TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Một phần của tài liệu Văn 8 - Hùng Vương (Trang 27 - 32)

(Trích Tắt đèn)

Ngô Tất Tố A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.

- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn NTT.

- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Kỹ năng

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Tóm tắt văn bản truyện.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

b. Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận diễn biến tâm trạng các nhân vật trong văn bản.

- Tự nhận thức: xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có tấm lòng thương cảm, quý trọng người phụ nữ, căm ghét chế độ người bóc lột người.

B. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Soạn giáo án, ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn”

- Trò: Soạn bài ở nhà theo nội dung câu hỏi sgk.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Động não: tìm hiểu tình huống truyện, những chi tiết thể hiện tâm trạng của các nhân vật trong văn bản.

- Thảo luận nhóm, trình bày trong 1 phút về giá trị ND và NT của văn bản.

- Viết sáng tạo: cảm nghĩ về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nỗi đau của các nhân vật chị Dậu.

TUẦN 3

Tiết 9: Tức nước vỡ bờ

Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản Tiết 11+12: Lão Hạc

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :

Câu1: Tâm trạng bé Hồng khi được gặp mẹ được miêu tả như thế nào? và những đặc sắc nghệ thuật?

Câu 2: Vì sao nói nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.?

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Câu1: - Nêu những chi tiết, hình ảnh rõ nét tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ để phân tích.

- Nêu được những nét nghệ thuật đặc sắc: giọng văn chân thành, biểu cảm, hình ảnh so sánh, mới lạ, độc đáo.( 10 đ)

Câu2: – CM: nhà văn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn hiểu và thông cảm với nỗi đau và nỗi bất hạnh của phụ nữ và trẻ em. ( 10 đ) 3. Bài mới

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. Đề tài trong các tác phẩm văn học của ông chủ yếu viết về người nông dân, cho nên ông được mệnh danh là ''nhà văn của nông dân". '' Tắt đèn '' là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố . Tác phẩm đã phản ánh được những nỗi cơ cực, khốn khổ của người nông dân trong vụ thuế ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

- GV treo bức chân dung tác giả lên bảng.

? Em hãy nêu vài nét về tác giả?

HS: Trả lời

- Yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung.

GV chốt ý và mở rộng:

- Về hoạt động báo chí ông được coi là “ một nhà văn ngôn luận xuất sắc trong phái nhà nho.”

- Về sáng tác văn học là cây bút phóng sự và là nhà tiểu thuyết nổi tiếng

=> là nhà văn của nông dân

GV: Tác phẩm gồm 26 chương kể về: Nỗi thống khổ cùng cực của người nông dân VN dưới chế độ nửa phong kiến, nửa thuôc địa.

? Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” nằm ở chương nào của tác phẩm?

HS: Trả lời

- GV tóm tắt tác phẩm “Tắt đèn” cho học sinh nắm được nội dung của tác phẩm. Và nhấn mạnh đoạn trích là chương 18 của tác phẩm.

* GV yêu cầu hs tóm tắt đoạn trích.

? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Nhân vật chính?

HS: Trình bày

I. Tìm hiểu chung:

1/ Tác giả

- Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954)

- Quê ở Bắc Ninh (nay thuộc HN) - Là nhà văn, nhà báo, học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, khảo cổ.

- Được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT ( 1996)

2/ Tác phẩm:

a. Vị trí đoạn trích:

Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là chương XVIII của tác phẩm "

Tắt đèn"

b.Tóm tắt đoạn trích

c. Thể loại -Phương thức biểu đạt:

- Thể loại: Tiểu thuyết.

? Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy?

HS: Trả lời (Ngôi kể: Thứ ba)

? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính của mỗi phần?

HS: P1: Từ đầu -> “hay không”:Tình cảnh gia đình chị Dậu.

P2: còn lại: Tình thế tức nước vỡ bờ

Hoạt động 2: HD đọc –hiểu văn bản.

KTDHTC: Đọc-hợp tác

HD đọc: GV đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn HS cách đọc .Đọc đúng ngữ điệu của các nhân vật,đọc chính xác có sắc thái biểu cảm.

