Chương III Một số hướng dẫn chính sách về an toàn, vệ sinh môi trường và sức khỏe môi trường
3. Mẫu mô tả công việc
3.3. Mẫu mô tả công việc - Cán bộ quản lý chất thải y tế
Vị trí công tác: PHỤ TRÁCH DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI: “CÁN BỘ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ (HWO)”
Thẩm quyền công tác: Chịu trách nhiệm quản lý chất thải tại [Tên bệnh viện]
Mục đích công việc: Phát triển, thực hiện, lồng ghép, theo dõi, và quản lý chương trình quản lý chất thải toàn diện tuân theo tất cả những yêu cầu theo quy định và theo thẩm định chất lượng.
Khoa: [Tên khoa]
Chịu trách nhiệm trước: [Tên người giám sát]
Người dưới quyền: [Người hay nhóm dưới quyền]
Đại diện cho: [Người sẽ do người đảm nhiệm công việc thay thế]
Người thay thế: [Người sẽ thay thế người đảm nhiệm công việc]
Địa điểm, Ngày tháng năm: Việt Nam, ... Tháng ..., Năm...
Nghĩa vụ và trách nhiệm:
A) Quản lý chất thải nói chung
1. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của đội quản lý chất thải (ban quản lý), hàng năm xem xét lại chính sách quản lý chất thải. Chuẩn bị kiểm toán hàng năm về công tác xử lý chất thải và phân tích chi phí, chuẩn bị dòng ngân sách cho tất cả các dịch vụ quản lý chất thải y tế.
2. Xác định, truy tìm và theo dõi các chất thải trong toàn cơ sở. Xác định những dòng chất thải đang được tạo ra trong bệnh viện; đạt được mức độ phòng ngừa, giảm thiểu và tiết kiệm chất thải một cách tối ưu bằng cách xem xét lại mỗi dòng chất thải theo chính sách quản lý chất thải của bệnh viện. Hàng năm xem xét lại các phương pháp hạn chế chất thải, các mô tả về chất thải và những hướng dẫn dành cho cán bộ công nhân viên, và, nếu được cho cả các nhân viên hợp đồng.
3. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của những nhà quản lý khác của bệnh viện và của các tổ chức bên ngoài, xác định mối nguy hiểm mà mỗi dòng chất thải tạo ra và chỉ ra các cơ chế kiểm soát cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm những mức nguy cơ chấp nhận được đối với sức khỏe và môi trường.
4. Theo dõi sự phù hợp với môi trường của các chính sách, quy định (giấy phép, chứng chỉ, ghi chép sổ sách) liên quan đến các chất thải rắn, các vật liệu nguy hiểm, vật liệu truyền nhiễm, đào tạo, phát tán/tỏa khói, và chất thải ra cống.
5. Phát triển, thực hiện và quản lý một hệ thống toàn diện để lưu giữ tạm thời và thu gom chất thải nguy hại và chất thải nói chung, có khả năng phục vụ cộng đồng y tế ở bệnh viện qua việc cộng tác với những tổ chức khác như các nhà cung cấp hàng hóa tư nhân. Trách nhiệm bao gồm truy tìm và quản lý lưu giữ các dòng chất thải, cũng như theo dõi và kiểm toán việc xử lý chất thải tại chỗ.
B) Tuân thủ pháp luật và các quy định
1. Đảm bảo rằng dịch vụ thu gom/xử lý chất thải y tế tuân thủ quy định về quản lý chất thải nguy hại và các quy định về quản lý chất thải y tế. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chuẩn kỹ thuật về xử lý chất thải và nước thải. Có hiểu biết về mọi thay đổi mang tính pháp lý môi trường để có thể kết nối hiệu quả với các khoa khác. Làm báo cáo hàng năm về việc quản lý những hàng hóa nguy hại và những khía cạnh khác trong công tác quản lý chất thải theo yêu cầu.
2. Xác định những thay đổi trong tất cả các quy định thích hợp của nhà nước.
Phổ biến những thay đổi đó cho đội quản lý chất thải và phát triển các kế hoạch hành động để đảm bảo sự tuân thủ.
3. Duy trì và theo dõi tất cả các hồ sơ sổ sách cần thiết cho sự tuân thủ. Sẵn sàng cho việc thanh tra đột xuất của các cơ quan điều hành nếu thích hợp.
4. Đảm nhận trách nhiệm quản lý quy trình được phép thực hiện cho tất cả những hoạt động diễn ra trong cơ sở do các cơ quan kiểm soát công tác an toàn và bảo vệ môi trường của nhà nước điều hành. Chức năng này bao gồm việc xác định nhu cầu có giấy phép, chuẩn bị và nộp đơn, duy trì bản kê giấy phép, và cấp lại những giấy phép này một cách kịp thời.
5. Theo dõi các sự cố và tai nạn xảy ra với các chất thải y tế nguy hại. Chuẩn bị báo cáo hàng năm, xác định và giải quyết vấn đề.
C) Đào tạo
1. Đảm bảo có đủ chương trình tập huấn cho nhân viên về phân loại chất thải, các vấn đề về môi trường và việc quản lý những hàng hóa nguy hại và chất thải nguy hại.
