Chương II Quy trình thực hành chuẩn
5. Quy trình thực hành chuẩn (QTTHC): Đóng gói dụng cụ
Quy trình thực hành chuẩn này (QTTHC) có giá trị và bắt buộc tất cả các nhân viên có trách nhiệm tái xử lý dụng cụ y tế tuân theo. QTTHC chỉ có giá trị nếu được Giám đốc CSYT ký và phê chuẩn. Nó đảm bảo rằng QTTHC sẽ không vi phạm bất kỳ chính sách nào của ngành y tế và liên quan. Bản sao của QTTHC có thể nhận được từ người phụ trách của khoa KSNK và trưởng đơn vị TKTT.
A
Thông tin chung
Ngày biên soạn:
01.01.2013 Số phê duyệt:
RN I Phát hành:
Khoa KSNK Đơn vị TKTT MỤC ĐÍCH:
Thiết lập hướng dẫn sử dụng đúng cách đóng gói dụng cụ, sử dụng đúng vật liệu và phương pháp đóng gói giúp bảo vệ sự tiệt khuẩn của các dụng cụ tiệt khuẩn cho tới khi các dụng cụ được sử dụng.
CHÍNH SÁCH:
Những dạng đóng gói tiệt khuẩn dưới đây là những phương pháp hiện nay được chấp nhận sử dụng:
− Thùng khử khuẩn cứng
− Túi đóng gói bằng chất dẻo
− Giấy gói/vải gói loại dệt hoặc không dệt chuyên dụng TRÁCH NHIỆM:
Tất cả nhân viên đóng gói dụng cụ y tế cho tiệt khuẩn.
B
Quy trình thực hành chuẩn
PHẠM VI CỦA QTTHC:
Nó bao gồm tất cả các quá trình đóng gói dụng cụ trong bệnh viện nơi mà tại đó các dụng cụ y tế được đóng gói chờ tiệt khuẩn.
QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHUẨN:
Những thùng tiệt khuẩn cứng
1. Đây là những thùng kim loại hoặc nhựa được sử dụng để chứa các bộ dụng cụ và cung cấp sự bảo vệ để bảo trì tiệt khuẩn trong và sau khi tiệt khuẩn.
2. Khi những thùng này được đưa trở lại khu vực khử nhiễm, những giỏ bên trong chứa dụng cụ bẩn phải được loại bỏ và thiết bị được làm sạch theo các quy trình khử nhiễm được thiết lập.
3. Tháo rời vòng kẹp bộ lọc trên cả nắp và thùng chính, sau đó tháo và loại bỏ bộ lọc một lần. Cũng tháo và loại bỏ chỉ số hóa chất đã sử dụng và thẻ kiểm tra tải trọng.
4. Làm sạch thật kỹ các phần của thùng. Làm sạch có thể được thực hiện bằng tay hoặc máy.
5. Kiểm tra cẩn thận tất cả các phần của thùng đối với các hư hại hoặc làm sạch không đủ, sau đó đưa vào phòng chuẩn bị.
6. Thay thế các màng lọc và siết chặt vòng kẹp bộ lọc.
7. Lắp lại các bộ dụng cụ và đặt vào trong giỏ lưới bên trong cùng với bảng danh sách dụng cụ. Nếu sử dụng chỉ số báo trong, đặt vào trong giỏ.
8. Đặt nắp vào đáy thùng và đóng chốt.
9. An toàn cho thùng bằng cách gắn chặt các dấu niêm phong lên các chốt của thùng.
Chú ý: Dấu cũng có chức năng như chỉ số hóa học bên ngoài đối với tiết khuẩn bằng khí ga hoặc hơi nước
10. Hãy chắc chắn nhãn thùng đúng với nội dung trong thùng.
Túi đóng gói bằng chất dẻo
1. Lựa chọn đóng gói kích thước phù hợp với yêu cầu dụng cụ được đóng gói. Chú ý đến phồng đủ để đóng gói an toàn.
2. Che tất cả các dụng cụ có điểm sắc nhọn với phần bảo vệ đầu để ngăn chặn phần đầu gây ra thủng gói.
3. Đặt các dụng cụ vào trong hộp với “xử lý cuối” thiết bị về phía cuối của hộp để người sử dụng mở ra.
4. Khi đóng gói bằng hai vỏ bao bì, lựa chọn túi ngoài kích thước lớn để cho phép túi bên trong vẫn mở. Sự xếp gói bên trong có thể cản trở sự tiệt khuẩn thâm nhập vào gói.
5. Các túi ép dính nên được ép bằng nhiệt đường ép đơn nếu miệng túi có độ dài khoảng 5/8” hoặc đường ép đôi nếu độ dài nhỏ hơn 5/8 chiều dày. Sử dụng túi ép dạng tự gắn cũng có thể chấp nhận được. Tất cả đường ép trên túi phải được kiểm tra cẩn thận với các trường hợp đường ép có các nếp nhăn hoặc “đường hầm” có thể gây ra lây nhiễm vào bên trong túi.
6. Đặt một miếng băng chỉ thị tiệt khuẩn cho biết dụng cụ đã lên mặt nhất định của gói, băng này đã được viết rõ các thành phần và các bước chuẩn bị trên băng.
7. Đối với plasma tiệt khuẩn nhiệt độ thấp (Plasma), chọn túi có vỏ Tyvek với kích thước phù hợp để hỗ trợ cho dụng cụ được đóng gói. Đặt một miếng băng chỉ thị tiệt khuẩn dung cho hấp plasma nên mặt nhất định của túi. Băng này đã được viết rõ các thành phần và các bước chuẩn bị trên băng.
Bao gói bằng vải dệt và vải ép
1. Bao gói bằng vải muxơlin phải được giặt, kiểm tra các lỗ và không có sợi bông giữa các lần sử dụng. Số sợi tối thiểu là 240 sợi mỗi 2,5 cm2 và phải được viền ở xung quanh.
2. Tất cả dụng cụ được bao gói trong muxơlin, giấy, vải dệt từ sợi hoặc các chất liệu không dệt sẽ được đóng gói tiếp theo trong hai lớp vật liệu đóng gói.
3. Chọn bao gói với kích thước phù hợp để phủ toàn bộ dụng cụ được bao gói. Đặt dụng cụ trong giấy/vải gói và gói dụng cụ với dạng phong bì hoặc phương pháp góc vuông.
Chú ý: Thông thường, những dụng cụ nhỏ được đóng gói tốt nhất bằng cách sử dụng đóng gói dạng phong bì và với dụng cụ lớn sử dụng phương pháp gói góc vuông.
4. Đóng gói và niêm phong bằng sử dụng băng chỉ keo chỉ thị tiệt khuẩn thích hợp, và chọn lựa chỉ thị tiệt khuẩn phụ thuộc vào phương pháp tiệt khuẩn được sử dụng, và sẽ được viết ra miêu tả nội dung, thông tin chuẩn bị trên băng, và dịch vụ ở nơi mà dụng cụ sẽ được sử dụng hoặc lưu giữ (nếu không QTVHC).
C
Thông tin liên quan khác
CÁC TÀI LIỆU KHÁC CÓ THỂ ĐƯỢC ÁP DỤNG:
THAM KHẢO:
D
Phê duyệt
Biên soạn:
Tên: Người biên soạn Ngày:
Chữ ký:
_____________
Phê duyệt:
Tên: Giám đốc CSYT Ngày:
Chữ ký:
_______________
Phát hành:
Tên: CSYT Ngày:
Chữ ký:
________________