Điều 23. Nguyên tắc ưu tiên
23.1. Nội dung nguyên tắc ưu tiên. Tên hợp lệ của một taxon là tên có hiệu lực cũ nhất được áp dụng cho nó, trừ khi tên đã mất hiệu lực hoặc một tên khác được ưu tiên bởi bất kỷ điều khoản nào đó của Luật Danh pháp hoặc bởi quyết định của Ủy ban Danh pháp. Với lý do này, sự ưu tiên được áp dụng cho sự hợp lệ của các tên đồng vật [Điều 23.3], cho quyền ưu tiên tương đối của các tên đồng danh [các Điều 53-60], cho sự đúng của các ngữ âm [các Điều 24, 32], và cho sự hợp lệ của các mục danh pháp (như các điều khoản theo nguyên tắc tu chỉnh lần đầu [Điều 24.2]
và cho sự chỉ định các mẫu chuẩn mang tên [các Điều 68, 69, 74.1.3, 75.4].
23.1.1. Các ngoại lệ đối với các tên nhóm họ, xem các Điều 35.5 và 40.
23.1.2. Trường hợp các tên nhóm họ đã bỏ là các tên đồng danh (xem Điều 55.3.1.1).
23.1.3. Trong hoàn cảnh trong đó các tên nhóm giống nào đó bị loại bỏ khỏi việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên (xem các Điều 20 và 23.7).
23.1.4. Trong hoàn cảnh trong đó các tên nhóm loài nào đó bị loại bỏ một phần khỏi việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên (xem các Điều 23.7.3 và 23.8).
23.2. Chủ đích. Để phù hợp với các mục tiêu của Luật Danh pháp, nguyên tắc ưu tiên được sử dụng để tăng cường sự ổn định và nó không được làm rối loạn một tên đã được chấp nhận từ lâu với nghĩa quen thuộc bởi một tên là tên đồng vật hoặc tên đồng danh chính (đối với các trường hợp bất kỳ (xem Điều 23.9), hoặc qua một việc làm tiếp theo sự phát hiện một mục danh pháp trước nay chưa được công nhận (như ấn định chuẩn trước; đối với các trường hợp này, xem các Điều 70.2 và 75.6).
23.3. Áp dụng với sự đồng nghĩa. Nguyên tắc ưu tiên quy định rằng một taxon được hình thành bằng việc cùng đưa vào một taxon đơn ở một bậc của hai hoặc nhiều các taxon hữu danh được xác lập trước đây trong nhóm họ, nhóm giống hoặc nhóm loài lấy tên hợp lệ theo tên của nó và được xác định phù hợp với nguyên tắc ưu tiên [Điều 23.1] và chủ định của nó [Điều 23.2], với sự thay đổi hậu tố nếu cần trong trường hợp tên nhóm họ [Điều 34].
Ví dụ: Tên hợp lệ của một giống được hình thành bằng sự hợp nhất của các giống Aus 1850 và Cus 1870, và phân giống Bus 1800 (chuyển từ giống Xus 1758), là Bus 1800.
23.3.1. Quyền ưu tiên của tên một taxon không bị ảnh hưởng bởi sự nâng hoặc hạ cấp về bậc taxon trong nhóm họ, nhóm giống hoặc nhóm loài [các Điều 36, 43, 46], cũng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hậu tố của một tên nhóm họ do sự thay đổi bậc [Điều 34].
23.3.2. Nguyên tắc ưu tiên được áp dụng nếu:
23.3.2.1. một phần nào đó của một động vật được đặt tên trước khi toàn bộ
động vật hữu danh, hoặc
23.3.2.2. hai hoặc nhiều hơn các thế hệ, các dạng, các giai đoạn, hoặc giới tính của một loài được đặt tên như là các taxon khác nhau, hoặc
23.3.2.3. tên gọi đã được xác lập trước năm 1931 trong công trình nghiên cứu một động vật đang tồn tại trước khi động vật đó tự nó được xác lập (cho taxon hóa thạch xem Điều 23.7).
23.3.3. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng cho các tên loài tự thêm vào đặt trong ngoặc sau một tên nhóm giống để chỉ các tập hợp của loài hoặc tên tự thêm đặt trong ngoặc giữa các tên loài và phân loài [Điều 6.2]. Quyền ưu tiên của một tên tự thêm như vậy là chỉ có trong nhóm loài (xem Điều 11.9.3.5).
