PHÂN LOẠI HỌC QUẦN THỂ

Một phần của tài liệu nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật (Trang 53 - 56)

Sự phát triển khái niệm taxon bậc loài như một tổ hợp quần thể có biến dị địa lý đã thúc đẩy sự thay đổi quan niệm loài loại hình và các khái niệm phân loại học tương tự như loài hình thái, loài sinh học. Việc phân loại học cũng không đơn thuần với việc chia bộ vật mẫu thành các mẫu chuẩn và các mẫu kép (doublete), đồng thời thu thập các đại diện của mỗi loài ở nhiều địa phương, ở mỗi nơi với lô vật mẫu lớn.

Việc mô tả, đo đạc và đánh giá tính biến dị trở thành một trong những công việc phân loại chủ yếu khi nghiên cứu các taxon bậc thấp. Nghiên cứu loại hình chỉ cần có một hoặc hai vật mẫu “điển hình” của loài là đủ. Khi số vật mẫu lớn hơn, có thể tìm ra lối thoát bằng cách coi chúng như “các mẫu kép”. Phân loại học hiện đại có xu hướng thu thập một lô lớn vật mẫu từ nhiều địa phương ở khắp vùng phân bố của loài. Sau đó đánh giá tư liệu đó, áp dụng phương pháp phân tích quần thể và thống kê.

Các công trình phân loại học quần thể không những chỉ cho phép đơn giản hóa phân loại học bằng cách đưa vào khái niệm loài đa mẫu, mà cũng còn vạch ra phương hướng mới đối với việc nghiên cứu tiến hóa. Qua đó, thúc đẩy việc xây dựng nhiều quan niệm quan trọng, trong đó quan niệm quần thể được coi là một trong những thạnh tựu quan trọng của phân loại học nói riêng và sinh học nói chung.

1. Cấu trúc quần thể

Nghiên cứu cấu trúc quần thể của loài cho thấy rằng sự phân chia các loài

thành các phân loài đã được thừa nhận tạo nên một khái niệm hoàn toàn không thích đáng và thậm chí có khi còn không đúng về các hiện tượng thực tế. Không nên coi loài là tổ hợp của “những loài nhỏ” là các phân loài. Mà đúng hơn là loài gồm nhiều quần thể địa phương hoặc demo có quan hệ nhất định với nhau. Nếu nghiên cứu các loài một cách nghiêm túc trên quan điểm cấu trúc quần thể thì hiển nhiên là có thể mô tả chúng đúng hơn cả theo tinh thần của ba hiện tượng quần thể cơ bản sau

Quần thể liên tục. Một phần lớn vùng phân bố của nhiều loài, đặc biệt là phần trung tâm là nơi có những lô quần thể nối tiếp với nhau trên một phạm vi rộng.

Thậm chí ngay cả khi có các quãng ngắt nhỏ trong sự phân bố do có những nơi ở không thích hợp, các ngắt quãng ấy cũng vẫn được vượt qua bằng sự phát tán thường xuyên dẫn đến sự trao đổi gene mạnh mẽ giữa các quần thể. Trong quần thể liên tục đó về cơ bản người ta tìm thấy sự biến dị tuần tự (biến dị clina). Các quần thể tận cùng nằm ở các đầu đối diện của liên tục có thể sai khác rõ rệt về phenotype và có thể đáng được tách ra thành những phân loài độc lập.

Thể cách biệt địa lý. Thuật ngữ này đặt cho bất kỳ các quần thể nào cách biệt về mặt địa lý hoặc các nhóm quần thể nào đó mà sự trao đổi gene tự do với các quần thể khác của loài bị hạn chế hoặc không thể thực hiện được. Theo nghĩa này bất kỳ quần thể ở đảo nào cũng là một thể cách biệt và nói chung những thể cách biệt thường gặp ở ngoại vi vùng phân ly loài. Ý nghĩa sinh học của thể cách biệt địa lý là ở chỗ: mỗi quần thể cách biệt là một loài đang phát sinh không phụ thuộc vào bậc phân loài của nó, nó là đơn vị tiến hóa quan trọng.

Vùng liên tiếp thứ cấp. Trong những trường hợp, khi cách biệt địa lý khôi phục lại sự tiếp xúc với bộ phận chủ yếu của loài thì xảy ra sự giao phối với nhau, nếu như cách biệt còn chưa kịp phát triển các quần thể cách ly có hiệu quả.

Tùy mức độ sai khác di truyền và phenotype có được ở các quần thể cách biệt trước kia mà sẽ xuất hiện vùng lai thể hiện khá rõ hoặc vùng liên tiếp thứ cấp.

Có thể tìm được các đường hợp nhất của các thể cách biệt lớn ở nhiều loài.

Hiện nay, chỉ môt số nhóm động vật được nghiên cứu đầy đủ đến mức có thể phân tich chi tiết về cấu trúc quần thể. Việc nghiên cứu cấu trúc quấn thể loài không thay thế phân loại học cổ điển. Nó chỉ có thể thực hiện được trong các nhóm mà việc phân tích phân loại học và thu nhập tư liệu từ các quần thể khác nhau đã đạt tới giai đoạn khá cao cho phép tiến hành cách phân tích chi tiết như thế.

2. Liên loài (Superspecies)

Các quần thể không đồng hương thường khác nhau đến nỗi có thể không cần do dự mà coi chúng là các loài khác nhau. Rensch (1920) đề nghị gọi các nhóm loài không đồng hương này bằng thuật ngữ tiếng Đức Artenkreis, có nghĩa là “bầu đàn các loài” (circle of species) và thường được hiểu không đúng nên Mayr (1931) đưa ra thuật ngữ “liên loài” coi như khái niệm tương đương có tính

chất quốc tế tiện lợi.

Liên loài là một nhóm các loài gần gũi đơn phát sinh và là các loài không đồng hương phần lớn hay hoàn toàn.

Nếu các vùng phân bố của các loài thành viên của liên loài được vẽ lên bản đồ, thì thường sẽ nhận được hình ảnh như trong trường hợp loài đa mẫu. Tuy nhiên có ba bằng chứng cho phép xác định rằng giữa các loài hợp thành liên loài đã xuất hiện sự cách biệt sinh sản, hoặc là tất cả các loài này, dù hoàn toàn cách biệt nhau, nhưng về hình thái lại rất khác nhau y như các loài đồng hương của một giống tương ứng, hoặc là ở một số vùng giữa chúng có sự giao tiếp địa lý mà không có sự giao phối lẫn nhau. Liên loài không được thừa nhận về danh pháp, nhưng người ta ghi nhận chúng như vậy trong các sách chuyên khảo và các danh mục bằng cách dùng các đầu đề hoặc biểu tượng thích hợp. Chúng có ý nghĩa chủ yếu là đối với các nghiên cứu địa động vật học và nghiên cứu sự hình thành loài. Các loài tạo thành liên loài, đầu tiên được người ta gọi là các bán loài (semispecies). Tuy nhiên nhiều tác giả đề nghị mở rộng thuật ngữ bán loài và bao gồm không chỉ các thành phần của liên loài, mà cón tất cả các trường hợp hạn chế quá trình hình thành loài (Mayr, 1963).

Chương 4

Một phần của tài liệu nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)