Chương IV Hướng dẫn thực hành hiệu quả trong xử lý chất thải y tế
2. Cung ứng dịch vụ quản lý chất thải y tế
2.1. Phân loại và thu gom chất thải
Đối với bất kỳ chất thải nào, phải tiến hành phân loại chất thải theo các loại chất thải khác nhau ngay tại nơi tạo ra chúng. Tùy theo loại chất thải, sau đó chúng có thể được dùng lại, tái sinh, xử lý hoặc bỏ đi. Phân loại chất thải là bổn phận của mỗi người tạo ra chất thải, dù ở bất cứ vị trí nào trong hệ thống y tế. Cần phân loại chất thải ngay sau khi tạo ra.
Ở Việt Nam, chất thải do các cơ sở y tế tạo ra được chia thành năm loại, trong đó, có bốn loại chất thải y tế nguy hại:
Chất thải y tế (HCW)
Chất thải YT thông thường (xanh lá cây)
Chất thải y tế nguy hại
a. Chất thải sinh hoạt b. Chất thải từ các thực
hành y khoa c. Chất thải từ công tác
hành chính d. Chất thải làm vườn
1. Chất thải nguy hại sinh học (Vàng)
Nhóm A: Vật sắc nhọn Nhóm B: CT lây nhiễm Nhóm C: CT lây nhiễm mức độ cao
Nhóm D: CT bệnh lý và giải phẫu
2. Chất thải hóa học (Đen)
Nhóm A: Dược phẩm Nhóm B: Chất hóa học Nhóm C: Chất gây ộđ c TB Nhóm D: Các kim loại nặng
3. Chất thải phóng xạ (Đen) a) Rắn, b) Lỏng, c) Khí 4. Thùng chứa áp suất
Sơ đồ 1.7: Hệ thống phân loại chất thải
2.1.1. Chất thải nguy hại sinh học 1A. Chất thải sắc nhọn (Vật sắc nhọn)
Vật sắc nhọn là những vật thể có nguy cơ tiềm tàng gây thương tích cho cơ thể (đâm, cắt...). Những vật sắc nhọn điển hình là kim tiêm, lưỡi dao, lọ đựng thuốc và thủy tinh vỡ, các bộ kim bướm để truyền dịch...
Bảng 1.5: Quy định về biểu tượng, ký hiệu và mã mầu chất thải sắc nhọn Đặc điểm kỹ thuật Tất cả các vật sắc nhọn, bị ô nhiễm hay không bị ô nhiễm với các chất truyền nhiễm.
Mã màu sắc Vàng
Đóng gói Thùng nhựa hoặc bìa các tông chắc chắn, không bị đâm thủng, không thấm nước và niêm phong được. Khi dùng xong, thùng đựng vật sắc nhọn nên có nắp đậy không tháo rời được, có tay cầm (không gắn với nơi để đóng) và một nắp được thiết kế để cho phép dùng tay thả vật sắc nhọn vào trong. Nên là loại chống thẩm thấu và chống rò rỉ.
Biểu tượng/Ký hiệu Biểu tượng nguy hại sinh học quốc tế màu đen / vàng và dòng chữ: “Nguy hiểm! Vật sắc nhọn lây nhiễm”
Nhãn được khuyến cáo Thùng chứa nên có đường kẻ ngang cùng với dòng chữ “CẢNH BÁO - KHÔNG LÊN QUÁ ĐƯỜNG VẠCH”.
Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng).
Loại chất thải, ngày tạo ra.
Dung tích chất thải và đích đến của chất thải 1B. Chất thải truyền nhiễm
Chất thải truyền nhiễm gồm có vật liệu phế thải bị ô nhiễm các mầm bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền các tác nhân truyền nhiễm cho người.
Những chất thải này bao gồm: Chất thải từ các bệnh phòng cách ly, bông băng gòn, gạc, chất thải bị ô nhiễm với các chất bài tiết hay dịch cơ thể và máu có khả năng truyền nhiễm, chất thải truyền nhiễm từ phòng thí nghiệm khi chất thải này không bị coi là chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao, chất thải từ khoa bệnh lý học và từ lọc máu (chất thải từ phòng mổ).
Bảng 1.6. Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải lây nhiễm
Đặc điểm kỹ thuật Chất thải y tế bị ô nhiễm với những mầm bệnh đã được biết đến là, hoặc được đánh giá về lâm sàng là, có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho người hoặc động vật.
Mã màu sắc Vàng
Đóng gói Các túi nhựa PP hoặc PE chắc chắn, có chất lượng tốt, và đủ dung tích. Nên đặt trong một thùng chứa, như thùng rác có bàn đạp, hoặc treo trên một giá giữ túi có nắp.
