CÔNG BỐ PHÂN LOẠI HỌC
III. CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO CÔNG BỐ
Phần lớn các tài liệu khoa học, trừ một số không nhiều các công trình kinh điển chỉ được dùng trong thời gian nào đó. Tuy nhiên, đối với các công bố đặc biệt các sách phân loại học thường được sử dụng lâu dài. Thậm chí có một số sách xuất bản từ vài trăm năm nay vẫn được tra cứu, sử dụng. Như vậy, nhà phân loại học cần cố gắng để các công trình xuất bản của mình xứng đáng và thích hợp cho việc sử dụng lâu dài. Đối với các công bố trên các Tạp chí khoa học thường có các quy định, chỉ dẫn việc chuẩn bị các bài báo khoa học đáp ứng về hình thức và nội dung để công bố. Vì vậy, trước khi đưa bản thảo tới tạp chí cần nghiên cứu các các quy định của tạp chí và phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Mặc dù mỗi Tạp chí có thể đưa ra các yêu cầu khác nhau nhưng cách trình bày một công bố thường có các mục sau đây.
1. Đầu đề bài báo
Đầu đề của bài báo không những chỉ là tên gọi của bài báo mà còn phản ảnh cô đọng nhất nọi dung của bài báo, Nó là phần hợp thành của bài báo mà từ đó độc giả bắt đầu làm quen với bài báo, dù rằng trong khi chuẩn bị bài báo người ta thường nghĩ ra đầu đề sau cùng. Vì ý nghĩa quan trọng của đầu đề đối với thư mục nên lựa chọn nó rất thận trọng. Nó cần phải đủ bài để phản ánh nội dung
công trình, nhưng cũng phải khá ngắn để trích dẫn nó dễ dàng. Những chữ vắn tắt được ưa thích hơn những chữ dài dòng. Đầu đề phải có các từ chính (key words) để làm thuận tiện công việc của người soạn thư mục tra cứu. Yếu tố chủ yếu của đầu đề là: 1) Chỉ ra rõ ràng lĩnh vực được xem xét (hệ thống, hình thái, sinh thái, v.v.); 2) Tên khoa học của đơn vị được nghiên cứu, xem xét kèm tên bộ và họ của chúng (có thể để trong dấu ngoặc); và 3) Tên vùng địa lý, khu hệ động vật hoặc địa phương liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
2. Tên tác giả
Đối với các bài báo thì họ và tên tác giả nên đặt dưới đầu đề bài báo (không cần ghi cấp bậc và học vị của tác giả). Sau tên tác giả cần ghi địa chỉ chính xác để trao đổi thư tín. Địa chỉ có thể đặt ở cuối bài báo hoặc ở cuối trang. Trong số tác giả thường đánh dấu sao (*) một tác giả (thường là tác giả chính – Coresponding author) với địa chỉ e-mail (hoặc cả số diện thoại) để ở dưới cùng trang đầu của bản thảo để thuận tiện cho tòa soạn liên hệ trong cả quá trình biên tập, sửa bài trước khi được công bố chính thức.
Nếu công trình đồng tác giả, thì trật tự sắp xếp tên họ của họ được xác định theo sự cống hiến của mỗi người. Nếu phần đóng góp như nhau, thì tên tác giả thường sắp xếp theo vần chữ cái. Nếu công trình được góp phần không đồng đều hoặc nếu xuất hiện ranh giới rõ rệt về tuổi tác hoặc về kinh nghiệm thì tên tác giả được coi là “tác giả già nhất” đặt đầu tiên, thậm chí trong nhiều trường hợp tác giả đặt cuối cùng là tác giả quan trọng nhất không những là người tổ chức, chỉ đạo mà cũng thường là người tài trợ nghiên cứu.
3. Tóm tắt (Abstract)
Các bài báo công bố hiện nay thường có phần tóm tắt ở phần đầu sau tên công trình và tên tác giả. Tóm tắt cần trình bày ngắn gọn về kết quả nghiên cứu. Nếu công bố các bậc phân loại mới thì trình bày ngắn gọn về đặc trưng chẩn loại và sai khác so với các bậc phân loại gần gũi đã biết.
Sau phần tóm tắt thường có phần các từ khóa (Key words) của công bố với khoảng 10-15 từ, bao gồm: dạng công bố (taxonimy) tên bậc phân loại công bố (giống, họ, bộ, lớp), tên địa phương (nước, vùng). Từ khóa giúp cho việc tra cứu trên các phương tiện điện tử được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
4. Mở đầu
Trong mỗi công trình về phân loại học cần phải có phần mở đầu, trong đó xác định phạm vi các vấn đề được xem xét trong bài báo và ở đó là đứng chỗ để trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, hoàn cảnh nghiên cứu, tổng quan về lịch sử nghiên cứu có liên quan một cách ngắn gọn. Các thông tin này giúp người đọc nắm được hoàn cảnh khái quát của vấn đề nghiên cứu.
4. Địa điểm, thời gian, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong phần này cần cung cấp đầy đủ về địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu, tên các địa phương, kèm theo tọa độ, sinh cảnh, v.v. Nếu nghiên cứu được tiến hành ở nhiều địa điểm tại các địa phương khác nhau nên có bản đồ kèm theo.
Các phương pháp điều tra, nghiên cứu, phương pháp xử lý mẫu, phương pháp đo vẽ, phân tích, xử lý số liệu, v.v. cần được trình bày chi tiết và đầy đủ.
Trong công trình tu chỉnh và chuyên khảo cần thiết chỉ ra các phương pháp được sử dụng, cũng như kể ra sưu tập, các tiêu bản và tư liệu được nghiên cứu khác. Cái đó cho phép độc giả đánh giá các kết luận tác giả nêu ra và phán đoán về sự đầy đủ của công trình. Các phương pháp đo đạc chuẩn, chuẩn bị mẫu cho nghiên cứu, v.v. cần được trình bày đầy đủ, chính xác và cô dọng. Chỉ những phương pháp mới, lần đầu áp dụng mới cần phải mô tả một cách chi tiết.
