Quản lý trang thiết bị và vật tư tiêu hao

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 61 - 65)

Chương III Thực hành vệ sinh môi trường hiệu quả

2. Cung ứng các dịch vụ vệ sinh

2.3. Quản lý trang thiết bị và vật tư tiêu hao

Rất nhiều vết bẩn, bao gồm các vết bẩn do vi sinh vật, mà phải dùng “hóa chất” thì mới loại bỏ được. Có thể nhóm các hóa chất thường được dùng cho việc làm vệ sinh bệnh viện theo các loại sau:

− Chất tẩy trung tính: Chất tẩy trung tính được dùng để làm vệ sinh chung các bề mặt cứng, tức là sàn, tường, đồ đạc, thủy tinh... Chất tẩy trung tính là những chất có độ pH từ 6-8.

− Chất làm vệ sinh có tính a xít: Chất làm vệ sinh có tính a xít được dùng để loại bỏ các cặn vôi khỏi đồ dùng vệ sinh, cặn nước và cặn bệ xí. Chất làm vệ sinh

− Chất làm vệ sinh có tính kiềm: Chất làm vệ sinh có tính kiềm được dùng để loại bỏ dầu mỡ. Chất làm vệ sinh bằng kiềm là những chất có độ pH từ 9-11. Chỉ nên sử dụng những chất làm vệ sinh bằng kiềm có độ pH cao hơn 11 nếu có giám sát nghiêm ngặt vì chúng là các chất nguy hiểm.

− Chất làm sạch có tính chất dung môi: Chất làm sạch có tính chất dung môi được dùng để làm vệ sinh khô và loại bỏ vết bẩn.

− Chất khử khuẩn: Chỉ dùng chất khử khuẩn để khử khuẩn, không dùng như hóa chất để làm làm sạch nói chung, tuy nhiên, để làm sạch các chất dịch của cơ thể có thể cần dùng đến dung dịch khử khuẩn hypoclorit natri.

− Các chất khử mùi: Chỉ dùng các chất khử mùi như chất làm át mùi, chúng không có khả năng làm vệ sinh hoặc khử khuẩn.

− Chất cố định/Chất hoàn thiện: Chất cố định sàn được dùng để bảo vệ các mặt sàn trước khi đánh bóng.

− Chất đánh bóng sàn: Bôi chất đánh bóng lên mặt sàn để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ.

Nên dán nhãn tất cả các hóa chất một cách thích hợp và cất giữ sao cho loại trừ được nguy cơ nhiễm bẩn, nguy cơ hít phải, tiếp xúc với da hoặc gây thương tích cho cá nhân. Nên ưu tiên chọn các hệ thống pha chế tại chỗ thay cho các thùng chứa khối lượng lớn để bảo đảm tính toàn vẹn của tỷ số pha loãng và loại trừ nhu cầu chắt gạn.

Cần phải làm giảm đến mức tối thiểu các nguy cơ xảy ra cho những nhân viên vệ sinh sử dụng các hóa chất nguy hại bằng cách áp dụng một chương trình có quản lý nguy cơ. Cần bảo vệ các nhân viên, người bệnh và những người sử dụng cơ sở khỏi các hóa chất nguy hại và những thực hành làm việc không an toàn. Cảnh báo nguy hại bao gồm những biển báo đa ngôn ngữ cùng với những thông tin thích hợp về hoạt động chữa trị. Biển báo phải rõ ràng, chính xác và viết theo cách dễ hiểu.

Cần có bảng dữ liệu an toàn vật tư (MSDS) cho tất cả các hóa chất dùng để làm vệ sinh hiện đang được sử dụng, và để dễ tham khảo trong trường hợp tai nạn. Phải dán nhãn các hóa chất để làm vệ sinh một cách thích hợp, xác định rõ sản phẩm, các biện pháp dự phòng an toàn và thông tin về tình trạng nguy hại, cách pha và phương pháp áp dụng đúng.

Nên tránh sử dụng hóa chất làm sạch dạng xịt hoặc phun sương có thể gây ra những vết thương ở mắt và các bệnh hoặc vấn đề về hô hấp. Tương tự cũng tránh dùng các hóa chất bột ở dạng khô vì trong quá trình sử dụng các hóa chất này sẽ bay vào không khí.