Biểu tượng/ Ký hiệu Biểu tượng nguy hại sinh học quốc tế màu đen / vàng và dòng chữ: “Nguy hiểm! Chất thải y tế nguy hại sinh học”
Nhãn được khuyến cáo Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng) Loại chất thải, ngày tạo ra
Những nhận xét đặc biệt
Dung tích chất thải và đích đến của chất thải 1C. Chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao
Chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao bao gồm tất cả các tác nhân sinh học và vi sinh từ môi trường nuôi cấy hoặc lưu giữ. Nó cũng bao gồm các vật dụng được dùng để vận chuyển, ủ, trộn lẫn hoặc nuôi cấy các tác nhân truyền nhiễm. Nguồn gốc xuất phát của chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao thông thường là phòng thí nghiệm nhưng cũng có thể là những chỗ khác như các bệnh phòng cách ly. Cần xử lý chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao gần nơi tạo ra nó. Sau khi hấp tiệt khuẩn chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao, thì nên bỏ chất thải này vào túi đựng chất thải truyền nhiễm (an toàn kép).
Bảng 1.7. Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải lây nhiễm mức độ cao Đặc điểm kỹ thuật Các môi trường và vật liệu nuôi cấy từ phòng thí nghiệm vi sinh vật học.
Mã màu sắc Vàng
Đóng gói Các túi hấp được (ví dụ như làm từ PP), chắc, không rò rỉ. Nếu cần hấp túi, không nên đóng túi kín mít.
Biểu tượng/ Dấu hiệu Biểu tượng nguy hại sinh học quốc tế màu đen / vàng và dòng chữ: “Nguy hiểm! Chất thải y tế nguy hại sinh học”
Nhãn được khuyến cáo Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng) Loại chất thải, ngày tạo ra
Khuyến cáo sử dụng chỉ thị hóa học cho biết chất thải đã được tiệt khuẩn thành công Dung tích chất thải và đích đến của chất thải
1D. Chất thải bệnh lý và giải phẫu
Chất thải bệnh lý và giải phẫu bao gồm tất cả chất thải từ các bộ phận của cơ thể người và nhau thai. Chất thải giải phẫu không nhất thiết là truyền nhiễm nhưng cần có những yêu cầu đặc biệt ngoài các lý do đạo đức và tôn giáo.
Bảng 1.8. Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải bệnh lý và giải phẫu Đặc điểm kỹ thuật Chất thải giải phẫu, bệnh lý là các bộ phận của cơ thể.
Mã màu sắc Vàng
Đóng gói Túi chất thải chắc chắn, không thấm nước và niêm phong được, các thùng chứa hoặc những vật dụng thu gom khác
Biểu tượng/ Dấu hiệu Không có - Câu được khuyến cáo:
“Chất thải bệnh lý - Nhẹ tay”
Nhãn được khuyến cáo Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng) Loại chất thải, ngày tạo ra
Những nhận xét đặc biệt
Dung tích chất thải và đích đến của chất thải 2.1.2. Chất thải hóa học
2A. Chất thải dược học nguy hại
Chất thải dược học bao gồm dược phẩm, thuốc và vắc xin hết hạn, không dùng đến, không cần sử dụng, bị đổ tràn ra và nhiễm bẩn. Nó cũng bao gồm tất cả các loại huyết thanh và các chai, hộp và lọ dùng để đựng dược phẩm không cần dùng. Nó không bao gồm vật liệu đóng gói những dược phẩm (được xếp vào loại chất thải thông thường) và cũng không bao gồm các dược phẩm không có nguy cơ như vita- min, đường, a xít amin và một số loại muối.
Bảng 1.9. Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải dược học nguy hại Đặc điểm kỹ thuật Chất thải dược học nguy hại
Mã màu sắc Đen
Đóng gói Cần đóng gói trong các thùng chứa và hộp các tông chuyên dụng hoặc các phương tiện đóng gói an toàn khác, tùy theo những đặc tính cụ thể và các mối nguy hiểm.
Biểu tượng/ Dấu hiệu Tùy theo loại chất thải, như: Độc, có hại, ăn mòn, oxit, dễ cháy, các mối nguy hiểm hỗn hợp, các chất gây ô nhiễm môi trường...
Dòng chữ: “Nguy hiểm! Chất thải dược học nguy hại ” Nhãn được khuyến cáo Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng)
Loại chất thải, ngày tạo ra Những nhận xét đặc biệt
Dung tích chất thải và đích đến của chất thải
2B. Chất thải hóa học nguy hại
Tất cả các hóa chất dạng rắn, lỏng và khí bị thải loại, ví dụ từ các chẩn đoán và thí nghiệm và các quy trình làm vệ sinh, quản gia và khử khuẩn. Các chất thải trong nhóm này gây ra nguy hiểm ở những mức độ khác nhau trong những quy trình khác nhau.