Cần chú ý là trong một công bố, cơ sở vật mẫu và phương pháp sử dụng cho nghiên cứu, kể cả phương pháp xử lý số liệu (thống kê), có ý nghĩa quan trọng, không những để đánh giá tính xác thực của các kết quả thu được mà còn thể hiện khả năng cập nhật của tác giả trong lĩnh vực nghiên cứu.
5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đối với các công bố phân loại học thường trình bày các kết quả điều tra khu hệ với danh sách các loài (phân loài) được xắp xếp theo một hệ thông phân loại được thừa nhận rông rãi. Các mô tả của các taxon mới, số liệu phân loại bổ sung cho một taxon còn ít được nghiên cứu, các đánh giá tổng kết về một nhóm động vật được nghiên cứu, v.v.
Tư liệu đưa vào bài viết, tất nhiên phụ thuộc vào phạm vi các vấn đề được xem xét và mục đích của công trình. Tuy nhiên, đối với một công bố phân loại học thường có các phần sau đây:
− Xác định ranh giới đơn vị cao nhất được xem xét (họ, tộc v.v.)
− Xây dựng khóa định loại đối với tất cả các taxon được xem xét (giống, họ), trong đó thường đưa ra các khóa để định loại các loài thuộc mỗi giống
− Các tên động vật và mô tả các đơn vị bậc trung gian (giống)
− Các loài chuẩn của các taxon bậc cao
− So sánh với các giống, loài khác có quan hệ gần gũi.
− Tên loài, tên đồng vật và mô tả loài. Mức độ mô tả phụ thuộc vào tình trạng phân loại của loài. Thường cung cấp mô tả đầy đủ chi tiết đối với loài mới mô tả lần đầu; mô tả bổ sung (hình thái, sinh học, đặc trưng phân tử, phân bố, v.v.) đối với các loài đã biết.
− Thảo luận, đánh giá về quan hệ tiến hóa trên cơ sở các số liệu mới thu
thập, trong đó đặc biệt chú ý đến các dẫn liệu phân tử là cơ sở cho phép nhanh chóng có được bức tranh về chủng loại phát sinh và quan hệ họ hàng của các taxon nghiên cứu.
− Địa điểm chuẩn và nơi lưu trữ các mẫu chuẩn, sự phân bố chung, vật chủ và các dẫn liệu sinh học chủ yếu khác, sự so sánh với các loài khác v.v.
6. Lời cảm tạ
Cảm tạ tất cả những người đã có nhứng đóng góp, giúp đỡ trực tiếp hoặc dán tiếp đối với công trình nghiên cướu mình đó là một trong những bổn phận quan trọng nhất của người nghiên cứu. Lời cảm tạ phải được thể hiện trước hết đối với những người tham gia thu thập và xử lý mẫu vật, những người giúp đỡ về mặt kỹ thuật; như chuẩn bị mẫu để nghiên cứu, chụp ảnh, kể cả ảnh hiển vi và hiển vi điện tử, sao chụp tài liệu liên quan.
Bày tỏ lời cảm tạ đối với những đồng nghiệp cung cấp tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu (bài báo công bố, danh lục và các bức ảnh, bản vẽ hoặc các tài liệu minh họa khác), cho mượn, vật mẫu hoặc những người biếu tặng vật mẫu.
Nên bày tỏ lòng cảm tạ đối với các chuyên gia đã giúp kiểm tra lại kết quả phân loại, hoặc tham gia đọc bản thaoe và góp ý sửa chữa, thêm bớt các phần trình bày góp phần hoàn thiện bản thảo trước khi gửi công bố.
Cuối cùng, cần ghi nhận các cơ quan tổ chức hoặc cá nhận giúp đỡ về mặt tài chính cũng như tạo các điều kiện vật chất, phương tiện nghiên cứu như phòng thí nghiệm, thư viện, v.v. để triển khai và hoàn thành công trình nghiên cứu, cũng như giúp đỡ tổ chức các Hội thảo liên quan đến công trình nghiên cứu.
Những lời cảm tạ có thể đưa vào phẩn mở đầu (đối với sách), hoặc để ở phần cuối trước phần tài liệu tham khảo đối với các bài báo công bố trên các tạp chí.
7. Tài liệu tham khảo
Thống kê đầy đủ các tài liệu tham khảo hoặc được trích dẫn trong công trình nghiên cứu. Danh sách các tài liệu tham khảo thường được xếp theo vần alphabet theo tên họ tác giả. Cách trình bày bày một tài liêu tham khảo gồm:
tên tác giả, năm công bố, tên bài báo, tên tạp chí, số tạp chí (volum), số tập (number), số trang. Đối với sách thêm tên nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Các tên tác giả Việt Nam trong các công bố quốc tế thường viết dạng đầy đủ họ tên hoặc khi viết tắt thường dùng tên đầu (tên gọi thông thường) mà lại viết tắt tên họ. Điều này đôi khi cũng gây khó hăn cho người trích dẫn. Vì vậy tốt nhất, nên dùng tên họ mà viết tắt tên và tên đệm như thông tục quốc tế để
tránh nhầm lẫn.
Tùy yêu cầu của mỗi tạp chí, mỗi nhà xuất bản có quy định cụ thể (construction) đối với tác giả bài báo. Vì vậy, trước khi định nộp bản thảo công bố ở tạp chí nào, tốt nhất tác giả nên tìm hiểu và tuân thủ yêu cầu chặt chẽ của tạp chí đó.