23.3.4. Nguyên tắc ưu tiên không áp dụng đối với các tên áp dụng cho các thực thể dưới phân loài, từ khi chúng được loại khỏi Danh pháp động vật [Điều1.3.4]. Nếu tên gọi công bố cho một thực thể mà sau đó được xác lập cho một loài hoặc phân loài (xem các Điều 10.2, 45.5 và 45.6), thì nguyên tắc ưu tiên được áp dụng từ ngày tên trở nên có hiệu lực bởi sự xác lập đó.
23.3.5. Nguyên tắc ưu tiên quy định rằng nếu tên gọi dùng cho một taxon được xác lập mà không sử dụng hoặc không hợp lệ thì nó cần được thay bằng tên có hiệu lực sớm nhất trong các tên đồng vật của nó, bao gồm tên của các taxon của cùng nhóm (nghĩa là phân giống trong các giống), miễn là các tên đó tự nó không hợp lệ. Nếu tên bị loại bỏ không có khả năng thành tên đồng vật hợp lệ, một tên thay thế mới (xem Điều 60.3) cần được xác lập cho vị trí của nó.
Ví dụ: Giống Aus, 1850 chứa các phân giống với các tên hợp lệ là Aus 1850, Bus 1900 và Cus 1860. Nếu tên Aus được xác lập không có hiệu lực hoặc không hợp lệ, thì tên của giống và phân giống mang tên chuẩn trở thành Cus 1860; tuy nhiên, nếu phân giống trước đây Aus (Aus) có một tên đồng vật Dus 1855 (nghĩa là nó chứa loài chuẩn của Dus) thì tên của giống trở thành Dus 1855.
23.3.6. Nguyên tắc ưu tiên duy trì áp dụng cho một tên có hiệu lực khi được xem như một tên đồng vật phụ; nó có thể được sử dụng như tên hợp lệ của một taxon bởi một tác giả người xem xét tên đồng vật như là tên không đúng, hoặc nếu tên đồng vật chính được xác lập không sử dụng hoặc không hợp lệ (đối với các tên được công bố lần đầu như các tên đồng vật phụ, xem Điều 11.6).
23.3.7. Một tên có hiệu lực hợp lệ theo nguyên tắc ưu tiên là không thể bị loại bỏ, thậm chí bởi tác giả của nó, với lý do như không thích hợp hoặc lặp lại (ví dụ xem Điều 18), hoặc không đúng ngữ âm (tên gọi vẫn hợp lệ, nhưng dạng đúng: xem Điều 19).
23.4. Áp dụng với sự đồng âm. Nguyên tắc ưu tiên quy định rằng quyên ưu tiên tương đối của các tên đồng danh, bao gồm các tên đồng danh thứ cấp trong nhóm loài, được xác định theo nguyên tắc ưu tiên (xem các Điều 23.1 và 23.2)
và nguyên tắc tên đồng danh [Điều 52]; để áp dụng chúng cho các tên đồng danh cùng công bố, xem Điều 24.
23.4.1. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng đối với một tên nhóm họ nếu, hoặc là tên của chính nó hoặc là tên giống chuẩn của nó được thành lập như một đồng danh phụ; đối với các trường hợp này xem các Điều 55 và 39 tương ứng.
23.5. Áp dụng đối với các ngữ âm. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng cho các ngữ âm của một tên có hiệu lực, trừ khi một ngữ âm không đúng được duy trì theo Điều 33.3.1, hoặc, trong trường hợp các tên nhóm họ, theo các Điều 29.4 hoặc 29.5. (đối với việc đính chính phi lý, xem Điều 33.2.3.1).
23.6. Áp dụng các mục danh pháp. Để phù hợp với nguyên tắc ưu tiên, mục danh pháp đầu tiên áp dụng đối với một tên hoặc một taxon hữu danh để có được bất kỳ cấu thành tiếp theo, được coi là việc làm hợp lệ, đó là các hành động theo nguyên tắc người tu chỉnh đầu tiên [Điều 24.2], bao gồm sự chỉ định loài chuẩn [các Điều 68, 69], cấu thành đầu tiên của các loài hữu danh trong một taxon nhóm giống [Điều 67.2], sự chỉ định lectotypes [Điều 74.1.3] và neotypes [Điều 75.5] (các mẫu chuẩn trong nhóm họ được ấn định một cách tự động và không bắt buộc phải ấn định nữa [Điều 63]; nhưng đối với các tên được công bố sau năm 1999 xem Điều 16.2).
