Quản lý chất lượng xử lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 99 - 103)

Chương IV Hướng dẫn thực hành hiệu quả trong xử lý chất thải y tế

3. Quản lý chất lượng xử lý chất thải y tế

Trong công tác quản lý chất thải y tế, thường xuyên kiểm tra các hệ thống xử lý chất thải và giám sát liên tục việc thực hiện của những người tạo ra chất thải và của nhân viên xử lý chất thải là một việc cần phải làm.

Ví dụ các bệnh viện ngày càng hay dùng cách khử khuẩn tiêu độc bằng hơi nước để xử lý chất thải nguy hại sinh học. Nhiều cơ sở sử dụng các chỉ số sinh học để định kỳ giám sát tính hiệu suất của quá trình khử trùng tiêu độc. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa ra các quy định về việc định kỳ giám sát những chu kỳ khử khuẩn tiêu độc như vậy.

Bên cạnh việc kiểm tra và giám sát theo yêu cầu của luật, giám sát nội bộ cũng là một công cụ quan trọng của một hệ thống quản lý chất thải bền vững. Ngày nay người ta khuyến cáo tiến hành thường xuyên việc “kiểm toán chất thải y tế” để có được ý tưởng rõ ràng về tình hình chất thải y tế hiện tại.

Kiểm toán chất thải y tế là bước thứ nhất để thực hiện một hệ thống quản lý chất thải có hiệu quả kinh tế và có tính sinh thái học. Trước những hành động để thực hiện công tác quản lý chất thải hiện đại, cần phải có được một bức tranh chi tiết về tình hình hiện tại của công tác này.

Mục đích của việc kiểm toán chất thải y tế là tiến hành một cuộc điều tra về các dòng chất thải ở một bệnh viện và kiểm tra xem chất thải được tạo ra ở đâu, gồm những loại nào, bằng cách nào, có bao nhiêu chất thải, và tại sao lại có chất thải.

Phải cân nhắc tiến hành việc này ở các bộ phận và tiểu bộ phận khác nhau, cũng như các tiểu bộ phận của một bệnh viện. Có thể tiến hành kiểm toán chất thải y tế trong toàn bộ bệnh viện, hoặc trong các khoa được chọn hoặc khoa đơn lẻ. Số liệu và thông tin thu thập được sẽ là cơ sở để đưa ra khái niệm và chiến lược quản lý chất thải, và để phát triển các chiến lược phòng ngừa ô nhiễm và làm giảm lượng chất thải đến mức tối thiểu. Số liệu sẽ rất thích hợp cho việc xác định những hành động có lợi nhất và xác định những khu vực tiềm tàng cần cải tiến trong công tác quản lý chất thải hiện hành. Ngoài ra, những số liệu này có thể làm cơ sở để kiểm soát hiệu suất và các bước phát triển công tác quản lý chất thải trong tương lai.

Trong Phụ lục 12 có một bảng kiểm để tiến hành các cuộc kiểm toán chất thải y tế.

3.2. Các quy trình hoạt động chuẩn

Mục đích hàng đầu của các Quy trình thực hành chuẩn (QTTHC) về chất thải y tế

công tác an toàn và có hiệu suất. Do đó điều cốt yếu là các nhân viên phải đọc và làm theo các QTHĐC; rất cần thiết phải tập huấn cho nhân viên về những QTTHC này để họ thực sự hiểu tại sao và bằng cách nào mà các QTTHC lại có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu điều hành, và giúp bảo vệ sức khỏe của họ.

Nguyên tắc chung cho các QTTHC là: “Hãy viết ra những điều bạn làm, hãy làm những gì được viết ra”.

Viết các QTTHC không phải là một quá trình dễ dàng. Nó đòi hỏi nhiều thời gian và phải phân tích các quá trình. Tuy nhiên, khi hoàn thành, nó mang lại lợi ích rất lớn.

Người có trách nhiệm cần viết rất rõ ràng về các mục tiêu của các Quy trình hoạt động chuẩn và giải thích một cách dễ dàng và chính xác về các bước công việc cần thiết để có quy trình chuẩn. Các nội dung điển hình của một QTTHC gồm có:

− Tiêu đề;

− Trong một số trường hợp, cần nêu mục đích của QTTHC;

− Ngày QTTHC bắt đầu có hiệu lực;

− Lần ấn hành và lời tuyên bố cho biết lần in này thay thế cho lần ấn hành trước của thời gian trước;

− Sự phân phát chính xác của QTTHC;

− Chữ ký của người chịu trách nhiệm về việc viết QTTHC;

− Chữ ký của người chịu trách nhiệm về việc cho phép ấn hành QTTHC.

