Chương II Hướng dẫn thực hành hiệu quả tại trung tâm khử khuẩn - tiệt khuẩn (CSSD)
3. Quản lý chất lượng khử khuẩn-tiệt khuẩn
Tất cả các dụng cụ và trang thiết bị của đơn vị TKTT phải được bảo dưỡng một cách thường quy, có chuẩn định, có theo dõi và thử nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất phù hợp với các máy móc cụ thể. Nếu có thể, đơn vị TKTT nên có những trang thiết bị phù hợp với nhiệm vụ giám sát quá trình độc lập tự động hoặc thiết bị ghi thông tin. Các nhà quản lý cần bảo đảm rằng các chế độ bảo dưỡng và kiểm tra đáp ứng được những chuẩn tối thiểu được quy định theo luật định.
Đối với việc giám sát các máy tiệt khuẩn (nồi hấp), cần sử dụng các hướng dẫn sau đây:
− Chỉ thị hóa học (băng keo nhiệt) được dán bên ngoài mỗi gói để cho thấy gói hàng đó đã được đưa qua một chu kỳ tiệt khuẩn, nhưng những chỉ số này không chứng minh rằng nó đã đạt được tới sự tiệt khuẩn mà chỉ để thẩm tra việc một bộ dụng cụ đã trải qua quá trình tiệt khuẩn (bên ngoài các bộ dụng cụ đã qua nhiệt độ cần đạt để tiệt khuẩn).
− Đối với việc kiểm tra và giám sát các máy tiệt khuẩn, cần sử dụng một tổ hợp các chỉ thị giám sát về cơ học, hóa học và sinh học để bảo đảm tính hiệu quả của quá trình tiệt khuẩn.
− Cần theo dõi các chỉ số cơ học (ví dụ như thời gian, nhiệt độ, áp suất) và các chỉ thị hóa học (bên ngoài) của từng chu kỳ hấp trọng lực.
− Không sử dụng các dụng cụ đã qua xử lý nếu các chỉ số cơ học (ví dụ như, thời gian, nhiệt độ, áp suất) hoặc các chỉ thị hóa học (bên ngoài) cho thấy việc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép.
− Áp dụng cho tối thiểu là một bộ dụng cụ trong mỗi chu kỳ hấp phải có một chỉ thị hóa học bên trong bộ dụng cụ (chỉ thị được đặt trong gói).
Dùng các chỉ thị sinh học để theo dõi tính hiệu quả của các máy tiệt khuẩn tối thiểu là mỗi tháng một lần với một chế phẩm thương mại từ bào tử (ví dụ như Geobacillus stearothermophilus đối với hơi nước) đặc thù với các tham số chu kỳ và chủng loại của máy tiệt trùng. Vì bào tử Bacillus dùng trong các chỉ thị sinh học có độ kháng cao hơn và có mặt với số lượng lớn hơn là các vi sinh vật gây ô nhiễm phổ biến tìm thấy ở các trang thiết bị chăm sóc người bệnh, nên việc chứng tỏ rằng chỉ thị sinh học đã bất hoạt (tiêu diệt) hầu hết tất cả những mầm bệnh tiềm tàng khác trong khi hấp ướt có trọng lực.
− Sau khi sử dụng một chỉ thị sinh học và có kết quả dương tính duy nhất với một phương pháp khác phương pháp tiệt khuẩn bằng hấp hơi nước, hãy coi tất cả những vật dụng đã được xử lý trong máy tiệt khuẩn đó, trong khoảng thời gian từ chu kỳ tiệt khuẩn có chỉ số sinh học âm tính cuối cùng đến chu kỳ tiếp theo có các kết quả cho thị sinh học thỏa đáng là không vô trùng. Nên tìm lại những vật dụng không vô trùng này nếu có thể và đem xử lý lại.
− Nếu dùng các máy tiệt khuẩn tiền chân không, cần thực hiện thử nghiệm loại đuổi khí (thử nghiệm Bowie-Dick) tối thiểu là mỗi tuần một lần để bảo đảm rằng máy tiệt khuẩn đó có khả năng loại bỏ không khí ra ngoài các bộ dụng cụ và lò hấp ướt.
