ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG BỐ

Một phần của tài liệu nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật (Trang 158 - 167)

CÔNG BỐ PHÂN LOẠI HỌC

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG BỐ

Đa số các công bố phân loại học chứa một bộ các thành phần chủ yếu nhất định. Các thành phần đó là nội dung cơ bản của các công bố này và vì vậy chúng đáng được bàn luận cẩn thận. Mỗi nhà phân loại học phải biết chúng bao gồm những gì và vì vậy nên duy trì những thủ tục có tính chất tiêu chuẩn nhất định, nếu người đó muốn làm dễ dàng việc lấy thông tin nhanh chóng.

1. Các mô tả

Chức năng của hai kiểu mô tả ấy – mô tả tổng quát và chẩn loại – hoàn toàn không giống nhau. Chẩn loại là để phân biệt một loài (hoặc bất kỳ taxon nào khác được xem xét) với các loài (đơn vị) đã được biết tương tự hoặc có họ hàng gần. Mô tả tổng quát có các chức năng rộng hơn. Nó phải nêu lên được khái niệm chung về taxon được mô tả. Nó cần thiết chứa các tài liệu

không những chỉ về các dấu hiệu chẩn loại đối với các loài đã được mô tả, mà còn về các dấu hiệu có thể giúp phân biệt loài này với các loài nào đó mà chúng ta còn chưa biết được. Hai thuật ngữ - chẩn loại và mô tả - có thể định nghĩa như sau.

Mô tả. Liệt kê ra ít nhiều đây đủ các dấu hiệu của taxon mà không nêu ra các dấu hiệu dùng để phân biệt nó với các đơn vị khác cùng bậc.

Chẩn loại. Liệt kê ra vắn tắt các dấu hiệu quan trọng nhất hoặc các tổ hợp dấu hiệu đặc trưng cho taxon này, dựa vào đó có thể phân biệt nó với các taxon khác giống nó hoặc có họ hàng gần gũi.

Việc so sánh trực tiếp loài này (hoặc taxon khác) với các loài khác đã được chỉ dẫn một cách cụ thể thường được gọi là sự chẩn loại phân biệt. Việc so sánh như thế với các loài khác giúp đỡ rất nhiều về thực hành cho các nhà nghiên cứu không có tư liệu về dạng được mô tả chưa lâu. Đồng thời, điều đó bắt buộc tác giả mô tả loài mới phải xem xét mọi dẫn liệu thuận và ngược với sự xác định đơn vị mới và như vậy đảm bảo rằng các dấu hiệu chẩn loại của dạng mới sẽ được nhắc tới. Nếu các dạng gần gũi nhất còn rất ít biết hay biết được không rõ ràng thì nên tiến hành so sánh với các loài họ hàng biết được khá rõ, dù rằng loài đó không phải là họ hàng gần lắm.

Mô mô tả gốc. Mô tả đầu tiên được công bố cùng lúc với việc đề nghị tên gọi loài, giống mới hoặc các taxon khác gọi là mô tả gốc. Mô tả gốc có hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, cung cấp thông tin về đặc trưng phân loại của taxon mới giú dễ dàng nhận biết và phân biệt với các taxon gần khác; thứ hai là biến tên mới thành tên được công nhận bằng cách thực hiện các yêu cầu của Bộ Luật Danh pháp.

Để tiến hành mô tả gốc một taxon mới cần chú ý những điểm sau: 1) có kiến thức sâu sắc về nhóm sinh vật được xem xét; 2) hiểu biết cấu trúc mô tả và thuật ngữ; 3) khả năng đánh giá sự sai khác và sự giống nhau; 4) khả năng lựa chọn và tách ra cái quan trọng nhất; 5) hiểu biết đầy đủ ý nghĩa chính xác của từ và văn phạm ngôn ngữ, được sử dụng để mô tả; 6) cân nhắc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tiếp sau.

Khi làm việc với các nhóm còn ít được nghiên cứu, thường nhà phân loại phải đầu tư nhiều thời gian cho việc so sánh mô tả này với mô tả khác đã có.

