Quy trình thực hành chuẩn (QTTHC): Làm sạch các vết tràn

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 169 - 173)

Chương II Quy trình thực hành chuẩn

8. Quy trình thực hành chuẩn (QTTHC): Làm sạch các vết tràn

Ví dụ về các mối nguy

hại T XI N

Các mối nguy hại cho người và cho môi trường

Thủy ngân có thể có tác động có hại cho con người, động vật và thực vật.

Các mối nguy hiểm tồn tại khi nuốt hoặc hít phải thủy ngân.

Có thể hấp thu hơi thủy ngân hoặc hợp chất thủy ngân hít vào cơ thể qua đường hô hấp và và tích tụ trong não, gây tổn thương cho hệ thần kinh.

Thủy ngân là mối nguy hiểm cho sức khỏe có thể gây ra nhiễm độc cấp tính, viêm kẽ phổi, viêm phế quản, rung cơ, kích thích, viêm lợi, viêm tấy da cục bộ và nhậy cảm hóa.

Thủy ngân cũng vừa độc thần kinh vừa hại thận.

Các chuẩn an toàn và công tác xử lý nói chung

I. CáC VếT Đổ TràN NHỏ: NHIệT Kế

Người sử dụng chịu trách nhiệm làm sạch các vết đổ tràn thủy ngân nhỏ. Không yêu cầu các nhân viên quản gia hoặc bảo vệ làm sạch vết đổ tràn.

Luôn luôn mang găng tay khi làm sạch vết đổ tràn. Dọn dẹp thủy tinh vỡ bằng xẻng hoặc khăn dày. Không nhặt thủy tinh vỡ bằng tay.

Gom tất cả thủy ngân và mảnh vỡ vào một khăn giấy ướt, miếng bọt biển, hoặc bộ dụng cụ chống đổ tràn thủy ngân và cho vào trong một túi hoặc thùng chứa có thể niêm phong được cùng với khăn giấy ướt, miếng bọt biển, hoặc bộ dụng cụ thu dọn thủy ngân và găng tay.

Ghi nhãn túi, dùng các từ chất thải nguy hại, thủy ngân, và ngày tháng năm xảy ra sự cố đổ tràn cùng với tên khoa.

Đặt túi trong buồng để vật dụng bẩn và liên hệ với khoa An toàn và sức khỏe môi trường để yêu cầu chuyển ngay chất thải nguy hại đi.

II. CáC VếT Đổ TràN LớN: MáY Đo HUYếT áP HoặC LớN HơN

Cô lập khu vực có vết đổ tràn bằng cách đặt một thùng hoặc bình chất thải lên vết đổ tràn để làm giảm sự lan tỏa hơi thủy ngân. Cô lập khu vực.

Ngay lập tức liên hệ với cán bộ quản lý chất thải y tế và yêu cầu một đội làm vệ sinh các chất nguy hại.

Không yêu cầu các nhân viên quản gia hoặc bảo vệ làm sạch vết đổ tràn.

Khoa An toàn và sức khỏe môi trường chịu trách nhiệm làm sạch các vết đổ tràn thủy ngân lớn.

Sơ cứu

[Số điện thoại liên hệ:

...]

Làm sạch khu vực bị nhiễm bẩn, xả nhiều nước lạnh. Ngoài ra, tham khảo phác đồ sơ cứu.

Tiếp xúc mắt: Xả nhiều nước lạnh ngay lập tức. Ngoài ra, tham khảo phác đồ sơ cứu.

Nuốt vào bụng: Đến khám bác sỹ ngay lập tức. Liên hệ với Trung tâm chống độc gần nhất.

Xử lý chất thải [Số điện thoại liên hệ:

1234567]

Không bỏ thủy ngân vào chỗ đựng rác nói chung hoặc vào hệ thống cống.

Thu gom riêng thủy ngân lỏng và chất thải bị nhiễm bẩn khỏi các chất thải khác trong các thùng chứa hoặc túi niêm phong được và chắc chắn.

Dán nhãn các thùng chứa và các túi nêu rõ chất thải nguy hại, chứa kim loại nặng (Thủy ngân).

YÊU CẦU/ĐỀ NGHỊ:

Khoa An toàn và sức khỏe môi trường

Cán bộ quản lý chất thải y tế - Ông/bà X

Văn phòng chính: XXX-XXX E-mail: XXX

PHẠM VI:

Toàn bệnh viện Ngày có hiệu lực:

1. Bản sửa lại:

Số trang: 1

CáC BIỂU MẪU LIÊN QUAN:

SOP-X

CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN:

SWF-X

8.2. Làm sạch các vết tràn a xít Ví dụ về các mối nguy

hại

Các mối nguy hại cho người và cho môi trường

A xít là các hóa chất ăn mòn gây ra tình trạng phá hủy nhìn thấy được hoặc những thay đổi thường xuyên ở mô da người tại chỗ tiếp xúc, hoặc có tính ăn mòn cao với thép.

Các chuẩn an toàn và công tác xử lý nói chung

Phải đeo kính bảo vệ mắt ở dạng kính an toàn bất cứ khi nào làm việc với a xít.

Nên mang găng tay khi làm việc với a xít. Găng tay dùng một lần bằng nhựa mủ hoặc nitril giúp bảo vệ khỏi bị tiếp xúc bất ngờ bằng tay với những lượng nhỏ của phần lớn các hóa chất phòng thí nghiệm.

