Quy trình thực hành chuẩn (QTTHC): Mẫu báo cáo tai nạn tổn thương

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 160 - 169)

Chương II Quy trình thực hành chuẩn

7. Quy trình thực hành chuẩn (QTTHC): Mẫu báo cáo tai nạn tổn thương

Sau mỗi tai nạn, người bị thương hoặc bị phơi nhiễm và một người thứ hai (ví dụ như người sơ cứu, nhân chứng, bác sỹ đã tiếp xúc...) có bổn phận nghiêm ngặt là điền mẫu báo cáo này. Điều đó giúp chúng tôi thực hiện các biện pháp cần thiết và phòng ngừa những tai nạn tiếp theo. Xin cảm ơn – Đội quản lý của bạn!

Xin đánh dấu câu trả lời vào ô thích hợp: .

A

Dữ liệu về người bị tại nạn

Họ: Tên: Ngày tháng năm sinh:

Nhân viên của bệnh viện?

Có, làm ở khoa: Vị trí:

 Không, nhân viên của công ty hợp đồng:

 Không, khác:

Đã được tiêm phòng Viêm gan B đầy đủ chưa?

 Có Không Không biết

Đã được tiêm phòng Uốn ván đầy đủ chưa?

 Có Không Không biết

Lần tiêm phòng uốn ván bổ sung gần nhất: (Ngày tháng năm) Tổng số liều đã được tiêm từ trước đến nay:

B

Dữ liệu về tai nạn

Ngày tháng năm/Thời gian

xảy ra tai nạn: Tại khoa/bệnh phòng: Những người khác có bị thương không ?

Không

Có–Bao nhiêu…

1. Hoạt động đã được thực hiện và chi tiết về tai nạn (mô tả ngắn gọn)

2. Loại vật sắc nhọn A – Kim (rỗng lòng)

 Bơm chuẩn  Bơm Insulin  Ống thông tĩnh mạch - lỏng

 Kim nối với đường truyền tĩnh mạch  Kim không dùng để khâu khác

 Bơm tiêm đã hút thuốc  Kim thép có cánh

 Khác:

B – Vật không phải kim – không làm từ thủy tinh

 Lưỡi trích  Dao mổ  Dụng cụ khâu  Giùi chọc  Dây kim loại

 Khác:

C – Vật không phải kim – thủy tinh

 Ống thuốc tiêm  Ống máu  Ống mao dẫn  Bản kính

 Khác:

1. Bị thương vào lúc nào?

 Trước  Trong khi

 Sau vật sắc nhọn được sử dụng cho mục đích đã định.

2. Có nhìn thấy máu trên thiết bị không?

CóKhôngKhông biết

3. Mặc phương tiện phòng hộ: CóKhông

Nếu có:  Tạp dề  Găng tay  Kính bảo hộ  Mặt nạ  Ủng

 Khác:

4. Khu vực cơ thể bị thương:

 Ngón trỏ  Ngón cái  Bàn tay/cổ tay  Cánh tay/khuỷu tay  Mặt/đầu/

cổ  Thân mình (trước/sau)  Đùi/đầu gối  Cẳng chân /mắt cá chân/bàn chân

 Khác:

5. Vết thương sâu như thế nào?:

 Nông  Sâu  Rất sâu

C

Dữ liệu về người bệnh nguồn

Họ tên người bệnh: Mã số bệnh viện của người

bệnh: Giới: NữNam

1. Người bệnh có mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường máu nào không:

 Không  Có – xin nêu rõ:

2. Người bệnh có sẵn sàng làm xét nghiệm HIV không?

 Có  Không

3. Người bệnh có sẵn sàng làm xét nghiệm Viêm gan không?

 Có  Không

4. Người bệnh có sẵn sàng đến làm xét nghiệm thêm không?

 Có  Không

D

Mô tả về các biện pháp sơ cứu

Mô tả về các biện pháp sơ cứu:

Sau khi bị thương có làm xét nghiệm HIV / Viêm gan không?

 Có  Không Bác sỹ đã tiếp xúc:

Có được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) không?

 Có  Không

Nếu có, xin hãy mô tả về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm đó:

E

Khẳng định tính xác thực

Người bị thương:

Họ tên:

Ngày tháng năm:

Nhân chứng:

Họ tên:

Ngày tháng năm:

Cán bộ phụ trách:

Họ tên:

Ngày tháng năm:

HƯớNG DẫN Xây DựNG CáC Quy TRìNH THựC HàNH CHuẩN Xử Lý CáC TìNH HuốNG KHẩN CấP

Ví dụ về các mối nguy hại F+ N

Các mối nguy hại cho

người và cho môi trường • … Các chuẩn an toàn và công

tác xử lý nói chung • …

Các tình huống khẩn cấp và sự cố đổ tràn [Số điện thoại liên hệ:

...]

