Chương II Hướng dẫn thực hành hiệu quả tại trung tâm khử khuẩn - tiệt khuẩn (CSSD)
2. Xử lý lại dụng cụ y khoa
2.6. Lưu giữ và phân phối
Tiếp theo sau quá trình tiệt khuẩn, cần quản lý các thiết bị y khoa và phẫu thuật với kỹ thuật vô khuẩn để đề phòng nhiễm bẩn. Nên cất giữ hàng vô khuẩn trên các giá hoặc tủ bằng inox, có khả năng che bụi và nước. Các giá đủ nặng để chứa dụng cụ.
Tất cả các giá phải để xa tường, sàn và trần nhà (bao gồm các đèn và bình phun) theo quy định:
− 5 cm giữa hàng vô trùng và tường bên ngoài (nguy cơ ngưng tụ).
− 50 cm giữa hàng hóa và trần/đồ đạc cố định trên trần (đề phòng sự giao thoa với ánh sáng và hoạt động của bình phun).
− Cách sàn 20 cm (để đề phòng nhiễm bẩn từ việc lau ướt).
Để không khí lưu thông thuận tiện, tạo thuận lợi cho làm vệ sinh, và tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (ví dụ như hàng hóa phải để cách các đầu bình phun tối thiểu là 50 cm). Không nên để các dụng cụ y khoa và phẫu thuật dưới các bồn rửa hoặc ở những chỗ khác nơi chúng có thể bị ướt. Cần coi những vật dụng đã vô khuẩn nhưng lại bị ướt là nhiễm bẩn vì hơi ẩm đem theo các vi sinh vật từ không khí và các bề mặt. Cần kiểm tra những gói bị rơi xuống sàn để xem có ảnh hưởng gì đến sự đóng gói hay nội dung bên trong không (các vật dụng có bị gãy vỡ
Các khay phẫu thuật được đóng gói cẩn thận vẫn vô khuẩn trong những giai đoạn khác nhau tùy theo loại vật liệu được dùng để gói bọc chúng. Thời gian lưu giữ an toàn cho các gói vô trùng dao động tùy thuộc vào tính chất của dụng cụ và vật liệu đóng gói và điều kiện lưu giữ (ví dụ như tủ kín hay hở).
Chú ý: Thời hạn của các bộ dụng cụ đã được đóng gói “bình thường” (gói bọc đơn giản trong hai lớp vải và cất giữ trên giá hở trong phòng không kiểm soát môi trường) không quá 10 ngày. Nên áp dụng thời hạn 7 ngày (một tuần).
Không nên sử dụng những dụng cụ đã được tiệt khuẩn nhưng đã quá hạn, hoặc khi gói dụng cụ đã được tiệt khuẩn bị ướt, rách hoặc thủng. Việc sử dụng các giá để sản phẩm đã xử lý sẽ tạo thuận lợi cho việc quay vòng theo nguyên tắc xếp vào trước, mang ra sử dụng trước. Cần trả những sản phẩm đã quá hạn sử dụng về Khoa cung cấp hàng vô khuẩn trung tâm để xử lý lại.
Hàng hóa đóng gói trong vải mu xơ lin dày gấp đôi bao gồm bốn lớp hoặc tương đương và cất giữ trong kho vô trùng có kiểm soát môi trường giữ được vô trùng trong tối thiểu là 30 ngày.
Theo báo cáo, các túi nhỏ bằng chất dẻo được niêm phong bằng nhiệt và các gói được bọc kín niêm phong trong bao polythene 3-mil (3/1000 inch) giữ được vô khuẩn đến 9 tháng sau khi tiệt khuẩn.
Thời gian lưu giữ có thể phải rút ngắn sau khi xảy ra nhiều sự kiện khác nhau.
Nhiều yếu tố liên quan đến sự kiện góp phần gây nhiễm bẩn cho một sản phẩm, bao gồm ô nhiễm vi khuẩn, chuyển động của không khí, giao thông, địa điểm, độ ẩm, côn trùng, động vật gây hại, ngập lụt, không gian khu vực lưu giữ, giá kín/hở, nhiệt độ, và các tính chất của vật liệu bao gói.
Sau khi tiệt khuẩn, điều thiết yếu là làm bất cứ việc gì có thể để bảo vệ và giữ gìn tình trạng sạch sẽ và sự vô khuẩn của dụng cụ y khoa trong thời gian lưu giữ.
Cần tuân thủ tám quy tắc duy trì tình trạng sạch, vô khuẩn dụng cụ sau tiệt khuẩn:
− Nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm thuốc lá, dùng mỹ phẩm, ăn, uống và lưu giữ đồ ăn (bao gồm cả đồ uống) trong kho vô khuẩn.
