Tổ chức vận chuyển và xử lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 91 - 95)

Chương IV Hướng dẫn thực hành hiệu quả trong xử lý chất thải y tế

2. Cung ứng dịch vụ quản lý chất thải y tế

2.3. Tổ chức vận chuyển và xử lý chất thải y tế

Hệ thống xử lý nội bộ chất thải y tế gồm có thu gom chất thải đã được phân loại, vận chuyển nội bộ và lưu giữ tạm thời. Ở một số cơ sở y tế, xử lý và cả hủy bỏ những chất thải cụ thể - như vật sắc nhọn, nhau thai hoặc tro của lò đốt rác – có thể là nhiệm vụ của hệ thống quản trị nội bộ. Một số cơ sở y tế khác vận chuyển, xử lý và hủy bỏ cuối cùng do một cơ quan bên ngoài cơ sở y tế.

Dưới đây là tổng quan về một hệ thống xử lý nội bộ điển hình, với các giao diện và những trách nhiệm thích hợp.

Điểm phân

loại A Điểm phân

loại B Điểm phân

loại C Điểm phân

loại D Điểm phân loại E

Điểm thu gom cục bộ

Kiểm tra

KHÔNG Báo cho người có trách nhiệm

Báo cho người có trách nhiệm Vận chuyển đến trung

tâm lưu tạm thời Giao diện cấp độ

bệnh phòng

Trung tâm lưu giữ tạm thời

Kiểm tra

KHÔNG

Nội bộ hoặc ngoại viện:

Xử lý / Hủy bỏ Đóng gói/Nhãn

Đúng?

Đóng gói/Nhãn Đúng?

Xử lý chất thải nói chung Hoặc khu vực lưu giữ

Do các dịch vụ trung tâm vận

chuyển Nhân viên vệ sinh bệnh phòng thực

hiện thu gom

Cán bộ quản lý kho lưu trữ

giữ

Sơ đồ 1.9: Quy trình quản lý chất thải y tế Có thể chia vận chuyển chất thải thành:

− Vận chuyển trực tiếp: Vận chuyển trực tiếp chất thải từ điểm phân loại đến nhà/ kho lưu giữ chất thải tạm thời (thông thường được dùng trong các cơ sở y tế nhỏ). Không sử dụng các điểm thu gom cục bộ trong trường hợp vận chuyển trực tiếp.

+ Bước thứ nhất: Vận chuyển chất thải từ điểm phân loại đến điểm thu gom cục bộ (nhân viên của bệnh phòng tương ứng thực hiện);

+ Bước thứ hai: Lấy chất thải từ nơi thu gom cục bộ và chuyển đến nhà lưu giữ chất thải tạm thời (nhân viên quản trị đảm nhiệm).

2.3.1. Phân loại và thu gom chất thải y tế

Theo quy định về quản lý chất thải của Bộ Y tế, dựa trên các vấn đề về vệ sinh, kinh tế, các dòng chất thải khác nhau được thu gom như dưới đây:

Chất thải thông thường: Thu gom thường xuyên, vận chuyển trực tiếp đối với các bệnh viện nhỏ, vận chuyển hai bước đối với các bệnh viện lớn hơn.

Chất thải tái chế được: Thu gom thường xuyên, vận chuyển trực tiếp đối với các bệnh viện nhỏ, vận chuyển hai bước đối với các bệnh viện lớn hơn.

Chất thải truyền nhiễm ở mức độ cao: Thu gom thường xuyên, được thu gom cùng với chất thải truyền nhiễm sau khi khử khuẩn.

Chất thải truyền nhiễm: Thu gom thường xuyên, vận chuyển trực tiếp nếu không có phòng chứa đồ bẩn, vận chuyển hai bước nếu có phòng chứa đồ bẩn (được khuyến cáo).

Vật sắc nhọn: Thu gom thường xuyên, được thu gom cùng với chất thải truyền nhiễm.

Dược phẩm: Vận chuyển trực tiếp, thu gom theo yêu cầu (Chú ý: thông thường do nhân viên của khoa tương ứng tiến hành).

Chất thải hóa học: Vận chuyển hai bước (sử dụng các điểm thu gom cục bộ trong phòng thí nghiệm, khoa bệnh lý học hoặc khoa X quang), thu gom theo yêu cầu.