Cần thận trọng trong lúc phân loại và thu gom vì các chất này có thể độc ở mức độ cao, gây kích thích, ăn mòn, dễ cháy, có hại, dễ nổ hoặc gây ung thư. Phải sử dụng giấy đóng gói thiết kế phù hợp với chất thải hóa học cụ thể. Nếu không có giấy đóng gói đặc biệt nào, thì nên thu gom chất thải trong dụng cụ đóng gói ban đầu. Chỉ nên thu gom chung những hóa chất khác nhau nếu bảo đảm được rằng chúng sẽ không phản ứng với nhau. Nếu có thể, nên trả chất thải hóa học lại cho nhà cung cấp để hủy bỏ. Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân (PPE) khi xử lý chất thải hóa học.
Bảng 1.10: Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải hóa học Đặc điểm kỹ thuật Chất thải hóa học
Fomaldehyd, oxit etylen, các dung dịch cố định và phát triển X-quang, các dung môi, các hợp chất hóa học.
Mã màu sắc Đen
Đóng gói Các thùng chứa vững chắc, niêm phong được, thích hợp để đựng chất thải hóa học và phù hợp với điều kiện xử lý và vận chuyển thông thường. Không nên trộn lẫn các loại chất thải nguy hại khác nhau để loại trừ những phản ứng không mong muốn.
Biểu tượng/ Dấu hiệu Tùy theo loại chất thải, như: Oxit, ăn mòn, các mối nguy hiểm hỗn hợp, các chất gây ô nhiễm môi trường...
Nhãn được khuyến cáo Danh tính người tạo ra, nếu được: khoa Loại chất thải, ngày sản xuất
Những nhận xét đặc biệt
Dung tích chất thải - đích đến của chất thải
2C. Chất thải gây độc tế bào
Trong nhóm chất thải dược học có một nhóm con rất nguy hiểm là chất thải gây độc tế bào. Độc chất tế bào là những dược phẩm được dùng để điều trị ung thư và có thể gây đột biến gen, gây ung thư và gây quái thai. Chất thải gây độc tế bào - còn được gọi là chất thải gây độc gen - có khả năng nguy hiểm cao nếu không được xử lý một cách thận trọng. Vì lý do này người ta xem nó như loại chất thải riêng biệt.
Bảng 1.11: Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải gây độc tế bào Đặc điểm kỹ thuật Chất thải từ việc hoàn nguyên những dược phẩm gây độc tế bào
Mã màu sắc Đen
Đóng gói Các thùng chứa vững chắc, niêm phong được, thích hợp để đựng chất thải gây độc tế bào và phù hợp với điều kiện xử lý và vận chuyển thông thường. Không nên đóng gói chung các loại chất thải nguy hại khác nhau để loại trừ những phản ứng không mong muốn.
Biểu tượng/ Dấu hiệu Nguy hiểm cho sức khỏe - ung thư, Dòng chữ: “Chất thải gây độc tế bào”
Nhãn được khuyến cáo Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng) Loại chất thải, ngày tạo ra
Những nhận xét đặc biệt
Dung tích chất thải và đích đến của chất thải 2D. Chất thải có kim loại nặng ở mức độ cao
Chất thải có kim loại nặng ở mức độ cao có tiềm năng gây độc ở mức độ cao và thuộc loại chất thải hóa học nguy hại cần đặc biệt thận trọng trong khi xử lý. Cadmi được dùng trong pin và thủy ngân trong các nhiệt kế hoặc áp kế. Trong các đèn hơi thủy ngân cũng có những lượng nhỏ thủy ngân. Chì vẫn còn được dùng trong các tấm chống phóng xạ ở các khoa X-quang và chẩn đoán.
Bảng 1.12: Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải chứa kim loại nặng Đặc điểm kỹ thuật Chất thải có kim loại nặng ở mức độ cao
Mã màu sắc Đen
Đóng gói Các thùng chứa vững chắc, niêm phong được, thích hợp để đựng chất thải có kim loại nặng ở mức độ cao và phù hợp với điều kiện xử lý và vận chuyển thông thường. Không nên đóng gói chung các loại chất thải nguy hại khác nhau để loại trừ những phản ứng không mong muốn.
Biểu tượng/ Dấu hiệu Đầu lâu xương chéo,
Dòng chữ: “Chất thải kim loại nặng” chứa XXX (Thủy ngân hoặc Cadmi….)