23.7. Áp dụng cho các nhóm tập thể và các taxon hóa thạch. Ngoại trừ việc áp dụng nguyên tắc tên đồng danh [các Điều 55, 56, 57],
23.7.1. tên gọi đã được xác lập rõ ràng cho một nhóm tập thể không được ưu tiên với các tên các nhóm giống khác;
23.7.2. tên gọi đã được xác lập cho taxon nhóm giống hữu danh nhưng sau đó chuyển cho một nhóm tập thể thì không ưu tiên với các tên nhóm giống khi nó được sử dụng như vậy (xem thêm Điều 67.14);
23.7.3. tên gọi được xác lập cho một taxon hóa thạch thì không ưu tiên với một tên đã xác lập cho một động vật (thậm chí cho động vật đã hình thành, hoặc có thể được hình thành, dấu vết hóa thạch).
Ví dụ: Krebs (1966) liên hệ với các dấu chân được gọi là Chirotherium bởi Kaup (1835) với bò sát hóa thạch kỷ Triat Ticinosuchus Krebs, 1965. thì tên Ticinosuchus không cần loại bỏ như một tên đồng vật phụ của Chirotherium trong trường hợp đó.
23.8. Áp dụng cho các tên nhóm loài đã được xác lập đối với các dạng lai.
Một tên nhóm loài đã được xác lập cho một động vật sau đó được xác định là dạng lai [Điều17] không thể sử dụng như tên hợp lệ cho loài bố mẹ, ngay cả khi nó có trước các tên có hiệu lực đối với chúng. Tên gọi như vậy có thể đưa vào tên đồng danh. Đối với các tên có gốc lai xem Điều 17.2.
23.9. Sự hủy bỏ quyền ưu tiên. Để phù hợp với các mục tiêu của nguyên tắc
ưu tiên [Điều 23.2], sự áp dụng nó được điều chỉnh như sau:
23.9.1. cách dùng thông dụng cần được duy trì khi thỏa mãn hai điều kiên sau:
23.9.1.1. tên đồng vật hoặc đồng danh chính đã không được sử dụng như một tên hợp lệ sau năm 1899, và
23.9.1.2. tên đồng vật hoặc đồng danh phụ đang đã được sử dụng cho taxon riêng biệt, và đã được coi như tên hợp lệ của nó trong ít nhất 25 công trình và được công bố bởi ít nhất 10 tác giả trong vòng 50 năm và kéo dài không ít hơn 10 năm.
23.9.2. Một tác giả phát hiện ra rằng cả hai điều kiện của Điều 23.9.1 đều được thỏa mãn cần trích dẫn hai tên cùng nhau vài khẳng định dứt khoát rằng tên về sau là hợp lệ, việc làm đó là phù hợp với Điều này; trong cùng thời gian, tác giả cần có minh chứng rằng các điều kiện của Điều 23.9.1.2 đã được đáp ứng, và đồng thời khẳng định rằng, theo sự hiểu biết của mình, điều kiện ở Điều 23.9.1.1 được áp dụng. Kể từ ngày công bố, tên sau được ưu tiên trước tên cũ.
Khi được trích dẫn, thì tên sau - tên hợp lệ có thể sử dụng thuật ngữ “tên được bảo vệ - nomen protectum”và tên cũ – tên không hợp lệ, được gọi bằng thuật ngữ “tên bỏ quên - nomen oblitum” (xem Thuật ngữ). Trong trường hợp tên đồng vật chủ quan, thì tên lâu hơn trong số các tên không được coi là tên đồng vật, sẽ được sử dụng hợp lệ.
Ví dụ: Tên hợp lệ của một loài được hình thành bằng việc gộp các taxon hữu danh Aus xus Schmidt, 1940 và Aus wus Jones, 1800 vào một loài là Aus wus Jones, 1800. Nhưng nếu các điều kiện tại Điều 23.9.1.1 và 23.9.1.2 được thỏa mãn, thì Aus xus Schmidt, 1940 trở thành tên hợp lệ của loài đó (trừ khi Ủy ban Danh pháp quyết định khác). Tuy nhiên, nếu các taxon hữu danh được tách thành các loài riêng biệt thì tên của các loài này là Aus xus Schmidt, 1940 và Aus wus Jones, 1800. Mặt khác, nếu hai taxon được xếp như các phân loài của một loài thì tên của các phân loài là Aus xus xus Schmidt, 1940 và Aus xus wus Jones, 1800 – mà không phải là Aus wus xus Schmidt, 1940 và Aus wus wus Jones, 1800.