Nên mang áo choàng, giầy kín mõm và mặc áo dài tay khi làm việc với a xít. Nên mang thêm quần áo bảo hộ nếu có khả năng xảy ra tiếp xúc da.

Cần có tấm chắn mỗi khi có nguy cơ bắn tóe. Tất cả các hóa chất ăn mòn phải có nhãn rõ ràng ghi rõ tên chính xác của hóa chất. Chấp nhận nhãn viết tay.

Cách ly a xít khỏi các hóa chất khác khi lưu giữ.

Sơ cứu

[Số điện thoại liên hệ:

...]

Phơi nhiễm da: Rửa chỗ da bị ảnh hưởng bằng nhiều nước trong khi cởi giày và quần áo bị nhiễm bẩn. Rửa trong ít nhất là 15 phút. Đến khám bác sỹ.

Phơi nhiễm mắt: Các vết bắn tóe có thể gây ra tình trạng phá hủy mô. Rửa mắt trong ít nhất là 15 phút, đồng thời thỉnh thoảng chớp chớp mắt. Đến khám bác sỹ ngay lập tức.

Các vết đổ tràn nhỏ: Không cố gắng làm sạch nếu bạn cảm thấy chưa đủ tin tưởng vào khả năng của mình hoặc nếu bạn nghĩ rằng nguy cơ lớn hơn so với các hoạt động bình thường của phòng thí nghiệm. Rắc carbonat natri hoặc carbonat a xít lên vết đổ tràn. Khi phản ứng ngừng lại thì dùng miếng bọt biển hoặc khăn giấy vét sạch.

Các vết đổ tràn lớn: Báo cho những người khác trong khu vực có vết đổ tràn. Tắt các nguồn có thể phát ra lửa trong khu vực. Sơ tán khu vực và dựng cửa vào khu vực bị đổ tràn. Liên hệ với Trung tâm chống độc gần nhất.

Xử lý chất thải [Số điện thoại liên hệ:

1234567]

Nên để cho nhân viên đã được huấn luyện đặc biệt, ví dụ như từ phòng thí nghiệm hoặc hiệu thuốc, trung hòa a xít.

YÊU CẦU/ĐỀ NGHỊ:

Khoa An toàn và sức khỏe môi trường Cán bộ quản lý chất thải y tế - Ông/bà X Văn phòng chính: XXX-XXX

E-mail: XXX

PHẠM VI:

Toàn bệnh viện Ngày có hiệu lực:

1. Bản sửa lại:

Số trang: 1

CáC BIỂU MẪU LIÊN QUAN:

SOP-X

CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN:

SWF-X

8.3. Làm sạch các vết tràn dung môi halogen Ví dụ về các mối nguy

hại

Các mối nguy hại cho người và cho môi trường

Các chất dung môi halogen hóa có chứa những vật liệu có thể gây ung thư ở động vật. Nguy cơ phụ thuộc vào độ dài và mức độ tiếp xúc. Hơn nữa, chúng gây ra các viêm tấy ở đường hô hấp, ở da và ở mắt, và có thể gây ra các rối loạn về máu, có thể ảnh hưởng đến các tế bào máu, và có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Có thể làm tổn thương thận, gan và phổi.

Các chuẩn an toàn và công tác xử lý nói chung

Nên đeo kính bảo hộ an toàn với hóa chất và sử dụng tấm bảo vệ mặt

Với tiếp xúc bất ngờ, nên mang găng tay nitril hai lớp và nên thay lớp bên ngoài ngay lập tức khi nó bị nhiễm bẩn.

Với tiếp xúc rộng, nên mang găng tay viton hoặc găng tay poly-vinyl acetate (PVA).

Nên mặc áo choàng phòng thí nghiệm.

Phải có nhãn hóa chất.

Không lưu giữ chung với các hóa chất khác.

Sơ cứu

[Số điện thoại liên hệ:

...]

Khử độc: Có thể rửa các bề mặt và vật dụng bị nhiễm ở mức độ nhẹ bằng xà phòng hoặc dung dịch thuốc tẩy.

Tiếp xúc da: Rửa da bằng xà phòng và nước. Gọi bác sỹ.

Tiếp xúc mắt: Ngay lập tức xả nước trong ít nhất là 15 phút. Gọi bác sỹ.

Nuốt vào bụng: Không gây nôn, trừ khi có chỉ định của cán bộ y tế. Nếu còn tỉnh táo, hãy uống nước. Gọi bác sỹ ngay lập tức

Hít vào: Chuyển ra chỗ thoáng khí. Gọi bác sỹ.

Các vết đổ tràn: Sử dụng quần áo bảo hộ. Tắt tất cả các nguồn phát ra lửa. Thông gió cho khu vực và rửa chỗ đổ tràn bằng thuốc tẩy và nước.

Xử lý chất thải [Số điện thoại liên hệ:

1234567]

Theo quy chế Quản lý chất thải y tế.

YÊU CẦU/ĐỀ NGHỊ:

Khoa An toàn và sức khỏe môi trường Cán bộ quản lý chất thải y tế - Ông/bà X Văn phòng chính: XXX-XXX

E-mail: XXX

PHẠM VI:

Toàn bệnh viện Ngày có hiệu lực:

1. Bản sửa lại:

Số trang: 1

CáC BIỂU MẪU LIÊN QUAN:

SOP-X

CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN:

SWF-X

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 169 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(269 trang)