Cần cung cấp trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho tất cả nhân viên vệ sinh, và thay khi bị hỏng. Chương trình kiểm tra thường xuyên do nhân viên giám sát thực hiện để theo dõi sự an toàn của hóa chất nên bao gồm những tiêu chí sau:

− Dán nhãn/ký tên một cách đúng đắn;

− Áp dụng/tiến hành công việc một cách đúng đắn;

− Sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) và các phương tiện thay thế;

− Cập nhật bảng dữ liệu an toàn vật tư;

− An toàn.

2.3.2. Mã hóa màu

Việc mã hóa màu cho vật tư và trang thiết bị làm vệ sinh bệnh viện là để bảo đảm không dùng những vật dụng đó cho nhiều khu vực khác nhau, do đó làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Nên ấn định các màu cho những khu vực chức năng cụ thể và thống nhất trong toàn bộ cơ sở y tế. Phương pháp áp mã màu sắc cho các vật dụng phải rõ ràng, cố định và phù hợp với thực hành ở địa phương. Dưới đây là những vật liệu và trang thiết bị để làm vệ sinh nên có mã màu sắc:

Tất cả các vật liệu và trang thiết bị để làm vệ sinh, ví dụ:

− Vải lau (dùng lại được và dùng một lần),

− Xô thùng,

− Tạp dề,

− Găng tay.

Những vật liệu và trang thiết bị sau đây không cần phải có mã màu sắc:

− Chất tẩy trắng và các chất khử khuẩn,

− Trang thiết bị nhà bếp (ví dụ, thớt và dao).

Bảng 1.3: Phân loại khu vực và hệ thống mã màu vệ sinh môi trường

Khu vực Mã màu sắc

Các phòng tắm, phòng rửa mặt, buồng tắm vòi hoa sen, bệ xí, chậu rửa và

sàn nhà tắm Đỏ

Các khu vực chung bao gồm các bệnh phòng, các khoa, văn phòng và chậu

rửa ở các khu vực công cộng Xanh nước biển

Các khoa cung cấp thực phẩm, các khu vực nấu ăn trong bệnh phòng và

nơi ăn uống của người bệnh tại bệnh phòng Xanh lá cây

Các bệnh phòng cách ly / Các khu vực cách ly

Vàng Các phòng mổ

Trắng

2.3.3. Trang thiết bị sử dụng trong dịch vụ vệ sinh môi trường bệnh viện

Máy móc theo định nghĩa là các thiết bị cơ hoặc điện, tức là máy hút làm vệ sinh chân không (có lọc HEPA), máy đánh bóng, bàn chải, máy làm vệ sinh bằng hơi nước, máy hút bụi ở thảm... Lựa chọn máy móc đúng đắn là kết quả của việc đánh giá toàn diện dựa trên các tiêu chí về hóa chất, vật tư/trang thiết bị. Khi chọn máy móc cũng cần tính đến giá cả và sự sẵn có của phụ tùng.

Việc đánh giá nên bao gồm chi phí thực và năng suất có thể đạt được, nếu có thể thì dành thời gian chạy thử các loại máy móc có thể dùng để xem chúng có đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện không. Các trang thiết bị thích hợp sẽ làm giảm hoạt động thể chất của người điều khiển máy.

Hình 1.6. Mẫu phương tiện vệ sinh môi trường 2.3.4. Buồng của nhân viên làm vệ sinh

Cơ sở y tế nên có các buồng dành cho nhân viên vệ sinh, tối thiểu là mỗi tầng và sẽ tốt hơn nếu mỗi khoa đều có loại buồng này. Có thể kết hợp buồng của nhân viên vệ sinh với phòng để các tiện ích vệ sinh. Nên áp dụng các khuyến cáo dưới đây cho các buồng:

− Nên có nước nóng và nước lạnh trong các buồng.

− Nên bố trí chỗ lấy/đổ nước ở độ cao có thể làm giảm đến mức tối thiểu nỗ lực đổ nước vào hoặc đổ nước ra khỏi xô thùng.

− Nên giữ cho các buồng thông thoáng khí.

− Nên cất giữ tất cả các hóa chất và vật tư ở các giá thích hợp trên sàn ở độ cao tiếp cận được.

− Nên lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp.

− Bố trí buồng ở chỗ dễ tiếp cận với khu vực phục vụ.

− Nên lắp khóa cho tất cả các cửa.

− Kích cỡ của buồng nên phù hợp với lượng vật tư, trang thiết bị, máy móc và các hóa chất cất giữ trong đó.

− Nên kiểm tra các buồng thường xuyên để bảo đảm rằng các điều kiện có được sẽ tối ưu hóa quá trình tiến hành công việc thủ công và những nguyên tắc khoa học về lao động.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(269 trang)