Nhãn được khuyến cáo Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng) Loại chất thải, ngày tạo ra
Những nhận xét đặc biệt
Dung tích chất thải và đích đến của chất thải 2.1.3. Chất thải phóng xạ
Trong các cơ sở y tế trung ương, chất thải phóng xạ được tạo ra trong các quá trình chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu. Cần xử lý chất thải phóng xạ theo các quy định của quốc gia.
Bảng 1.13: Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải phóng xạ
Đặc điểm kỹ thuật Chất thải có các nuclit phóng xạ với các tia xạ ion hóa gây ra những tác động có hại cho gen, ví dụ như Cr-51, Ga – 67, I-125, I-131, In-111, P-32, Rb-86, RD – 222, S-35, Tc-99m
Mã màu sắc Đen
Đóng gói Các thùng chứa vững chắc, niêm phong được, thích hợp để đựng chất thải phóng xạ và phù hợp với điều kiện xử lý và vận chuyển thông thường.
Biểu tượng/ Dấu hiệu Biểu tượng phóng xạ quốc tế và dòng chữ:
“Thận trọng! Chất thải phóng xạ”
RADIOACTIVE
7
Nhãn được khuyến cáo Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng) Loại, hoặc nuclit phóng xạ
Bức xạ vào ngày đã cho (bắt đầu thời gian lưu giữ) Thời gian lưu giữ cần thiết
Các nhận xét khác về sự an toàn (ví dụ: Nguy hiểm! Có chứa các chất nguy hại sinh học) Dung tích chất thải và đích đến của chất thải
2.1.4. Chất thải là bình chứa áp suất
Các loại khí như khí nén, các chất lỏng hoặc chất dạng bột thường được cất giữ trong các ống, bình áp suất và ống chứa khí. Thùng chứa áp suất có chứa khí phải được cất giữ ở vị trí đứng thẳng. Có thể dùng lại phần lớn các thùng chứa này nhưng nên chuyển lại cho nhà cung cấp. Dù có chứa hoặc không chứa các vật liệu gây hại tiềm tàng, thùng chứa có thể nổ nếu bị đốt hoặc chẳng may bị đâm thủng, do đó nên thu gom riêng và xử lý một cách thận trọng.
Bảng 1.14: Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải là thùng chứa áp suất Đặc điểm kỹ thuật Thùng chứa có áp suất, ví dụ như các bình ô xy...
Mã màu sắc Xanh lá cây
Đóng gói Thùng chứa ban đầu, không đóng gói lại Biểu tượng/ Dấu hiệu
“Thùng chứa áp suất – nhẹ tay”
Chất thải tái chế được: Nên đặt ký hiệu tái chế quốc tế trên các thùng/túi. Nên sử dụng dòng chữ “XXX (loại chất thải) không bị ô nhiễm, để tái sinh”.
Nhãn được khuyến cáo Dựa trên vật chứa bên trong thùng chứa – ví dụ như các biểu tượng nguy hại đối với oxit etylen
Tên đơn vị tạo ra chất thải (khoa, bệnh phòng) Loại chất thải, ngày tạo ra
Những nhận xét đặc biệt
Dung tích chất thải và đích đến của chất thải 2.1.5. Chất thải thông thường
Chất thải thông thường hoặc chất thải sinh hoạt được coi là tương đương với chất thải của các hộ gia đình. Chất thải này được xếp vào loại không nguy hại. Ví dụ về loại chất thải này là:
− Chất thải nhà bếp, vật liệu đóng gói, chất thải từ công việc hành chính, thức ăn thừa và các mẩu quả...
− Những loại chất thải không có nguy cơ khác: Chất thải từ việc làm vườn, chất thải xây dựng.
Chất thải tái chế được như thủy tinh, giấy, bìa các tông, nhôm, kim loại vụn hoặc các loại nhựa khác nhau thuộc nhóm con của chất thải y tế thông thường.
Bảng 1.15: Quy định về biểu tượng, ký hiệu, mã màu chất thải thông thường Đặc điểm kỹ thuật Chất thải y tế có thành phần tương tự như chất thải gia đình và chất thải đô thị Mã màu sắc Xanh lá cây (Trắng cho tái chế)
Đóng gói Các túi chất dẻo PP hoặc PE màu đen, có chất lượng tốt, và đủ vững chắc.
Biểu tượng/ Dấu hiệu
Chất thải giống chất thải gia đình: “Chất thải sinh hoạt”
Chất thải tái chế được: Nên đặt ký hiệu tái chế quốc tế trên các thùng/túi. Nên sử dụng dòng chữ “XXX (loại chất thải) không bị ô nhiễm, để tái sinh”.
Nhãn được khuyến cáo Không cần thiết trong hoạt động thông thường, chỉ cần thiết trong khi nghiên cứu (ví dụ như kiểm tra chất thải: Danh tính người tạo ra, khoa...)