Chương IV Hướng dẫn thực hành hiệu quả trong xử lý chất thải y tế
2. Cung ứng dịch vụ quản lý chất thải y tế
2.4. Xử lý và hủy bỏ chất thải y tế
Quy tắc tối cao trong việc xử lý và hủy bỏ chất thải đã tạo ra là nguyên tắc bổn phận chăm sóc và nguyên tắc người làm ô nhiễm phải trả phí. Mỗi người tạo ra chất thải sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm xử lý an toàn và hủy bỏ chất thải đã tạo ra.
2.4.1. Hủy bỏ chất thải thông thường
Mỗi cơ sở y tế, bất kể quy mô và địa điểm, chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển ngoại viện và hủy bỏ chất thải thông thường đã tạo ra. Không được phép chôn hoặc đốt tại chỗ các chất thải sinh hoạt. Nếu chính quyền thành phố không cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nói chung, cần có các thỏa thuận với các công ty vận tải địa phương để đưa chất thải đến bãi rác gần nhất.
2.4.2. Xử lý chất thải nguy hại
Xử lý chất thải nguy hại là một quá trình phức tạp và thường rất tốn kém. Nếu có thể, chỉ nên tiến hành ở cấp độ bệnh viện huyện và cao hơn. Chỉ nên thu gom, lưu giữ và thường xuyên vận chuyển chất thải dược học, chất thải hóa học và các chất thải nguy hại khác đi xử lý cuối cùng ở các cơ sở tuyến tỉnh.
Có thể xử lý chất thải truyền nhiễm và vật sắc nhọn tại các bệnh viện tuyến huyện.
trừ việc khử khuẩn các chất thải truyền nhiễm phát sinh trên cơ sở từng trường hợp. Dưới đây là hệ thống chung để xử lý chất thải y tế nguy hại ở Việt Nam.
Sơ đồ 1.10: Quy trình xử lý chất thải y tế nguy hại a. Xử lý chất thải lây nhiễm và vật sắc nhọn
Nhìn chung, các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến dưới nên tránh tự xử lý chất thải mà nên đưa chất thải đi xử lý ở những cơ sở có chuyên môn hơn. Cân nhắc các tác động môi trường của những giải pháp xử lý khác nhau, các nguy cơ về y tế công cộng và sức khỏe nghề nghiệp, nên áp dụng thứ bậc hệ thống xử lý sau đây:
− Đốt chung hoặc xử lý bằng hơi nước quy mô lớn (hấp);
− Đốt nhiệt độ cao, nhiên liệu dầu cỡ trung bình;
− Xử lý bằng hơi nước (hấp);
− Chôn lấp đảm bảo vệ sinh có kiểm soát, không xử lý, nhưng xử lý chất thải tối thiểu là hàng ngày (chỉ ở các khu vực nông thôn, miền núi).
Chỉ cho phép đốt chất thải truyền nhiễm trong các thùng hoặc lò đốt rác đơn giản trên cơ sở tạm thời, ngoại lệ và có văn bản chấp thuận của công an môi trường địa phương và Phòng y tế quận/huyện. Không được hủy bỏ chất thải truyền nhiễm và vật sắc nhọn cùng với chất thải thông thường.
So với việc xử lý bằng hơi nước, việc đốt cũng đem lại một giải pháp cho các dòng chất thải nguy hại khác như dược phẩm hoặc hóa chất. Ngoài các lý do kỹ thuật và kinh tế, lò đốt đòi hỏi phải có lượng lớn chất thải cần xử lý. Dựa trên điều kiện sẵn có, quyết định xử lý chất thải nguy hại sinh học như theo sơ đồ sau:
C :
Sơ đồ 1.11: Quy trình ra quyết định xử lý chất thải lây nhiễm Xử lý chất thải truyền nhiễm và vật sắc nhọn bằng cách đốt:
Theo truyền thống, đốt là phương pháp xử lý chất thải y tế hay được áp dụng nhất.