Chất thải phóng xạ: Vận chuyển trực tiếp, theo yêu cầu.

Thùng chứa áp lực: Vận chuyển trực tiếp, theo yêu cầu (do nhà cung cấp thu gom).

Chất thải kim loại nặng: Vận chuyển trực tiếp, theo yêu cầu.

Chất thải đã được phân loại do nhân viên vệ sinh bệnh phòng thu gom, và vận chuyển đến điểm thu gom cục bộ. Các thùng chứa dùng để thu gom chất thải được làm từ các vật liệu rắn, tương đối nhẹ, không rỉ và không thấm nước. Thùng chứa dùng để thu gom chất thải y tế truyền nhiễm và gây độc tế bào phải được làm vệ sinh và khử khuẩn trước khi sử dụng lại. Không nên dùng lại các túi nhựa để lưu trữ.

Cần thường xuyên thu gom các chất thải truyền nhiễm, chất thải bệnh lý và chất

ngay khi các thùng rác đầy đến 2/3. Có thể thu gom những loại chất thải khác (ví dụ như vật sắc nhọn) theo một tần suất thấp hơn (khi các thùng chứa đầy đến 2/3). Có thể thu gom chất thải dược học và chất thải hóa học theo yêu cầu và sau khi thông báo cho người có trách nhiệm.

2.3.2. Vận chuyển nội bộ các chất thải y tế

Các nhân viên được bổ nhiệm – không phải các nhân viên vệ sinh bệnh phòng - cần thu gom các chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại từ các điểm thu gom cục bộ và vận chuyển đến nơi lưu giữ tạm thời. Để vận chuyển, cần có các trang thiết bị vận chuyển thích hợp. Nhân sự chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải phải được cấp và sử dụng các trang bị phòng hộ cá nhân (PPE) cần thiết như găng tay, mặt nạ phòng độc và áo choàng.

Không vận chuyển chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại cùng với nhau.

Đối với việc vận chuyển chất thải nói chung, chất thải truyền nhiễm, vật sắc nhọn và chất thải bệnh lý, chỉ sử dụng các xe đẩy được thiết kế đặc biệt, khép kín và dễ khử khuẩn. Không được dùng những xe đẩy này cho bất cứ mục đích nào khác. Nếu cần vận chuyển các vật liệu nguy hại khác như các hóa chất hoặc dược phẩm, cần đóng gói chúng sao cho không tạo ra nguy cơ trong khi vận chuyển.

2.3.3. Lưu giữ chất thải y tế tạm thời

Mỗi cơ sở y tế có bổn phận thiết lập và vận hành tối thiểu một điểm lưu giữ tạm thời chất thải tập trung cơ bản. Điểm lưu giữ tạm thời có vai trò là khu vực chức năng xử lý chất thải và có khả năng tiến hành những nhiệm vụ sau đây:

− Chỗ bảo dưỡng (làm vệ sinh) và sửa chữa trang thiết bị xử lý chất thải (chỗ có nước và có hệ thống nước thải);

− Nơi lưu giữ và trung chuyển tạm thời (chung) các chất thải thông thường;

− Nơi lưu giữ sau phân loại và lưu giữ những chất thải để tái chế nếu có (nhà kho đơn giản kết nối với các tòa nhà hiện hữu);

− Ghi chép sổ sách tư liệu về các dòng chất thải;

− Nơi lưu giữ tạm để xử lý ở cơ sở trung tâm khác – ví dụ như bệnh viện huyện.

Nên loại bỏ chất thải y tế, bất kể chúng phát sinh ở đâu, càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ sau khi lưu giữ. Điều này đòi hỏi phải thu gom chất thải cần bỏ đi tối thiểu là mỗi tuần ba lần.

Trong tất cả các trường hợp, những khâu chuẩn bị cho việc lưu giữ cần bảo đảm:

− Chắc chắn và an toàn;

− Cho phép xử lý an toàn các thùng đựng chất thải y tế. Tách riêng các thùng chứa chưa dùng đến, sạch sẽ khỏi các thùng chứa đã dùng đến/còn đầy;

− Cho phép duy trì các dấu hiệu khác biệt giữa các loại chất thải có phương pháp hủy bỏ khác nhau;

− Cho phép lưu giữ các loại chất thải ở các khu vực được ấn định, trong môi trường an toàn không có các mùi khó chịu;

− Có các hướng dẫn về an toàn (ví dụ như các quy trình xử lý sự cố đổ tràn và phòng ngừa máu và dịch cơ thể);

− Có quy mô đủ lớn để chứa khi có sự chậm trễ trong việc vận chuyển chất thải đi.