Các QTTHC về chất thải y tế nguy hại nên có thêm:

− Ví dụ về các mối nguy hại và biểu tượng quốc tế;

− Các chuẩn an toàn và quá trình tiến hành công việc nói chung;

− Các tình huống khẩn cấp và sự cố đổ tràn [Số điện thoại liên lạc];

− Cấp cứu [Số điện thoại liên lạc];

− Hủy bỏ chất thải [Số điện thoại liên lạc];

− Địa chỉ và số điện thoại liên lạc của người phụ trách quản lý chất thải y tế;

− Mô tả về các phương án hủy bỏ.

Vì các Quy trình hoạt động chuẩn bao gồm các thông tin “ai, cái gì, ở đâu, như thế nào và tại sao” về các hoạt động của bệnh viện, nên điều quan trọng là các nhân viên phải làm quen với các Quy trình hoạt động chuẩn và lồng ghép chúng vào trong chương trình tập huấn. Có thể tìm thấy mẫu Quy trình hoạt động chuẩn liên quan đến việc quản lý chất thải trong Phụ lục.

3.3. Các biểu mẫu hữu ích

Việc xử lý chất thải y tế và các chất nguy hại đòi hỏi một số nghi thức hành chính, và có thể sử dụng những hình thức khác nhau để vận hành một hệ thống quản lý chất thải y tế. Có thể lựa chọn cách thực hiện trong phần phụ lục, bao gồm:

− Các biểu tượng nguy hại và an toàn;

− Các loại nguy cơ từ mầm bệnh;

− Mẫu – Hệ thống quản lý tài sản vật chất (PAM);

− Mẫu áp phích về các điểm phân loại;

− Mẫu nhãn chất thải truyền nhiễm;

− Phiếu phản ánh của người sử dụng hệ thống xử lý chất thải y tế;

− Lịch làm việc của hệ thống xử lý chất thải y tế;

− Phiếu yêu cầu thu gom chất thải y tế;

− Các mẫu nhập kho chất thải y tế nguy hại;

− Bản kê khai chất thải nguy hại;

− Lịch bảo dưỡng chất thải y tế;

− Bảng kiểm để kiểm tra chất thải y tế;

− Mẫu chính sách chất thải y tế;

− Bản mô tả công việc – Cán bộ quản lý chất thải y tế;

− Mẫu danh sách tham gia tập huấn;

− Mẫu Quy trình thực hành chuẩn;

− Các nghi thức chọn lọc dành cho các tình huống khẩn cấp;

− Mẫu phiếu chuẩn để báo cáo tai nạn.

Ghi nhớ!

› Một hệ thống phân loại tốt là chìa khóa mở ra một hệ thống quản lý chất thải tốt.

› Những loại chất thải khác nhau đòi hỏi phải được đóng gói theo các cách khác nhau cũng như các phương pháp xử lý và hủy bỏ khác nhau.

› Khuyến cáo thực hiện vận chuyển tập trung chất thải nội bộ.

› Các bệnh viện tối thiểu nên có hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với công ty môi trường. Không chôn chất thải trong khuôn viên của bệnh viện.

› Cần có một nơi lưu giữ chất thải tạm thời tốt và an toàn để tránh phát tán nhiễm khuẩn.

› Nếu có sử dụng các hệ thống xử lý chất thải tại chỗ, cần bảo đảm rằng chúng hoạt động tốt và được kiểm tra thường xuyên.

Các thực hành hiệu quả về tiêm an toàn

Chú ý: Bộ Y tế, Cục quản lý khám chữa bệnh đã ban hành “HƯỚNG DẪN TIÊM AN TOÀN”. Các khuyến cáo dưới đây được coi là để bổ sung cho hướng dẫn này và tập trung đặc biệt vào dụng cụ tiêm chích, các vấn đề hậu cần và xử lý.

Những câu hỏi chính cần giải đáp:

› Có thực hiện các hướng dẫn về tiêm an toàn không?

› Các nhân viên của bệnh viện có thường xuyên được tập huấn về cung cấp các mũi tiêm an toàn không?

› Có đủ cơ số thùng đựng chất thải sắc nhọn chất lượng cao để thu gom chất thải sắc nhọn tạo ra không?

› Có phiếu báo cáo tai nạn xảy ra do vật sắc nhọn không?

› Có các quy trình chuẩn đáp ứng với tai nạn do kim đâm không?

› Nhân viên có nguy cơ có được tiêm phòng viêm gan B không?

1. Tổ CHỨC và QuảN Lý Để CuNG CấP CáC MũI TIêM AN ToàN 1.1. Khái niệm, vai trò và trách nhiệm

1.1.1. Khái niệm

Tiêm an toàn là những mũi tiêm không gây hại cho người nhận mũi tiêm, người tiêm, hoặc tạo ra chất thải nguy hại cho những người khác.

Mũi tiêm an toàn không gây hại. Người cung cấp mũi tiêm chịu trách nhiệm bảo đảm rằng mũi tiêm được cung cấp một cách an toàn; ban quản lý cơ sở y tế chịu trách nhiệm để người cung cấp mũi tiêm đem lại các mũi tiêm an toàn.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(269 trang)