GV đọc mẫu – gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau – HS khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS giải thích một số từ khó 3, 4, 9, 11.

GV nhấn mạnh: sưu là một loại thuế vô nhân đạo nhất của XHVN thời Pháp thuộc. Sau CMT8 thành công một trong những sắc lệnh đầu tiên mà HCM kí là sắc lệnh bãi bỏ vĩnh viễn thuế thân.Ngoài ra giải thích thêm

thuế thân. Nam giới từ 18 -60 tuổi mỗi năm đều phải đóng thuế , đây là thứ thuế dã man còn sót lại từ thời trung cổ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật chị Dậu và bản chất tên cai lệ.

* KTDHTC: Động não,phân tích,bình luận.

? Em hãy phân tích tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến.

( Tình thế nguy kịch và tình trạng anh Dậu như ngàn cân treo sợi tóc, chị Dậu phải làm cách nào để cứu sống chồng? )

-> Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất, bọn tay sai thì hung hăng lùng sục những người thiếu thuế dể để đem ra làng đánh đập . Anh Dậu mới được thả về, nay vì suất của chú Hảo , nếu bị đánh thêm lần nữa chắc sẽ chết. Tất cả vấn đề lúc này là chị Dậu phải làm sao để bảo vệ được chồng trong tình thế nguy cấp đó.

? Hình ảnh bọn tay sai xuất hiện trong đoạn trích gồm những ai ?

? Chi tiết nào cho thấy chúng là nỗi bàng hoàng của người nông dân trong những ngày thu thuế, là công cụ đắc lực của bọn thực dân?

-Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục: 2 phần

II. Tìm hiểu chi tiết :

1. Bọn tay sai: (Cai lệ và người nhà lý trưởng)

* Cử chỉ, hành động:

-Chạy sầm sập

- Roi song, tay thước, dây thừng.

-Thét, trợn ngược hai mắt, quát…

- Hầm hè, đùng đùng - Giật phắt cái dây thừng - Bịch luôn vào ngực chị Dậu - Tát vào mặt chị Dậu

- Chực đánh anh Dậu

* Lời lẽ:

- “Mày định nói cho cha mày nghe…”

- “Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua…”

- “Không có tiền thì ông dở cả nhà …”

Hung hăng, hống hách, dã man, thiếu tình người.

( Cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng).

? Em hãy tìm những chi tiết làm rõ bộ mặt tàn nhẫn không chút tính người của tên cai lệ ?

 Đây là tên tay sai chuyên nghiệp, công cụ đắc lực cho XH thực dân. Hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị đương thời nhưng lại mang ý nghĩa tiêu biểu, đại diện cho nhà nước và nhân danh phép nước để hành động. Tính cách hung bạo ở hắn được thể hiện một cách nhất quán từ hành động đến ngôn ngữ. Hắn đáp lại lời van xin của chị Dậu bằng lời lẽ, cử chỉ đểu cáng, phủ phàng. Chỉ cần vài nét phụ họa, nhân vật cai lệ đã mang tính điển hình rõ rệt.

?Vậy nguyên nhân nào giúp hắn hành động một cách hung hãn như vậy?(Ỷ thế, đại diện cho nhà nước )

? Khi thấy bọn cường hào kéo đến, phản ứng anh Dậu ra sao? ( Sợ quá và lăn đùng ra -> Chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với lũ ác ôn).

? Khi thấy bọn cai lệ tiến vào, thái độ của chi Dậu ra sao? Em có nhận xét gì về lời lẽ giãi bày của chị?

( Quá sợ hãi và tính mạng người chồng như ngàn cân treo sợi tóc. Vì thế chị cố van xin, hạ mình và ý thức thân phận kẻ dưới và biết gia đình mắc tội lớn: thiếu sưu nhà nước.)

 Thái độ nhún nhường , chịu đựng là bản chất của người nông dân, chỉ còn biết van xin để gợi lương tri của ông cai.

? Khi nào thì ở chị có dấu hiệu phản ứng và chị đã phản ứng như thế nào ?

( Khi bị tên cai lệ đánh , thấy hắn ta xông đến chỗ anh Dậu, chị đã cự lại bằng lời lẽ và thay đổi cách xưng hô.)