Địa điểm, quy mô và chủng loại vật liệu xây dựng của khu vực lưu giữ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể: ví dụ yêu cầu đối với một bệnh viện tuyến ba và một phòng khám cấp một sẽ rất khác nhau.

Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại cần có đủ các phương tiện xử lý tại chỗ, ở vị trí chắc chắn, không thấm nước, thoát nước tốt, và có các tiện nghi để rửa ráy, có đủ ánh sáng, thông thoáng và có biển báo rõ ràng. Nên xem xét tình huống, bản chất và dung tích chất thải cần phải lưu giữ của cơ sở để quyết định điều kiện của nhà lưu giữ chất thải. Trong tất cả các trường hợp, nên cấm không cho những người không có trách nhiệm ra vào, và đề phòng động vật, chim chóc hoặc những sự xâm lấn khác.

2.3.4. Vận chuyển chất thải y tế ngoại viện

Mọi cơ sở y tế, bất kể quy mô nào, đều có trách nhiệm ký các hợp đồng vận chuyển và hủy bỏ ngoại viện. Các hợp đồng thu gom và vận chuyển chất thải y tế nên:

− Tương thích với các hợp đồng về việc lưu giữ chất thải;

− Thực hiện trong bối cảnh bổn phận chăm sóc do văn bản dưới luật về Quản lý chất thải y tế quy định để cho phép vận chuyển đến chỗ có các phương tiện xử lý hoặc hủy bỏ đã thống nhất;

− Tuân thủ pháp luật và thực hành tốt, đặc biệt là vì sức khỏe và sự an toàn của người bệnh, nhân viên y tế, nhân viên quản lý chất thải và những người khác, và bảo vệ môi trường.

− Các hợp đồng về việc vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường biển bảo đảm rằng:

− Thùng chứa chất thải rắn y tế sẽ được để trong thùng chứa chắc chắn, kín trước khi chuyển sang xe chuyên chở;

− Người vận chuyển chất thải phải đăng ký theo hệ thống thực hiện do văn bản dưới luật về quản lý chất thải y tế quy định;

− Thùng chứa chất thải rắn y tế sẽ được giữ an toàn, không bị người hoặc động vật tác động;

− Các nhân viên vận chuyển sẽ mặc trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) cần thiết, gồm có: Mũ bảo hiểm, mặt nạ, kính bảo vệ mắt, áo choàng, tạp dề công nghiệp, ủng/

vật bảo vệ chân, và găng tay đặc biệt.

Xe dùng để chuyên chở chất thải y tế nên:

− Cho phép nạp, giữ và dỡ chất thải một cách an toàn và dễ dàng;

− Chứa được chất rò rỉ từ những thùng chứa bị vỡ, hỏng;

− Được lắp ráp theo cách tránh găm giữ những mảnh chất thải và nơi trú ẩn của côn trùng hoặc động vật gây hại;

− Cho phép, nếu phù hợp, sử dụng thùng thứ hai chứa chất thải;

− Cho phép dễ dàng khử khuẩn hoặc làm sạch bằng nước;

− Được thường xuyên kiểm tra tình trạng sạch sẽ, và được làm vệ sinh theo một chương trình thích hợp với phạm vi và bản chất của việc sử dụng.

Nếu không chỉ dùng xe để vận chuyển chất thải (ví dụ, ở những nơi vận chuyển chất thải trong các xe tải đa dụng hoặc, khi khối lượng nhỏ hơn, trong các xe ô tô con), nên hết sức thận trọng để tránh làm nhiễm bẩn các nhân viên, nhiễm bẩn chính chiếc xe hoặc các hành lý vận chuyển sau đó. Có thể đưa điều này vào các thỏa thuận đặc biệt về phòng ngừa thêm, thường xuyên kiểm tra xe và làm vệ sinh theo quy định.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị NK bệnh viện (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(269 trang)