Khuyến nghị 23A. Trường hợp sự đình chỉ được yêu cầu. Nếu một tác giả muốn đình chỉ tên cũ thay cho quyền ưu tiên tương đối của hai tên liên đới, theo Điều 23.9.2 để duy trì cách dùng thông dụng, tác giả cần tham vấn Ủy ban Danh pháp để nhận lời khuyên thích hợp.
23.9.3. Nếu các điều kiện của Điều 23.9.1 không được thỏa mãn nhưng tác giả vẫn cho rằng việc dùng tên đồng vật hoặc đồng danh cũ có thể đe dọa sự ổn định hoặc tính thông dụng hoặc gây sự lẫn lộn, và để duy trì việc sử dụng tên đồng vật hoặc đồng danh mới hơn, tác giả cần tham vấn Ủy ban Danh pháp cho quyết định theo thẩm quyền [Điều 81]. Trong khi Ủy ban xem xét cần duy trì việc sử dụng tên phụ [Điều 82].
23.9.4. Trong trường hợp của một sự đồng danh trong các tên nhóm họ bắt nguồn từ sự tương đồng nhưng không xác định trong các tên của các giống chuẩn, xem Điều 55.3.
23.9.5. Khi một tác giả phát hiện một tên nhóm loài được sử dụng như tên đồng danh sơ cấp phụ [Điều 53.3] của tên nhóm loài khác đang dùng, nhưng các tên áp dụng cho các taxon cùng giống đã không được xem xét sau năm 1899, thì tác giả không cần thay thế một cách tự động tên đồng danh phụ đó; trường hợp cần, nên tham vấn Ủy ban Danh pháp và trong khi Ủy ban đang xem xét cần duy trì cách dùng thông dụng của cả hai tên [Điều 82].
23.9.6. Cần cân nhắc khi sử dụng một tên trái với Điều 23.9.1, hoặc đề cập một tên là tên đồng vật, hoặc tên chỉ liệt kê trong một tóm tắt, hoặc do một nhà danh pháp đặt, danh lục khác hoặc danh sách các tên không được sử dụng theo các Điều 23.9.1.1 và 23.9.1.2.
23.10. Sự hủy bỏ không đúng của quyền ưu tiên. Nếu một hành động tiến hành theo Điều 23.9.2 nhưng sau đó mới biết là sai, trong đó, các điều kiện ở Điều 23.9.1.1 và 23.9.1.2 đã không được thỏa mãn, thì cần tham vấn Ủy ban Danh pháp và việc sử dụng thông thường cần được duy trì [Điều 82] cho đến khi Ủy ban Danh pháp ra một phán quyết (nghĩa là khi phát hiện ra hành động sai lầm như vậy không nên tự động sử dụng tên đồng vật hoặc đồng danh cũ).
23.11. Áp dụng quyền ưu tiên đúng theo mong muốn. Nếu tác giả muốn thay thế một tên đang sử dụng thông dụng bằng tên đồng vật cũ hơn, khi các điều kiện của Điều 23.9.1 được thỏa mãn, thì tác giả cần yêu cầu Ủy ban Danh pháp cho một phán quyết theo thẩm quyền [Điều 81].
23.12. Các tên bị loại bỏ theo Điều 23b trước đây. Một tên bị loại giữa ngày 6 tháng 11 năm 1961 và ngày 1 tháng 1 năm 1973 bởi một tác giả người áp dụng Điều 23b với nghĩa với nghĩa là trong khoảng thời gian này, theo Luật Danh pháp mới này, thì một tên ở tình trạng nomen oblitum (xem Thuật ngữ) sẽ không được ưu tiên với một tên đồng vật phụ trong sử dụng thông dụng, trừ khi Ủy ban Danh pháp phán quyết rằng tên cũ hơn bị loại bỏ nhưng vẫn có quyền ưu tiên.
23.12.1. Từ "bị loại" trong Điều này cần được hiểu một cách chuẩn xác; bất chấp một tên không được xem là bị loại (thậm chí nếu Điều 23b, với áp lực đã được đề cập). Tên bị loại bỏ cần trích dẫn và được sử dụng như một tên đồng vật phụ thay vì một tên hợp lệ .
23.12.2. Một tên gọi đã bị loại theo Điều 23b trước đây có thể, khi không có bất kỳ nguyên do không hợp lệ nào khác, được sử dụng như hợp lệ nếu nó mới được xem xét như một tên đồng vật của một tên khác, hoặc tự các tên đồng vật là không hợp lệ theo các điều khoản của Luật Danh pháp.
Điều 24. Quyền ưu tiên giữa các tên, các ngữ âm hoặc các mục công bố