 ...

...

Sơ cứu

[Số điện thoại liên hệ:

...]

1. …

2. …

3. …

Xử lý chất thải [Số điện thoại liên hệ:

1234567]

• …

YÊU CẦU/ĐỀ NGHỊ:

Khoa An toàn và sức khỏe môi trường

Cán bộ quản lý chất thải y tế - Ông/bà X

Văn phòng chính: XXX-XXX E-mail: XXX

PHẠM VI:

Toàn bệnh viện Ngày có hiệu lực:

1. Bản sửa lại:

Số trang: 1

CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN:

SOP-X

CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN:

SWF-X

HƯớNG DẫN CHọN LọC CáC TìNH HuốNG KHẩN CấP

Dưới đây là các mẫu quy trình an toàn dành cho các tình huống:

1. Đổ tràn máu và dịch cơ thể 2. Bị thương do kim đâm 3. Vỡ nhiệt kế thủy ngân

4. Gluteraldehyde hoặc formalin 5. Chất thải gây độc cho tế bào

6. Đổ tràn chất thải truyền nhiễm trong khi vận chuyển I. Đổ TRàN Máu và DịCH Cơ THể

Nếu bạn có khả năng làm sạch vết đổ tràn, hãy tuân theo các quy trình làm sạch thích hợp mô tả dưới đây và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp.

Quản lý chất thải đã tạo ra nếu thích hợp. Tham khảo ý kiến cán bộ quản lý chất thải y tế nếu cần thiết. Các nghi thức được khuyến cáo:

− Dùng khăn giấy phủ lên trên vết đổ tràn và cô lập khu vực với các biển hiệu

“sàn ướt”.

− Chuẩn bị bộ dụng cụ xử lý sự cố đổ tràn. Nếu không có, chuẩn bị những trang thiết bị sau:

+ Túi nhựa đựng chất thải truyền nhiễm.

+ Găng tay nhựa mủ không vô khuẩn, mặt nạ và kính bảo hộ.

+ Thuốc tẩy hypocloride (10.000 ppm hoặc hypocloride natri 1%).

+ Lượng khăn giấy đủ dùng.

− Mang phương tiện phòng hộ cá nhân và cẩn thận lau chùi vết đổ tràn, chú ý không làm bắn chất lỏng lên cơ thể.

− Dùng thêm khăn giấy phủ lên trên vết đổ tràn.

− Rưới dung dịch hypocloride / hypocloride natri lên khăn giấy và để đó trong 10 phút.

− Lau chùi khu vực, bỏ khăn giấy và găng tay vào một cái túi đựng chất thải truyền nhiễm và hủy bỏ như chất thải truyền nhiễm.

− Báo cho cán bộ quản lý chất thải y tế biết.

II. Bị KIM ĐâM HoặC TổN THƯơNG Do vậT SắC NHọN

Sau khi bị thương do kim đâm, cần tham khảo ý kiến bác sỹ ngay lập tức. Bác sỹ sẽ lưu ý thực hiện các hành động đầu tiên. Cần báo cáo các tổn thương do kim đâm cho lãnh đạo khoa hoặc cán bộ quản lý chất thải y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn để ghi vào sổ. Các hành động đầu tiên được mô tả như sau:

− Để cho vết thương tự chảy máu, không ấn, nặn hoặc hút chỗ bị thương.

− Rửa vết thương bằng xà phòng và nước.

− Báo cho người giám sát và đưa người bị thương đến bác sỹ để xử lý tiếp.

− Tiến hành báo cáo thương tổn (Báo cáo tai nạn).

− Xác định người bệnh nguồn. Đảm bảo rằng cả máu của người bệnh (có sự đồng thuận) và máu của người bị thương đều được xét nghiệm tìm:

+ HIV

+ HBV / HCV

− Viêm gan B: Nếu đã tiêm phòng thì không cần điều trị, nhưng nếu chưa được tiêm phòng thì xét nghiệm HBIG và khởi động chuỗi tiêm phòng viêm gan.

− HIV: Khởi động điều trị dự phòng trong vòng 2 giờ sau khi phơi nhiễm.

− Tiếp tục điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho đến khi có kết quả xét nghiệm HIV của người bệnh

− Thực hiện các xét nghiệm HIV:

+ Ngay lập tức sau khi xảy ra sự cố;

+ Sau 3 tháng và;

+ 1 năm sau khi bị thương.

− Nếu người đó có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV thì tư vấn và hướng dẫn.