Nhiệm vụ này trong bất kỳ trường hợp nào cũng không hề đơn giản, nhưng nếu các mô tả gần giống nhau hơn về cách hành văn, cấu trúc và hình thức thì việc hoàn thành nó sẽ dễ dàng hơn. Điều đó, không có ý nghĩa rằng trong mọi trường hợp có thể có được sự mô tả hoàn toàn đúng tiêu chuẩn, vì rằng các yếu tố ảnh hưởng lên trật tự trình bày, lên hình thức và cách hành văn, biến đổi từ nhóm này sang nhóm khác là rất khác nhau. Nhưng trong giới hạn của mỗi nhóm riêng biệt thì nên cố gắng để tiêu chuẩn hóa sự mô tả và như vậy là tăng

hiệu quả thông tin và tính lợi ích khi sử dụng nó.

Cách hành văn. Trong mô tả cũng như trong các chẩn loại, theo thường lệ người ta thường dùng cách hành văn điện tín, vắn tắt, thường bỏ qua các quán từ và động từ và chọn lựa các tính từ và danh từ có nghĩa rõ ràng. Chú ý đặc biệt tới việc sử dụng chính xác các chữ hoa, các dấu chính tả và tính logic khi trình bày.

Tính liên tục của các dấu hiệu. Tính liên tục của các dấu hiệu ở trong chẩn loại và mô tả cũng có yêu cầu khác nhau. Trong chẩn loại nên xếp các dấu hiệu theo trật tự quan trọng về chẩn loại của chúng (hoặc theo trật tự mà tác giả cho là phù hợp). Điều đó làm dễ dàng cho việc nhận biết nhanh chóng các thông tin quan trọng nhất. Trong mô tả đầy đủ nên bố trí tư liệu theo trật tự tự nhiên: ví dụ, nên mô tả các phần cơ thể bắt đầu từ các phần đầu và kết thúc bằng các phần sau, bắt đầu từ mặt lưng và sau đó là mặt bụng. Các chi tiết có thể thay đổi tùy từng nhóm, song cần duy trì trật tự tự nhiên, để đảm bảo việc so sánh nhanh chóng và thuận tiện. Sự liên tục hợp lý của các dấu hiệu bảo đảm không một dấu hiệu quan trọng nào bị bỏ sót và cho phép mô tả có thể được so sánh dễ dàng.

Mô tả đọc. Khi chẩn bị tu chỉnh, để được nhanh chóng, đa số các nhà phân loại học hiện đại đọc mô tả để ghi vào máy ghi âm. Trên cơ sở đó người trợ lý có thể chép lại những gì đã ghi. Máy ghi âm cũng là phương tiện rất thuận tiện cho nhà phân loại khi quan sát các vật mẫu dưới kính hiển vi, khi hai tay đều bận, có thể sử dụng máy ghi âm có bàn đạp và ống thu thanh để bàn để thu lại những gì nhà phân loại quan sát được. Soạn giả có trước mặt mình bản danh sách các dấu hiệu ghi theo thứ tự liên tục hợp lý mà người ấy sẽ dựa vào đó khi đọc mô tả của mỗi taxon. Phương pháp này tiết kiệm thời gian nhất.

Cấu trúc bài mô tả. Các mô tả phải chứa mọi dấu hiệu dương tính cũng như âm tính mà các dấu hiệu đó được biết là có ích hoặc có thể có ích khi phân biệt với các taxon khác ở cùng thứ hạng. Tuy nhiên nên bỏ qua các dấu hiệu đặc trưng cho các thứ hạng cao, trừ các trường hợp chúng bị di dạng hoặc nếu còn nghi ngờ bậc của taxon. Trong mô tả cũng như trong bất kỳ một thủ thuật phân loại nào, cần thiết phải ghi lại nhận xét, đánh giá của tác giả thu được từ quan sát cẩn thận, thống kê chính xác, giải thích có suy nghĩ, mô tả rõ ràng và ngắn gọn các yếu tố mà tác giả cho là có liên quan tới việc đánh giá phân loại.

Khi mô tả cần chú ý đến các sai khác giữa các giới tính và trong những trường hợp, khi người nghiên cứu chỉ có các cá thể thuộc một giới tính, các dấu hiệu của các cá thể chưa trưởng thành và các giai đoạn ấu trùng. Ngoài ra, cũng nên đưa vào tất cả các dẫn liệu về tập tính, sinh thái và các dẫn liệu sinh học khác. Trong trường hợp các loài đồng hình, các thông tin như vậy thường quan

trọng hơn so với các dấu hiệu về hình thái. Nhiều người cho rằng tốt hơn cả là chỉ mô tả mâu thuẫn và có bàn luận về các biến dị của các vật mẫu còn lại. Một số khác cho rằng phương pháp như thế phù hợp với quan điểm sai lầm về loại hình, theo quan điểm này mẫu chuẩn có ý nghĩa đặc biệt, khi đề cập đến các dấu hiệu của loài. Họ ưa mô tả dựa trên cơ sở tất cả vật mẫu và chỉ ra rằng ở cuối mô tả là mẫu chuẩn khác với (nếu nói chung nó có khác) các vật mẫu còn lại về những dấu hiệu nào.