? Em có nhận xét gì về lời lẽ xưng hô “Tôi, ông” ở đây ?

( Tư thế ngang hàng ).

 Chị Dậu đã phản ứng bằng lời lẽ khi nói đến cái đạo lý tối thiểu của con người .

? Tìm những chi tiết thể hiện sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu với sự căm giận tột cùng. Cách xưng hô “mày - bà “ biểu hiện thái độ gì ?

( Thái độ khinh bỉ cao độ )

 Cách xưng hô “đanh đá” của người phụ nữ bình

⇒ Là kẻ bất nhân, tàn bạo đại diện cho xã hội thực dân nửa phong kiến.

2/ Nhân vật chị Dậu:

- Run run: - Nhà cháu đã túng...

- Cháu van ông...

-> Thái độ nhún nhường, hạ mình.

- Liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm....ông...

-> Tư thế ngang hàng.

- Mày trói ngay chồng bà đi...

- ... túm lấy cổ hắn...

- ... lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

=> Vị trí cao hơn trật tự phong kiến.

dân, thể hiện sự khinh bỉ cao độ , khẳng định được tư thế “đứng trên đầu thù”. Ta thấy thấp thoáng cái cười hả hê của tác giả .

? Theo em do đâu mà chị Dậu, một người phụ nữ con mọn, “thân cô thế cô” lại có thể quật ngã hai tên tay sai ?

( Do bị áp bức quá đáng, chị không còn chịu đựng được nữa nhưng nguyên nhân sâu xa là do tình thương yêu chồng, chị phải đánh người để cứu chồng.)

* KTDHTC: Thảo luận nhóm

? Khi chị Dậu đánh nhau với bọn tay sai, anh Dậu đã can ngăn, Chị Dậu đã trả lời anh ra sao? Em đồng tình với ai? Vì sao?

 Lời anh Dậu rất đúng trong cái trật tự phong kiến tàn bạo đó nhưng chị Dậu lại không chấp nhận cái vô lý ấy. Chị đã biết trước hậu quả việc mình làm nhưng không hề sợ hãi. Câu trả lời cho thấy thái độ không muốn sống cúi đầu để bị ức hiếp mãi . -> ta thấy chị có một sức sống tiềm tàng nhưng mạnh mẽ .

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nhan đề văn bản

? Em hiểu thế nào về nhan đề văn bản? Em có đồng ý với cách đặt tên như vậy không?

 Thành ngữ “Tức nước, vỡ bờ” được lấy làm nhan đề văn bản rất hợp lý bởi nó đã nêu lên một quy luật xã hội: Có áp bức, có đấu tranh. Tuy nhiên hành động của chị Dậu chỉ là tự phát chứ chưa giải quyết được gì. Mặc dù vậy ta vẫn thấy được cảm quan hiện thực của Ngô Tất Tố : Ông đã dự báo được cơn bão táp cách mạng của quần chúng sau này . Hoạt động 4: Tổng kết

?.Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Hoạt động 5: Luyện tập

*KTDHTC: Đọc-hợp tác Hs đọc theo sự phân vai của Gv.

- > Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm hờn, tình yêu thương.

- Thà ngồi tù...

-> Sức phản kháng tiềm tàng nhưng mạnh mẽ.

III. Tổng kết:

Ghi nhớ: (SGK/33) IV. Luyện tập:

Bài tập 1: HS phân vai đọc diễn cảm lại đoạn trích.

3. Củng cố:

- Nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích?

- Em học tập được gì qua nghệ thuật kể chuyện của tác giả ? 4. Hướng dẫn học bài:

a. Học bài:

- Luyện đọc phân vai 4 nhân vật: Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lý trưởng.

- Tóm tắt đoạn trích, nắm được giá trị nội dung nghệ thuật

- Em có đồng tình với cách can ngăn của anh Dậu không ? Vì sao ? b. Soạn bài: - Soạn bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”



Ngày soạn: 27/08/2011 Ngày dạy: 30/08/2011

Một phần của tài liệu Văn 8 - Hùng Vương (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(309 trang)
w