Chương III Thực hành vệ sinh môi trường hiệu quả
1. Tổ chức và quản lý các dịch vụ vệ sinh
Phải coi việc đem lại một môi trường sạch sẽ và an toàn cho chăm sóc y tế là một ưu tiên thiết yếu của mỗi cơ sở y tế và là trách nhiệm rõ ràng của các nhà quản lý cơ sở y tế. Tình trạng sạch sẽ ở các bệnh viện không chỉ đơn thuần là giữ gìn cho bệnh viện được sạch sẽ theo khái niệm thông thường. Môi trường bệnh viện sạch còn giúp cho người bệnh và khách đến thăm nhận thấy trách nhiệm của nhân viên và của các nhà quản lý trong việc quan tâm đến mọi khía cạnh chăm sóc, cách thức tổ chức và vận hành bên trong bệnh viện. Không thể có một bệnh viện “tốt” mà lại không phải là một bệnh viện sạch sẽ và ngăn nắp.
Một trong những biện pháp phòng ngừa quan trọng để giúp phòng ngừa và kiểm soát những nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế chính là công việc vệ sinh thường quy (và khử khuẩn) của những vật dụng không thiết yếu bao gồm tất cả các bề mặt trong môi trường chăm sóc. Mục đích của vệ sinh môi trường thường quy là để:
− Giảm số lượng các vi sinh vật có thể tiếp xúc với người bệnh, khách đến thăm,
Chương III
THỰC HÀNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG HIỆU QUẢ
− Đem lại một bầu không khí sạch sẽ, an toàn và hài lòng cho người bệnh và nhân viên trong bệnh viện.
Các nhà quản lý cơ sở y tế chịu trách nhiệm bảo đảm:
− Có được hệ thống phân công công việc hiệu quả và hữu dụng để giúp những nhân viên nắm bắt những điều cần thiết nhằm bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn của công tác vệ sinh môi trường trong các CSYT.
− Thực hiện kế hoạch làm vệ sinh cập nhật và toàn diện tại tất cả các địa điểm và những vật dụng cụ thể cho thực hiện nhiệm vụ vệ sinh có liên quan luôn sẵn có ở đó, đảm bảo cho tất cả các địa điểm của cơ sở y tế đều luôn sạch sẽ và thỏa mãn những yêu cầu đặc biệt. Kế hoạch luôn phải trả lời được những câu hỏi:
cần làm vệ sinh CÁI GÌ, Ở ĐÂU, KHI NÀO và BẰNG CÁCH NÀO, AI THỰC HIỆN?
− Cần có một chương trình đảm bảo chất lượng có hiệu quả, để đáp ứng yêu cầu về sự tuân thủ các quy trình chuẩn của công tác vệ sinh đối với nhân viên.
1.2. Quản lý nguồn nhân lực
Ban quản lý cơ sở y tế chịu trách nhiệm bảo đảm có người nắm giữ những vị trí công tác dưới đây và có bảng mô tả công việc cho mọi nhân viên thực hiện công tác vệ sinh:
− Trưởng đơn vị vệ sinh là người (những người): Được ban giám đốc CSYT bổ nhiệm để chịu trách nhiệm về những hoạt động cụ thể hoặc toàn bộ quá trình vệ sinh môi trường.
− Nhân viên vệ sinh: Nhân viên vệ sinh theo định nghĩa là bất cứ người nào có khả năng tiến hành các dịch vụ vệ sinh môi trường và khử khuẩn bề mặt theo quy định thường quy hoặc khi có yêu cầu. Trách nhiệm của họ có thể bao gồm làm vệ sinh theo chiều dọc và chiều ngang những vật/bề mặt cố định hoặc lưu động, lau dọn sau các sự cố đổ tràn chất bẩn (máu, dịch sinh học, hóa chất,…), bổ sung các khoản vật tư tiêu hao như chất tẩy và các bổn phận quản lý đơn giản khác.
− Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn: Tiến hành kiểm tra giám sát độc lập, và xây dựng những hướng dẫn thực hành về vệ sinh môi trường cũng như xem xét lại và giám sát/phê chuẩn các quy trình. Những nhân viên này cũng được bổ nhiệm để giám sát môi trường thường quy bằng cách tiến hành xét nghiệm kiểm tra độ sạch trên các bề mặt bằng nhiều phương pháp khác nhau, cách sử dụng gạc sạch quét lên bề mặt và nuôi cấy và thường xuyên kiểm tra không khí ở các khoa có nguy cơ cao cũng là một phương pháp giám sát đơn giản thường được sử dụng. NVYT này nên có kiến thức sâu rộng về kiểm soát nhiễm khuẩn và chịu trách nhiệm tư vấn cho người sử dụng về các khía cạnh vi sinh vật học có liên quan tới vệ sinh môi trường.
− Nhân viên bảo dưỡng: Được bổ nhiệm để tiến hành bảo dưỡng và định kỳ
bóng hoặc máy làm vệ sinh hút chân không, và là người của phòng trang thiết bị vật tư y tế.
− Nhân viên kiểm soát chất lượng: Cán bộ kiểm soát chất lượng theo định nghĩa là một người được ban quản lý bổ nhiệm để chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng môi trường bệnh viện, có thẩm quyền thiết lập, thẩm tra và thực hiện tất cả các quy trình kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng.
− Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn: Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề liên quan tới kiểm soát nhiễm khuẩn và khử khuẩn, tiệt khuẩn như một phần trong việc liên tục cải tiến các chuẩn được đề ra trong những khuôn khổ khác nhau của các CSYT.
Kế hoạch huấn luyện: Kiến thức cần có để bảo đảm công tác vệ sinh môi trường hiệu quả nói chung còn bị đánh giá không đúng mức, và thường cũng có ít khóa tập huấn về vấn đề này. Nên thành lập hệ thống tập huấn và đào tạo liên tục cho tất cả nhân viên vệ sinh. Vị trí của một nhân viên vệ sinh thường thay đổi. Đối với những nhân viên vệ sinh mới tuyển dụng, cần tập huấn theo định hướng thực tiễn để giải thích về các quy trình làm việc chuẩn, khái niệm các khu vực nguy cơ và việc sử dụng trang thiết bị có gắn mã màu sắc phù hợp cho từng vùng. Cần báo cáo việc tham dự tập huấn về vệ sinh môi trường và kiểm soát nhiễm khuẩn cho Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.
1.3. Lập kế hoạch ngân sách cho thực hành vệ sinh môi trường
Dự thảo ngân sách cho vệ sinh bao gồm dự thảo ngân sách dành cho chi phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị và dự thảo ngân sách dành cho chi phí có định kỳ. Đối với chi phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nên suy xét và tính đến những trang thiết bị sau:
− Trang thiết bị làm vệ sinh: Máy làm vệ sinh hút chân không (có màng lọc HEPA), máy đánh bóng để đánh bóng các sàn cứng, bàn chải tự động để làm vệ sinh các sàn cứng, máy làm vệ sinh bằng hơi nước...
− Trang thiết bị hỗ trợ: Thiết bị xác định liều lượng, các hệ thống xử lý nước...
− Trang thiết bị (y khoa): Trang thiết bị để bảo quản các hóa chất, ghế, tủ chứa...
Đối với chi phí có định kỳ, đặc biệt phải dự toán ngân sách một cách đúng đắn cho các khoản sau đây:
− Vật tư tiêu hao để làm vệ sinh: Các hóa chất dùng trong làm sạch (chất tẩy rửa) các chất khử khuẩn khác nhau, các loại bàn chải khác nhau...
− Trang thiết bị nhỏ: Xô thùng, vải lau, trang bị phòng hộ cá nhân...
Sự không sẵn có và đủ các trang thiết bị nhỏ, trang thiết bị làm vệ sinh cơ bản có gắn mã màu sắc như vải lau và các chất tẩy là một trong những nguyên nhân chính gây ra các sự cố cho công tác vệ sinh.