− Báo cho cán bộ quản lý chất thải y tế biết III. vỡ NHIệT Kế THủy NGâN

Thủy ngân có thể xâm nhập vào cơ thể ở dạng hơi và qua da. Những dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân sớm nhất bao gồm rung cơ ngón tay và những thay đổi về tâm thần, sự kết hợp giữa cảm giác bất an và gây gổ được biết đến như trạng thái kích thích do thủy ngân. Một trong số những dấu hiệu sớm nhất là giảm khả năng viết tay. Có bằng chứng cho thấy sự phơi nhiễm với các mức thủy ngân thấp có thể làm tổn thương thận. Trong trường hợp xảy ra sự cố đổ tràn, nên làm theo các bước dưới đây:

− Nếu bạn có khả năng làm sạch vết đổ tràn, hãy tuân theo các quy trình làm

chất thải đã tạo ra nếu thích hợp. Tham khảo ý kiến cán bộ quản lý chất thải y tế nếu cần thiết.

− Mang phương tiện phòng hộ cá nhân: Găng tay, kính bảo hộ...

− Chuẩn bị bộ dụng cụ xử lý sự cố đổ tràn. Nếu không có, chuẩn bị những trang thiết bị sau:

+ Bàn chải + Xẻng nhựa

+ Xẻng gỗ và ống hút

+ Dụng cụ thu dọn thủy ngân đổ tràn bao gồm một miếng bọt biển và bột kẽm.

+ Bơm tiêm cỡ lớn hoặc thiết bị bơm chân không vận hành bằng tay.

− Dùng một miếng bìa các tông xúc thủy tinh lên.

− Bỏ thủy tinh vào một thùng chứa vật sắc nhọn hoặc can đặc biệt.

− Dùng một bơm tiêm hút thủy ngân và cho vào một chai thủy tinh.

− Rắc bột kẽm lên chỗ đó để tạo phản ứng hóa học “trung hòa” thủy ngân.

− Cho những vật liệu đã qua sử dụng vào chai và đóng nút cẩn thận.

− Dán nhãn chai thủy tinh một cách thích hợp.

− Báo cho cán bộ quản lý chất thải y tế biết về tai nạn, điền phiếu báo cáo

Lưu ý: Thủy ngân là chất thải nguy hại, nên thu gom và gửi đi để “hủy bỏ một cách đặc biệt”.

Iv. Sự Cố Đổ TRàN GLuTeRALDeHyDe HoặC FoMALDeHyDe

Có thể tìm thấy thông tin về các chất trong Bảng theo dõi an toàn vật liệu (MSDS) mà nhà sản xuất có, ví dụ như fomaldehyde:

− Tên hệ thống của fomaldehyde: methanal

− Các tên khác: Formalin, formol, andehyde metyla, oxit metylen

Trong cơ thể, fomaldehyde có thể gây ra hiện tượng protein bám một cách bất hợp lý vào DNA. Các động vật thí nghiệm phơi nhiễm với những liều lớn fomaldehyde hít vào cơ thể trong đời chúng đã bị mắc ung thư mũi và họng ở mức cao hơn bình thường. Fomaldehyde bị coi là chất có thể gây ung thư cho người.

Xử trí tức thời: Mở các cửa sổ và thông gió khu vực càng nhiều càng tốt. Nếu bạn có khả năng làm sạch vết đổ tràn, hãy tuân theo các quy trình làm sạch thích hợp và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp. Xử lý thích hợp chất thải đã tạo ra. Tham khảo ý kiến cán bộ quản lý chất thải y tế nếu cần thiết.

− Mang phương tiện phòng hộ cá nhân: Mặt nạ, găng tay, kính bảo hộ...

− Chuẩn bị bộ dụng cụ xử lý sự cố đổ tràn. Nếu không có, chuẩn bị những trang thiết bị sau:

+ Vôi bột hoặc tro natri carbonat;

+ Lượng khăn giấy đủ dùng;

+ Xô thùng hoặc túi nhựa.

− Rắc vôi bột hoặc tro natri carbonat lên trên vết đổ tràn.

− Làm sạch khu vực bằng khăn giấy.

− Làm càng nhanh và an toàn càng tốt.

− Xúc tất cả thủy tinh vỡ lên bằng miếng bìa các tông.

− Bỏ thủy tinh vào thùng chứa vật sắc nhọn hoặc can đặc biệt.

− Bỏ khăn giấy vào xô, hoặc túi nhựa và xả chất lỏng vào hệ thống cống rãnh bình thường.

− Rửa khu vực bằng nước và làm theo các phương pháp làm sạch thường quy.

− Báo cho cán bộ quản lý chất thải y tế biết về tai nạn, điền phiếu báo cáo.

v. Sự Cố Đổ TRàN CHấT THảI Gây ĐỘC CHo Tế Bào

Các thuốc dùng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư cũng gây độc cho tế bào. Vì rất khó phân biệt các tế bào ung thư với các tế bào lành mạnh, nên các thuốc gây độc cho tế bào không chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư, mà ảnh hưởng cả đến tất cả các tế bào đang phân chia. Do đó, có thể xảy ra các tác dụng phụ lớn như buồn nôn, rụng tóc, và suy giảm miễn dịch. Ngoài đường miệng và đường thở, các chất gây độc cho tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể qua da.