2. Phát triển và tiến hành những chương trình tập huấn định hướng liên tục tại khoa bám sát theo các chính sách, quy trình và quy định về các vật liệu nguy hại và chất thải.
3. Theo dõi hồ sơ sổ sách về nhiệm vụ đào tạo theo luật định.
4. Kiểm tra trình độ kiến thức của nhân viên và tính hiệu quả của các chương trình tập huấn.
D) Tái chế và giảm thiểu chất thải
1. Xác định, kê khai, truy tìm và theo dõi các vật liệu có thể tái chế được trong cơ sở.
2. Phát triển, thực hiện và quản lý các hệ thống tái chế toàn diện có khả năng phục vụ cộng đồng chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện qua việc cộng tác với những tổ chức khác như các nhà cung cấp hàng hóa tư nhân trên cơ sở tại địa phương và trong toàn quốc. Trách nhiệm bao gồm truy tìm và tiếp thị (bán) các dòng chất thải.
3. Lưu giữ tất cả các hồ sơ và báo cáo cần thiết về việc tiếp nhận, vận chuyển, lưu giữ và bán các dòng chất thải có giá trị. Cộng tác với đội quản lý chất thải phát triển một chương trình hàng năm về việc chi tiêu khoản thu được từ việc tái chế chất thải, và trình bày với Ban giám đốc.
4. Xác định các cơ hội đối với, và điều phối, các hoạt động giảm thiểu chất thải.
Phát triển, thực hiện và quản lý các hệ thống giảm thiểu và phòng ngừa phát sinh chất thải toàn diện.
5. Làm việc với các cơ quan điều hành về chương trình giảm thiểu chất thải. Xác định các quan hệ hợp tác, bảo trợ, và các cơ hội tài trợ, hoặc những nguồn tài trợ bên ngoài khác nếu thích hợp và có thể áp dụng.
6. Điều phối việc phát triển những chính sách mua sắm sản phẩm khuyến khích mua những vật dụng đã tái chế và/hoặc hợp lý về mặt môi trường. Điều phối các hoạt động đánh giá sản phẩm với các bên mua, bên bán và các khoa của bệnh viện nếu thích hợp. Xác định và điều phối việc sử dụng các sản phẩm sử dụng lại được (thay vì dùng một lần) nếu khả thi.
7. Duy trì các hồ sơ và báo cáo về giảm thiểu chất thải.
E) An toàn và truyền thông
1. Duy trì kiến thức nền tảng về an toàn sinh học, môi trường, và các thực hành an toàn nói chung bao gồm theo dõi tình trạng phơi nhiễm của nhân viên.
2. Điều phối các vấn đề về an toàn sinh học với hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và cán bộ phụ trách công tác an toàn nếu thích hợp.
3. Điều phối các chương trình phòng ngừa, kiểm soát sự cố đổ tràn và đáp ứng với tình huống khẩn cấp.
4. Điều phối với tất cả các khoa để lập kế hoạch, phát triển, lồng ghép, sử dụng, theo dõi, và tuân theo các chính sách và quy trình hành động về môi trường.
5. Làm việc với các cơ quan của nhà nước và các cơ quan công nhận trình độ về việc cấp phép và tuân thủ. Giúp đỡ mọi cuộc nghiên cứu, khảo sát hoặc các thực hành nếu thích hợp.
6. Hình thành và đề xuất các vị trí về pháp lý, điều hành, chuyên môn và công tác công cộng để hỗ trợ về thể chế.
7. Quản lý Bảng dữ liệu an toàn vật tư của OSHA (MSDS) và các Quy trình hoạt động chuẩn.
Yêu cầu năng lực
Người đảm nhiệm vị trí cần:
1. Đã học qua tối thiểu là trung cấp, và nếu có thể, đại học (có trình độ cử nhân).
2. Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường bệnh viện hoặc quản lý chất thải.
3. Có phong cách của người quản lý, có kinh nghiệm về quản lý hành chính và
có khả năng làm báo cáo và thuyết phục các nhà quản lý cấp cao và cán bộ công nhân viên y khoa.
4. Có kiến thức tốt về quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải nguy hại, và đã được đào tạo hướng nghiệp về quản lý chất thải y tế.
5. Thành thạo về các phương pháp an toàn để xử lý và sử dụng các chất độc, chất sinh ung thư, có hại và dễ cháy.
6. Có sức khỏe tốt và đáng tin cậy, sáng tạo và có khả năng động viên những người khác.
7. Có khả năng dẫn dắt và đào tạo những cán bộ công nhân viên chưa đủ trình độ.
8. Có khả năng đương đầu với sự phơi nhiễm hàng ngày với những mẫu máu và mô của người không rõ tình trạng nhiễm khuẩn, cũng như đương đầu với sự phơi nhiễm với các hóa chất nguy hại.
9. Có khả năng làm việc trong một môi trường có nguy cơ, vững vàng về cảm xúc, có khả năng tập trung cao và có khả năng đương đầu với hàng loạt sự gián đoạn trong một môi trường căng thẳng.