế cần ký ban hành bản mô tả công việc cho những người ở vị trí công tác dưới đây:

1.2.1. Trưởng đơn vị tiệt khuẩn trung tâm

Là người được ban giám đốc bổ nhiệm để chịu trách nhiệm về con người và những hoạt động cụ thể của quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn của CSYT.

1.2.2. Người điều khiển máy móc

Người điều khiển máy móc trong đơn vị theo định nghĩa là bất cứ người nào có thẩm quyền vận hành một máy tiệt khuẩn hoặc vận hành bất cứ phần nào khác trong quá trình tiệt khuẩn bao gồm cả việc ghi chép lại những thông số trên máy tiệt khuẩn, bổ sung các khoản vật tư tiêu hao như chất tẩy rửa làm sạch, khử khuẩn, và các công việc khác trong quá trình vận hành máy.

1.2.3. Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

Tiến hành kiểm tra độc lập, và hướng dẫn về khử khuẩn tiệt khuẩn cũng như xem xét lại các quá trình xử lý dụng cụ tại đơn vị TKTT. Người trưởng khoa còn có trách

nhiệm phê chuẩn và định kỳ kiểm tra các máy tiệt khuẩn, chịu trách nhiệm tư vấn cho người sử dụng về các quá trình xử lý dụng cụ cũng như giám sát chất lượng của các dụng cụ trong quá trình xử lý, cung cấp và đến người sử dụng (thử nghiệm hóa, lý, và sinh học). Do vậy Trưởng khoa KSNK cần có kiến thức sâu rộng về kiểm soát nhiễm khuẩn.

1.2.4. Người bảo trì máy móc, dụng cụ

Được bổ nhiệm để tiến hành việc bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các máy tiệt khuẩn và là người của khoa trang thiết bị.

1.2.5. Cán bộ kiểm soát chất lượng

Cán bộ kiểm soát chất lượng là người được ban giám đốc bổ nhiệm để chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng dụng cụ y khoa, có thẩm quyền thiết lập, thẩm tra và thực hiện tất cả các quy trình kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng dụng cụ tiệt khuẩn.

1.2.6. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn

HĐKSNK chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn và khử tiệt khuẩn dụng cụ, như một phần trong việc cải tiến liên tục các chuẩn được đề ra trong những khuôn khổ khác nhau, đặc biệt là “Chuẩn chăm sóc sức khỏe tốt hơn”.

Kế hoạch huấn luyện: Muốn cho việc khử khuẩn, tiệt khuẩn có hiệu quả cần phải thực hiện một số quá trình. Để cho các quá trình được thực hiện nghiêm ngặt và có hiệu quả, điều thiết yếu là cần huấn luyện cho những nhân viên tham gia vào mỗi phần công việc. Hướng dẫn trong huấn luyện nên phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên làm cho hướng dẫn này đến được với tất cả những nhân viên ở tất cả các trình độ khác nhau cùng tham gia vào việc xử lý dụng cụ sau sử dụng, từ khâu thu gom, vận chuyển hoặc khử khuẩn, tiệt khuẩn với những thiết bị và máy móc có tại đơn vị TKTT.

Ban lãnh đạo các cơ sở y tế cần quy định những năng lực cần thiết cho những nhân viên làm việc tại đơn vị TKTT, để đảm bảo họ sử dụng tốt các phương tiện và làm đúng những quy định nghiêm ngặt tại khu vực này và bảo đảm rằng họ được huấn luyện định kỳ, cập nhật phù hợp với những năng lực bắt buộc phải có tại nơi này.

Trưởng đơn vị TKTT phải bảo đảm rằng các nhân viên đều biết đến những thay đổi mới về hướng dẫn và chính sách, và tạo cơ hội cho nhân viên dự các buổi học thích hợp. Cần báo cáo việc tham dự các lớp tập huấn về khử khuẩn, tiệt khuẩn và kiểm soát nhiễm khuẩn cho Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.

1.3. Lập kế hoạch ngân sách cho công tác khử khuẩn-tiệt khuẩn

Dự thảo ngân sách cho Đơn vị TKTT bao gồm dự thảo ngân sách dành cho chi phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị và dự thảo ngân sách dành cho chi phí có định kỳ.

Đối với chi phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, cần cân nhắc những trang thiết bị như:

− Trang thiết bị xử lý: Nồi hấp, máy rửa và máy khử khuẩn, máy rửa siêu âm, máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp...

− Trang thiết bị hỗ trợ: Các hệ thống xử lý nước, thiết bị sản xuất hơi nước, thiết bị điều áp, thùng tiệt khuẩn...

− Trang bị y khoa: Bàn cọ rửa, bàn đóng gói, ghế, các phương tiện lưu giữ, các xe đẩy cấp phát...

Đối với chi phí có định kỳ, đặc biệt cần phải dự toán ngân sách một cách đúng đắn cho các khoản sau đây:

− Vật liệu để làm sạch dụng cụ bẩn: Các chất tẩy, các chất khử khuẩn khác nhau, các loại bàn chải khác nhau...

− Vật tư bảo dưỡng: Các chất bôi trơn, dầu...

− Vật liệu đóng gói: Vật liệu đóng gói lớp thứ nhất và thứ hai...

− Dụng cụ: Kho dụng cụ để thay thế những dụng cụ bị hỏng, gãy

− Quản lý chất lượng: Các chỉ số hóa học và sinh học, các xét nghiệm Bowie-Dick, Attess...

Sự không đầy đủ hoặc sẵn có các trang thiết bị nhỏ như bàn chải, dụng cụ thay thế và vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác quản lý chất lượng thường là lý do ảnh hưởng đến hoạt động của Đơn vị TKTT.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(269 trang)