Những chất cụ thể có thể dùng để xử lý sự cố đổ tràn chất độc tế bào:

Thuốc Nhận xét Hành động khi có sự nhiễm bẩn

Amsacrine - Rửa kỹ với xà phòng và nước

Bất hoạt các vết đổ tràn lớn bằng hypocloride natri

Bleomycin - Rửa bằng nước

Carboplatin - Rửa kỹ bằng nước

Carmustine - Có thể chữa viêm tấy cục bộ bằng dung dịch carbonat acid natri

Mitomycin Gây kích thích Rửa ngay lập tức bằng carbonat acid natri 8,4% sau đó đến xà phòng và nước.

KHÔNG sử dụng kem bôi tay – vì kem này có thể làm tăng sự hút bám. Nhỏ mắt bằng dung dịch carbonat acid natri 2,74 %

− Giữ bình tĩnh, không hoảng hốt.

− Cô lập khu vực bị ảnh hưởng, bao vây khu vực đó bằng, ví dụ, biển hiệu sàn ướt.

− Mang phương tiện phòng hộ cá nhân:

+ Hai đôi găng tay bảo hộ;

+ Áo choàng chống được chất lỏng;

+ Kính bảo hộ an toàn;

+ Mặt nạ hô hấp;

+ Giầy bao;

− Chuẩn bị bộ dụng cụ xử lý sự cố đổ tràn. Nếu không có, chuẩn bị những trang thiết bị sau:

+ Đủ lượng chất hấp thụ;

+ Hóa chất làm sạch (cồn 70%);

+ Xẻng và kẹp nhỏ bằng nhựa để thu gom thủy tinh;

+ Các túi để hủy bỏ;

+ Xenlulose và xà phòng;

− Thu gom các mảnh thủy tinh.

− Lau chùi chất lỏng đổ tràn bằng xenlulose khô (tránh bắn tóe). Sử dụng xenlu- lose ướt cho bột đổ tràn.

− Làm sạch bằng hóa chất phù hợp (xem danh mục ở trên) và sau đó bằng xen- lulose ngâm trong dung dịch xà phòng. Nếu không có chất phù hợp, làm sạch bằng xenlulose ngâm trong cồn 70% và sau đó bằng xenlulose ngâm trong dung dịch xà phòng.

− Rửa khu vực bằng nước và tuân theo các phương pháp làm sạch thường quy.

− Báo cho cán bộ quản lý chất thải y tế biết về tai nạn, điền phiếu báo cáo.

vI. Sự Cố Đổ TRàN CHấT THảI Lây NHIễM TRoNG KHI vậN CHuyểN

− Cô lập khu vực bị ảnh hưởng, đánh dấu khu vực đó bằng biển hiệu, ví dụ, biển hiệu sàn ướt.

− Mang phương tiện phòng hộ cá nhân: Găng tay, áo choàng, kính bảo hộ an toàn.

− Chuẩn bị bộ dụng cụ xử lý sự cố đổ tràn. Nếu không có, chuẩn bị những trang thiết bị sau:

+ Đủ lượng chất hấp thụ dịch;

+ Hóa chất làm sạch (cồn 70%);

Xẻng và kẹp nhỏ bằng nhựa để thu gom thủy tinh;

+ Các túi để hủy bỏ;

+ Xenlulose và xà phòng;

− Nếu chất thải rắn lây nhiễm bị đổ tràn trong khi vận chuyển bên trong một bệnh viện, ngay lập tức hót vào một túi nhựa đựng chất thải lây nhiễm mới.

− Nếu chất thải rắn lây nhiễm bị đổ tràn trong khi vận chuyển ngoại viện, ngay lập tức hót vào một thùng chứa, bất luận nó có được bọc trong túi nhựa hay không.

− Nếu chất thải y tế nguy hại dạng lỏng bị đổ tràn trong khi vận chuyển bên trong một bệnh viện, nên liên lạc với người phụ trách buồng lưu giữ trung tâm để có hành động tức thời. Người thu gom phải liên lạc.

− Nếu chất thải y tế nguy hại thể lỏng bị đổ tràn trong khi vận chuyển ngoại viện, nên xử lý sự cố đổ tràn bằng cách xúc cát và/hoặc đất phủ lên chất lỏng đổ tràn, sau đó xúc cát/đất đó vào thùng đựng chất thải y tế nguy hại.

− Báo cho cán bộ quản lý chất thải y tế biết.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 160 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(269 trang)