Do tác động môi trường mà các chất phát xạ gây ra từ lò đốt (khí thải qua ống khói, tro dưới đáy, tro bị ô nhiễm và nước thải từ việc xử lý bằng khí lò), nên lò đốt rác cỡ nhỏ và cỡ trung bình bị phê phán nhiều. Trong thực hành, việc các lò đốt rác cỡ trung bình tiêu thụ nhiều nhiên liệu (khoảng 0,3 – 1 lít nhiên liệu / kg chất thải) cũng là vấn đề lớn.
Khi đốt, chất thải bệnh viện và các tác nhân gây bệnh bị ô xi hóa. Các lò đốt rác tối
và hệ thống giám sát phát tán (CEM). Trong khi trong buồng thứ nhất diễn ra việc khí hóa chất thải, thì khí tạo ra sẽ được đốt cháy ở trong buồng thứ hai ở nhiệt độ 800 – 1200°C và phá hủy được mầm bệnh. Một vấn đề xảy ra khi đốt chất thải bệnh viện là hàm lượng PVC cao. Khi đốt PVC thường tạo ra HCl, có thể gây ra những chất khí độc hại và gây ung thư như Dioxin và Furan.
Việc đốt cũng tạo ra thêm vấn đề hủy bỏ tro sinh ra. Tro này của lò đốt rác thường bị phân loại thành chất độc tiềm tàng vì chứa nhiều kim loại nặng... Do đó không nên bỏ tro của lò đốt rác đi bằng cách chôn lấp không đảm bảo mà không làm trơ hóa và ổn định trước.
Xử lý chất thải truyền nhiễm và vật sắc nhọn bằng hơi nước:
Ngày nay có những hệ thống xử lý nhiệt (dùng hơi nước) khác nhau. Tất cả những công nghệ này có một điểm chung là hơi nước. Vì hơi nóng truyền vào nước, nên nhiệt độ của nó sẽ tăng lên đến nhiệt độ điểm sôi hoặc nhiệt độ bão hòa mà ở đó nước biến thành hơi nước. Dưới áp suất không khí, nhiệt độ bão hòa của nước là 100°C. Dưới các áp suất cao hơn (ví dụ như trong bình áp suất của một nồi hấp), nhiệt độ bão hòa cao hơn. Ví dụ, ở áp suất 3,2 barơ, nước sôi ở 134°C.
Các hệ thống dựa vào hơi nước làm bất hoạt vi sinh vật bằng hơi nóng (làm đông các protein). Tuy nhiên quá trình bất hoạt kết hợp các tác động của hơi ẩm, hơi nóng và áp suất. Nếu chọn cách xử lý chất thải bằng hơi nước, thì cần tuân theo các thông số mà Bộ Y tế đề ra.
Chú ý: Không khuyến cáo tiệt khuẩn các chất thải truyền nhiễm và vật sắc nhọn bằng hóa chất hoặc khí nóng. Tất cả các cơ sở xử lý và hủy bỏ phải có giấy chứng nhận hoặc giấy phép của cấp có thẩm quyền và phải thỏa mãn các điều kiện nghiêm ngặt.
b. Xử lý các chất thải nguy hại khác
Cần xử lý các chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao do các bệnh viện huyện tạo ra bằng các phương pháp xử lý nhiệt (hơi nước) ở gần nơi tạo ra chúng hoặc trực tiếp trong phòng thí nghiệm. Sau khi xử lý, chúng được coi như chất thải truyền nhiễm.
Cần khử bạc từ các chất cố định dùng trong các quá trình chụp ảnh X-quang (phục hồi bạc) trước khi hủy bỏ. Tiến hành việc phục hồi ngay trong cơ sở hoặc bán chất cố định này cho các công ty có chuyên môn.
Cần trung hòa chất thải lỏng nguy hại trước khi đổ ra hệ thống nước thải. Cần cất giữ và vận chuyển chất thải lỏng nguy hại không thể trung hòa được - như các dung môi hoặc chất lỏng halogen hóa - đến các cơ sở xử lý có chuyên môn hơn.
Cần cất giữ chất thải không truyền nhiễm nhưng nguy hại, ví dụ như chất thải chứa kim loại nặng, chất thải dược học hoặc chất thải hóa học, trong kho chứa chất thải
nguy hại của bệnh viện huyện và thường xuyên vận chuyển lên tuyến tỉnh để xử lý tiếp.