Hình 1.4: Chỉ số sinh học và các chỉ số hóa học khác nhau 3.2. Các quy trình thực hành chuẩn
Các quy trình thực hành chuẩn (SOP) phải được viết lại thành những tài liệu mô tả một cách rất chi tiết các quy trình thường quy cần làm theo trong mỗi chu trình của quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn, và tiếp theo đó là một quá trình phân tích hoặc một hành động ở tiếp theo của Đơn vị TKTT hoặc ở các khoa khác. Việc sử dụng nhất quán một thực hành chuẩn đã được phê duyệt bảo đảm sự tuân theo các thực hành của cơ quan, làm giảm tải sự gắng sức trong công việc và giảm những sự cố sai sót có ảnh hưởng quan trọng đặc biệt đối với vấn đề quản lý của đơn vị TKTT.
Cũng có thể coi thực hành chuẩn cũng là một nguồn tài liệu giúp để tập huấn, để tham khảo và là dẫn chứng bằng tư liệu về các quy trình thích hợp.
3.3. Các biểu mẫu và tài liệu hữu ích
Các biểu mẫu sau đây có thể hữu ích cho việc vận hành một đơn vị TKTT; có thể tham khảo chúng trong phụ lục. Bảng kiểm nên kèm theo tháng và năm về việc vận
− Bộ Quy tắc hoạt động chuẩn mẫu.
− Mẫu danh mục đóng gói dụng cụ.
Ghi nhớ!
Bạn có thể làm sạch mà không cần tiệt khuẩn nhưng bạn không bao giờ có thể tiệt khuẩn mà không làm sạch trước đó.
Việc sử dụng các bộ dụng cụ được chuẩn hóa, danh mục đóng gói và số hiệu các bộ dụng cụ được khuyến cáo.
Tiến hành bảo dưỡng dụng cụ là một việc cần làm vì nó có thể kéo dài tuổi thọ của các dụng cụ đắt tiền.
Phương pháp tiệt khuẩn kinh tế nhất, được xây dựng tốt nhất và được khuyến cáo là tiệt khuẩn bằng hơi nước.
Nếu có thể, nên dùng các lò hấp chân không-hơi nước-chân không tiên tiến để tiệt khuẩn dụng cụ.
Cần thực hiện các thử nghiệm sinh học, hóa học và cơ học để thẩm tra xem mọi vật dụng có được chạy qua một chu kỳ xử lý đúng theo yêu cầu trong máy tiệt khuẩn không.
Những câu hỏi chính cần giải đáp:
Để quản lý công tác vệ sinh, bệnh viện có chia thành các khu vực có nguy cơ rất cao, cao, đáng kể và thấp không?
Có kế hoạch làm vệ sinh, có mô tả các loại hình làm vệ sinh và tần suất làm vệ sinh cho những khu vực khác nhau không?
Có sẵn các trang thiết bị và vật tư tiêu hao cần thiết không?
Có hệ thống mã hóa màu cho các trang thiết bị không?
Có hệ thống kiểm tra nội bộ và giám sát thường xuyên không?
1. Tổ CHỨC và QuảN Lý CáC DịCH vụ vệ SINH 1.1. yêu cầu và trách nhiệm
Phải coi việc đem lại một môi trường sạch sẽ và an toàn cho chăm sóc y tế là một ưu tiên thiết yếu của mỗi cơ sở y tế và là trách nhiệm rõ ràng của các nhà quản lý cơ sở y tế. Tình trạng sạch sẽ ở các bệnh viện không chỉ đơn thuần là giữ gìn cho bệnh viện được sạch sẽ theo khái niệm thông thường. Môi trường bệnh viện sạch còn giúp cho người bệnh và khách đến thăm nhận thấy trách nhiệm của nhân viên và của các nhà quản lý trong việc quan tâm đến mọi khía cạnh chăm sóc, cách thức tổ chức và vận hành bên trong bệnh viện. Không thể có một bệnh viện “tốt” mà lại không phải là một bệnh viện sạch sẽ và ngăn nắp.
Một trong những biện pháp phòng ngừa quan trọng để giúp phòng ngừa và kiểm soát những nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế chính là công việc vệ sinh thường quy (và khử khuẩn) của những vật dụng không thiết yếu bao gồm tất cả các bề mặt trong môi trường chăm sóc. Mục đích của vệ sinh môi trường thường quy là để:
− Giảm số lượng các vi sinh vật có thể tiếp xúc với người bệnh, khách đến thăm,