Thực ra cả hai phương pháp đều giống nhau ở chỗ trong cả hai trường hợp đều: 1) mô tả tất cả các mức biến dị của vật mẫu về loài này; 2) chỉ rõ các đặc điểm đặc biệt của mẫu chuẩn chính. Có thể đạt được yêu cầu trên đây bằng các phương pháp khác nhau.

Mô tả màu sắc. Ở nhiều nhóm, các sai khác về màu sắc thuộc vào loại các dấu hiệu chẩn loại quan trọng nhất. Vì vậy mà sự mô tả chi tiết đặc điểm chung của màu sắc, kể cả các sắc thái chính xác của các màu khác nhau có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nhóm động vật. Các sai khác về phân loại ở chim, có vú và bướm thường phản ánh chủ yếu trong màu sắc.

Dẫn liệu về số do. Tùy từng nhóm có những yêu cầu về số đo khác nhau.

Đây là phần không thể tách rời với mô tả. Nếu dạng mới khác biệt với các dạng phân tích của mình về tỷ lệ, thì các tỷ lệ đó cũng gần được chỉ rõ. Nên đưa ra các dẫn liệu chính xác biểu thị các đặc điểm cấu trúc hoặc màu sắc mà số lượng của chúng bị biến dị (số vết, gai, vảy, lông đuôi v.v.).

Hình thức của mô tả. Để mô tả đầy đủ loài có thể trình bày theo hình thức sau:

− Tên khoa học của nó.

− Tên đồng vật (nếu có) và chỉ dẫn thư mục đối với công bố đầu tiên có liên quan.

− Mẫu vật nghiên cứu trong đó có mẫu chuẫn (bao gồm địa điểm chuẩn và nơi lưu trữ). Ngoài mẫu chuẩn có thể cung cấp danh sách các vật mẫu được sử dụng trong công trình nghiên cứu (như các các quần thể khác ở các địa phương khác nhau).

− Chẩn loại và chẩn loại phân biệt (nêu ngắn gon các sai khác chủ yếu với dạng họ hàng gần gũi)

− Kích thước và các dẫn liệu khác về số do (tùy yêu cầu từng nhóm)

− Mô tả đầy đủ (tiến hành lần lượt theo các phần, bộ phận), chú trọng đến các sai khác và mâu thuẫn.

− Vùng phân bố (vùng địa lý)

− Nơi cư trú (nhận xét về sinh thái) và đặc điểm lớp đất (đối với các mẫu hóa thạch)

− Bàn luận: nhận xét và thảo luận về những phát hiện mới, những sai khác

có ý nghĩa, những dấu hiệu cần được quan tâm nghiên cứu tiếp, v.v.

Vì rằng mẫu chuẩn là vật mang tên gọi, vì vậy dẫn liệu về nó nên đặt trực tiếp sau tên gọi (cũng như dẫn liệu về mẫu chuẩn của mỗi tên đồng vật) mà không phải để sau mô tả.

Các minh họa. Trong phần lớn trường hợp các minh họa có giá trị to lớn so với mô tả bằng lời. Những gì có thể phản ánh khá rõ và hiển nhiên trong hình vẽ thì nên trình bày ở dạng minh họa. Giá trị của các minh họa được luật quốc tế công nhận, vì rằng tên khoa học đưa ra dựa vào minh họa được công bố được coi là có hiệu lực.Hiện nay, trình bày chẩn loại và mô tả cùng với các minh họa là yêu cầu bắt buộc.

3. Mô tả lại

Việc mô tả lại các dạng đầu tiên mô tả kém là rất quan trọng của công việc có liên quan tới việc tổ chức tu chỉnh và công trình phân loại khác. Với tình trạng hiện nay của các kiên thức chúng ta về nhiều nhóm động vật thì việc mô tả lại có ý nghĩa quan trọng hơn so với việc mô tả các dạng mới.

