THỦ TỤC PHÂN LOẠI
I. TẬP HỢP CÁC LOÀI VÀO CÁC ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI CAO
1. Phát hỉện họ hàng gần nhất của loài nào đó
Vấn đề những dạng nào là họ hàng gần nhất của taxon được nêu ra trong
nhiều trường hợp đã rõ ràng đến mức không đòi hỏi phải có sự xem xét chuyên biệt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác lại không được rõ ràng lắm và xuất hiện vấn đề là nên xếp đơn vị B gần với đơn vị A hay C thì đúng hơn? Để tìm được giải đáp, người ta thường áp dụng phương pháp sau: Mọi dấu hiệu dựa vào đó để có thể vạch ra những liên hệ họ hàng của taxon B, hoặc nói cách khác, mọi dấu hiệu đối với chúng đã rõ ràng hoặc giả thiết rằng chúng biến dạng từ nhóm gồm các taxon A, B và C được tổng kết theo bảng 4 dưới đây:
Bảng 4 Tần số của một số dấu hiệu ở ba đơn vị họ hàng
Các dấu hiệu Taxon A Taxon B Taxon C
a a a’
b b b’
c c c’
Chung cho A và B
d d d’
e e’ e’
f f’ f’
j j’ j’
Chung cho B và C
h h’ h’
i j’’ i‘
k k’’ k‘
l k’’ l‘
Đặc trưng cho B
m m’’ m‘
Sự phân tích Bảng 4 chỉ ra rằng taxon B gần với taxon A theo một bộ dấu hiệu (a, b, c, d), trong lúc đó về bộ dấu hiệu khác (e, f, g, h) nó lại gần với C. Còn có loại dấu hiệu thứ ba (i, k, l, m) theo đó đơn vị B khác với cả A và cả C. Như vậy chúng ta có hai nhóm dẫn liệu: một là trọng lượng tương đối của các dấu hiệu a, b, c, d so với e, f, g, h; thứ hai là trọng lượng thông tin của các dấu hiệu đặc trưng cho taxon B (i, k, l, m). Chúng bắt nguồn gần nhất từ những dấu hiệu tương ứng của taxon A hoặc C hoặc cũng có thể một phần nào đó chúng là những dấu hiệu tổ tiên của những dấu hiệu tương ứng của A hoặc C? Tất cả các vấn đề ấy chỉ là một vài thay đổi phức tạp, từ đó mà taxon B giống với A hơn hay C hơn ? Bởi vậy việc xác định sự giống nhau là thủ thuật chủ chốt khi phân loại. Dù rằng các lý thuyết về phân loại khác nhau rất nhiều nhưng chính các thủ
tục phân loại lại luôn luôn giống nhau. Việc đánh giá so sánh cẩn thận sự giống nhau và sự sai khác là bước đầu tiên trong mọi phương pháp phân loại học. Điều đó không phụ thuộc vào sự giống nhau có được sử dụng cho phân loại học dựa vào hiện trạng hay được đánh giá cẩn thận, trước khi sử dụng làm cơ sở để phân định các nhóm được coi là bắt nguồn từ các tổ tiên chung hay không. Vì rằng, hai nhóm sinh vật càng gần gũi nhau thì chúng càng giống nhau và “sự giống nhau”
đều được cả các nhà phân loại học theo hiện trạng và cả các nhà tiến hóa quan tâm. Tuy nhiên, họ không thống nhất với nhau trong công việc xác định và đánh giá sự giống nhau.
Những nguyên nhân của sự giống nhau (similarity). Lịch sử phân loại học phủ nhận một cách kiên quyết giả thiết cho rằng sự giống nhau tự nó đã rõ ràng và không cần đánh giá cẩn thận. Các nhà phân loại học hiện trạng chỉ quan tâm đến việc xây dựng các sơ đồ định loại, có thể là đã hoàn toàn thỏa mãn với sự phân loại, thậm chí họ xếp cá heo vào với cá và tạo nên sự sai lệch về hiện trạng so với sự phân hạng tiến hóa chỉ dựa trên cơ sở sự giống nhau bề ngoài.
Tuy nhiên, phân loại học tiến hóa xem sự giống nhau chỉ như là tài liệu thực tế, mà trên cơ sở đó đưa ra kết luận về nguồn gốc phát sinh. Họ cố gắng xâm nhập sâu hơn vào các trạng thai bề ngoài của phenotype để làm sáng tỏ sự giống nhau về di truyền nằm trong đó. Họ cho rằng các taxon dựa trên sự giống nhau di truyền được phân tách ra một cách logic có giá trị chẩn loại rất lớn so với các taxon xây dựng trên sự giống nhau về bề ngoài không có giá trị.
Sự giống nhau được xác định trên cơ sở đánh giá cẩn thận thông tin chứa trong mỗi dấu hiệu dường như luôn luôn dẫn tới thực tế là các thế hệ con cháu đơn phát sinh của các tổ tiên chung. Phương pháp được công nhân trong phân loại học là xây dựng sự phân loại trên cơ sở sự giống nhau được đánh giá một cách cẩn thận ít khi dẫn các nhà phân loại học đi chệch khỏi con đường đáng tin cậy.
Hai taxon có thể giống nhau do các nguyên nhân khác nhau. Các kiểu khác nhau của sự giống nhau có giá trị không giống nhau trong khi xây dựng các taxon tự nhiên, dù rằng chúng ta còn chưa hiểu hết bản chất của các sai khác đó.
Sự giống nhau tổng quát giữa hai taxon có thể nằm ở một trong ba kiểu giống nhau sau đây: 1) Sự giống nhau do sự có mặt của các dấu hiệu chung có ở tổ tiên chung, gồm các dấu hiệu của tổ tiên (symplisiomorpho) cũng có ở một trong các tổ tiên xa, và các dấu hiệu phân tách (sinapomorpho) cũng có ở một trong các tổ tiên kém xa hơn; 2) Sự giống nhau do sự có mặt của các đặc điểm phenotype chung đạt được một cách độc lập sinh ra nhờ genotype chung được thừa hưởng từ tổ tiên chung (sự giống nhau do tiến hóa song song); 3) Sự giống nhau do sự có mặt của các đặc điểm phenotype chung đạt được một cách độc lập sinh ra không nhờ genotype được thừa kế từ tổ tiên chung (sự giống nhau do quy tụ).
Về giá trị tương đối của các dấu hiệu kể trên, về mặt thông tin về nguồn
gốc chung (và như vậy cũng là về sự giống nhau di truyền được suy ra một cách logic), có thể sắp xếp theo thứ tự: 1b, 2, 1a, trong lúc đó dấu hiệu 3 không cho một lượng thông tin nào. Nhưng thậm chí ngay cả trong ba kiểu đầu sự giống nhau cũng có thể có giá trị khác nhau.
Các phương pháp xác định sự giống nhau. Trên quan điểm thực hành để xây dựng sự phân loại cần đồng thời xem xét nhiều dấu hiệu ở nhiều taxon.
Tuy nhiên, việc chia các dấu hiệu phân loại thành những dấu hiệu quan trọng và không quan trọng thường đưa đến các sai lầm. Một phương pháp khác là hoàn thiện sự phân loại trong quá trình cứ thử làm và để mắc sai lầm, cho phép dần dần đi tới thành công, nhưng phải mất nhiều thời gian và sức lực. Những nhược điểm đó của các phương pháp cổ truyền bắt buộc phải tìm các phương pháp khác tốt hơn.