− Sử dụng quạt tay (có thể đẩy các vi sinh vật vào trong các gói vô khuẩn thông qua các lỗ và nếp gấp nhỏ, và có thể làm gián đoạn luồng không khí thích đáng).
− Giữ cho khu vực lưu giữ không bị nhiễm côn trùng, động vật gặm nhấm, và các động vật gây hại khác. Báo cáo ngay khi thấy có bất cứ dấu hiệu xâm nhiễm nào.
− Lên lịch thường quy kiểm soát, xử lý động vật gây hại.
− Tuân thủ các quy định về trang phục - chỉ mặc những trang phục được bệnh
− Quy định về trang phục làm cho dễ xác định những nhân viên có thẩm quyền.
− Hàng ngày lau khử khuẩn khu vực lưu giữ. Thường xuyên làm sạch các giá và kệ, tủ để lưu chứa dụng cụ vô khuẩn.
− Không nên sử dụng máy làm vệ sinh bằng bụi nước vì mối nguy hiểm của việc nhiễm bẩn!
Khâu phân phát dụng cụ nên có định hướng theo nhu cầu và yêu cầu của các khoa sử dụng. Phương pháp phân phối phụ thuộc vào một vài yếu tố (số lượng và chủng loại hàng, ai cần chúng, khi nào, và nơi nào). Nguyên tắc chung nên là: cấp phát chúng đến cho nơi nào cần chúng, khi nào cần chúng.
Cần tuân thủ quy tắc năm đúng trong khâu phân phát dụng cụ:
− Đúng vật dụng cho người sử dụng
− Đúng người sử dụng
− Đúng chỗ cần sử dụng
− Đúng lúc
− Luôn sẵn sàng để sử dụng và cung cấp!
Đối với việc phân phối dụng cụ y khoa, cần đưa ra các tiêu chuẩn cho phép cả việc theo dõi đường đi của các bộ dụng cụ. Địa điểm giao nhận được ấn định phải làm giảm đến mức tối thiểu sự đi lại trong khu vực của đơn vị TKTT. Các hệ thống phân phối chính có thể có bao gồm:
− Cấp phát trao tay: Nên vận dụng chủ yếu trong các tình huống cấp cứu và nên được tiến hành càng nhanh càng tốt ngay sau khi nhận được yêu cầu. Cần bảo vệ hàng trong khi vận chuyển.
− Xe cấp phát: Các bộ dụng cụ được chất lên những chiếc xe đẩy khép kín hoặc phủ kín chống thấm nước dùng để vận chuyển hàng. Nên dùng loại xe vững chắc, dễ điều khiển, dễ lăn bánh, và khép kín để bảo vệ hàng.
− Nhận hàng tại cửa sổ: Người sử dụng có thể trực tiếp nhận hàng từ Khoa cung cấp hàng vô khuẩn trung tâm bằng cách đi đến điểm giao nhận được ấn định trong khoa. Trong khi hệ thống này thuận tiện cho người sử dụng, thì nó lại thường không được khuyến cáo vì nó đòi hỏi phải mở cửa mọi lúc và người sử dụng sẽ vận chuyển hàng theo cách thức không được quản lý.
Có thể chia quá trình phân phối thành ba dạng hoạt động chính:
− Nhận yêu cầu của người sử dụng: Có thể thực hiện bằng cách dùng danh sách đã soạn sẵn (ví dụ danh sách dụng cụ cho các cuộc phẫu thuật hoặc sinh đẻ theo kế hoạch) hoặc hình thức thông qua điện thoại hoặc báo trực tiếp.
− Chọn hàng từ bảng: Việc này bao gồm kiểm tra yêu cầu về dụng cụ hoặc trang thiết bị và kiểm tra chủng loại cũng như số lượng và chất lượng dụng cụ trước
khi vận chuyển đi phân phát. Phương thức này cũng bao gồm việc kiểm tra hạn dùng và kiểm tra lại các thử nghiệm hóa học bên ngoài. Khi chọn một bộ dụng cụ, cần tuân theo nguyên tắc FIFO (kho quay vòng – dụng cụ nào vào trước sẽ mang ra sử dụng trước).
− Cấp phát hàng cho người sử dụng: Khi cấp phát, nên che phủ các bộ dụng cụ bằng vật liệu không thấm nước hoặc đóng kín để bảo vệ chúng khỏi các mối nguy hiểm từ môi trường. Nếu dùng xe đẩy, thì xe cần có thanh chắn hoặc giá có đáy vững chắc để bảo vệ hàng khỏi chà sát với bánh xe và sàn. Cần bảo đảm không vận chuyển hàng sạch/vô khuẩn trên cùng xe hoặc trong cùng thùng chứa với hàng bị ô nhiễm. Nếu có hàng rớt xuống sàn trong khi cấp phát, cần kiểm tra xem nó có bị hỏng hóc không.