Vật mẫu, hoặc các vật mẫu làm cơ sở cho sự mô tả hoặc minh họa cần được chỉ ra một cách rõ ràng, vì rằng, nếu cho rằng hai loài đã được xác định không đúng thì có thể đề nghị một loài mới X-us albus Jones, nec Smith. Trong trường hợp này vật mẫu (hoặc một trong các vật mẫu) làm cơ sở cho sự mô tả lại hoặc minh họa sẽ là mâu thuần của loài mới.

Nếu trong tài liệu đã có mô tả được biên soan đúng và tốt, thì không cần phải nhiều lần công bố lại nó. Chỉ cần đưa ra chỉ dẫn thư mục là đủ.

4. Mô tả taxon cao

Phần lớn những gì đã nói đối với sự mô tả đơn vị loài nói chung cũng có liên quan với taxon cao. Tuy nhiên trong mô tả taxon cao mới theo truyền thống thì các dấu hiệu chẩn loại được nhấn mạnh. Sự chỉ dẫn loài chuẩn (trong trường hợp giống hoặc giống chuẩn) (trong trường hợp họ) cho phép giảm bớt số lượng tài liệu cần đưa vào mô tả.

Ở trường hợp các đơn vị động vật có xương sống cao, có truyền thông tốt là sử dụng cá dấu hiệu về bộ xương, mà cũng là các dấu hiệu chẩn loại đối với các động vật hóa thạch. Ở thân mềm và các nhóm động vật không xương sống dùng để chẩn loại, thường thì ở các dạng hiện đại cũng như ở các dạng hóa thạch, đều sử dụng những dấu hiệu như nhau.

5. Những điều cần lưu ý

Một số vấn đề cần chú ý chung khi tiến hành mô tả:

− Các dấu hiệu phân loại nên xem xét trong sự liên tục được thừa nhận;

− Nên tách các dấu hiệu rõ ràng nhất;

− Mô tả phải kèm theo so sánh chẩn loại trực tiếp với họ hàng gần nhất hoặc với các dạng thân thích.

− Vì mô tả bằng lời ít khi nói lên được khái niệm đúng đắn về các dấu hiệu chẩn loại của taxon, trong mọi trường hợp có thể được, thì nên đưa ra các minh họa thích ứng.

− Mô tả cần có các dẫn liệu số lượng, được bổ sung bằng các dẫn liệu về phân bố địa lý, sinh thái, cách sống v.v.

− Trong các nhóm ít được nghiên cứu nên mô tả chi tiết các loài.

− Mô tả chính thức phải kèm theo sự bàn luận không chính thức về các dấu hiệu biến dị.

− Mô tả phải kèm theo thông tin đầy đủ về mâu thuẫn và các vật mẫu khác mà tác giả có.

− Trong mô tả không nên nhắc đến các dấu hiệu chung cho tất cả các thành viên của thứ hạng cao tiếp theo.

6. Trình bày tên động vật

Việc xác đinh đúng đắn các tên động vật là nhiệm vụ quan trọng nhất ở các giai đoan đầu của việc nghiên cứu phân loại học về bất kỳ nhóm sinh vật nào.

Giải quyết tất cả các nhiệm vụ ấy (như hoàn thiện sự phân loại và chuẩn bị làm khóa phân loại) phụ thuộc vào việc bộ tên đồng vật được xây dựng đúng đến mức nào. Như vậy, bộ tên đồng vật đầy đủ của mỗi loài và giống là cần thiết cho cả mô tả chuyên khảo hay công trình tu chỉnh đầu tiên taxon cao nào đó, cả trong trường hợp khi mà sự tu chỉnh trước đây đã lỗi thời.

Hiện nay, có nhiều nhóm động vật được nghiên cứu khá đầy đủ, nên liệt kê vào tên đồng vật chỉ những tên mà không được nêu ra trong các công trình trước kia hoặc nêu ra trong các công trình đó nhưng không đáng tin.

Đối với tên động vật mới tốt hơn nên trình bày theo thứ tự sau: 1) tên khoa học (trong dạng đầu tiên của nó); 2) tác giả; 3) ngày tháng công bố; 4) trích dẫn tài liệu; 5) địa điểm chuẩn; 6) chỗ lưu trữ mẫu chuẩn hiện nay (không nhất thiết).

Hình thức như vậy nên sử dụng cho các công trình tu chỉnh nhóm có danh lục tra cứu tốt. Đối với các nhóm còn ít được nghiên cứu, cần danh sách tên động vật đầy đủ (nghĩa là danh sách các tên khoa học đúng và không đúng).

Phần tên đồng vật đầy đủ bao gồm trích dẫn tất cả các công trình có ý nghĩa về danh pháp được sắp xếp theo thứ tự thời gian dưới các tên động vật ấy (đúng hoặc không đúng) mà thực tế tác giả này hay tác giả khác đã đặt cho chúng.

Nhiều tác giả sử dụng biên pháp thuận tiện, khi đặt dấu phảy giữa tên loài và tên tác giả [X-us albus, Smith (nec Brown)] để phân biệt sự định loại không

đúng, mà sự định loại đó không có tư cách danh pháp, với tên đồng danh [X-us albus Jones (nec Brown)] có tư cách danh pháp.

Tên đồng vật giống được xem xét chủ yếu cũng như phần tên giống vật loài, trừ trường hợp bảng tên động vật mới hoặc thư mục đầy đủ về mẫu chuẩn của giống (và tác giả mô tả của nó, nếu có) được chỉ ra cùng với địa điểm chuẩn của giống và nơi lưu trữ của mâu chuẩn đó. Với tư cách là ví dụ có thể dẫn ra phần nào tên đồng vật của giống Dicrurus, như Vaurie (1949) đã thành lập trong công trình tu chỉnh họ Dicruridae.

7. Khóa định loại

Mục đích của khóa định loại là làm dễ dàng việc xác định các vật mẫu. Để đạt được mục đích này người ta đưa ra các dấu hiệu chuẩn loại thích ứng dưới dạng hàng loạt các cấp dấu hiệu độc lập; người nghiên cứu tìm tên gọi đúng cho vật mẫu của mình bằng cách từng bước tiến hành chọn lựa dấu hiệu này hay dấu hiệu kia.

Việc soạn các khóa định loại là công việc đòi hỏi thời gian do cần phải lựa chọn và phân tích các dấu hiệu chuẩn xác, có ý nghĩa chẩn loại tốt nhất và thuận tiện để đưa vào khóa đinh loại. Các dấu hiệu lý tưởng đối với khóa định loại là dấu hiệu đặc trưng cho mọi cá thể của quần thể (không phụ thuộc vào tuổi và giới tính); chúng là tuyệt đối (hai hoặc một tơ scutellum) và phải là các dấu hiệu bên ngoài, đề có thể quan sát chúng một cách trực tiếp và không cần phải sử dụng các dụng cụ đặc biệt. Cuối cùng, chúng phải là các dấu hiệu tương đối ổn định (không bị biến dị quá mức). Thuộc vào số các dấu hiệu không phù hợp đối với khóa định loại có các dấu hiệu đòi hỏi sự hiểu biết tất cả các lứa tuồi và các giai đoạn của loài (ví dụ, “có hiện tượng dị hình sinh dục” hoăc

“không có hiên tượng dị hình sinh dục”; “con đực lớn hơn con cái” hoặc “con đực bé hơn con cái”; “thay lông, mùa đông hoàn toàn”, hoặc “thay lông mùa động tưng phần”, các dấu hiệu có tính chất tương đối, không có tiêu chuẩn tuyệt đối (ví dụ “thẫm hơn” hoặc “sáng hơn”; “lớn hơn” hoặc “bé hơn”) và các dấu hiệu gối lên nhau (“lớn hơn, cánh từ 152 đến 162” hoặc “bé hơn, cánh từ 148 đến 158”).

Khóa định loại tốt là khóa lưỡng phân, nghĩa là ở mỗi điểm cua nó không có quá hai nhóm đối lập. Các cặp dấu hiệu cần phải chính xác. Về lý tưởng thì các khẳng định phải khá rõ ràng để có thể tiến hành định loại từng vật mẫu một mà không phải so sánh với các loài khác. Trong mọi trường hợp, việc xác định dấu hiệu phải thực hiện được, không cần đến các vật mẫu giới tính khác hoặc các cá thể chưa trưởng thành. Khi có hiện tương dị hình thì việc xác đinh các vật mẫu cần được tiến hành theo các khóa định loại khác. Trong trường hợp, nếu theo dấu hiệu của khóa thi các loài của giống nào đó chia ra làm hai nhóm một cách rõ ràng, trừ một hoặc hai loài trung gian hay có biến dị theo một dấu

Một phần của tài liệu nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật (Trang 158 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)