KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Bài 12: Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
HS: Đọc các ví dụ phần a trang 134.
GV: Tìm các câu chứa từ “là”. Từ “là” biểu thị ý gì?
HS:Nhận định phán đoán.
GV:Những câu nêu nhận định, phán đoán trong bài thuyết minh là những câu nêu định nghĩa và văn bản sử dụng những câu trên là văn bản thuyết minh
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:
1-Yêu cầu của việc tạo văn bản thuyết minh:
- Phải có kiến thức về đối tượng.
- Nắm được đặc trưng của đối tượng.
- Không được hư cấu.
2-Một số phương pháp thuyết minh
Phương pháp nêu định nghĩa,giải thích.
bằng phương pháp nêu định nghĩa.
GV:Các câu nêu định nghĩa có vị trí như thế nào và giữ vai trò gì?
HS:Đứng đầu bài, giữ vai trò giới thiệu.
GV:Trong bài “Cây dừa Bình Định” nói về công dụng của cây dừa, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
HS:Liệt kê
GV: Đó là cách thuyết minh bằng phương pháp liệt kê.
GV:dùng phương pháp liệt kê để làm gì?(kể ra đầy đủ các đặc điểm tính chất của sự vật)
GV:Trong 2bài “Thông tin về trái đất năm 2000”
và “Ôn dịch, thuốc lá”, người viết đã dùng những phương tiện gì dể làm rõ tác hại của bao bì ni–lông và thuốc lá?
HS: Ta gọi đó là phương pháp nêu ví dụ và dùng số liệu
GV:Tác dụng của phương pháp này?
HS:Làm văn bản giàu sức thuyết phục
GV:nếu xóa bỏ các ví dụ và các con số,vấn đề nêu ra sẽ như thế nào?
HS: Mơ hồ, không có cơ sở tin cậy.
GV:Trong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”,hãy tìm những câu có phép so sánh. Thuyết minh bằng so sánh có tác dụng gì?
HS: Cho thấy thuốc lá rất đáng sợ.
GV:Văn bản “Huế” trình bày các mặt theo trình tự nào?
HS:Thiên nhiên, những công trình kiến trúc, sản phẩm, món ăn,truyền thống đấu tranh kiên cườngcho thấy cái nhìn toàn diện về Huế.
GV:Gọi cách trình bày như vậy là phương pháp phân tích, phân loại.
GV: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần chuẩn bị những gì? Có những phương pháp thuyết minh nào?
HS:Thảo luận
-Quan sát, nắm bắt, tìm hiểu,lựa chọn.
Đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập HS thảo luận:Giải BT 1,2
Tác giả dùng kiến thức của một bác sĩ, một người
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu.
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, phân loại
Ghi nhớ: (SGK/128).
II. Luyện tập:
Bài tập1:
tâm huyết với một tệ nạn trong đời sống xã hội để thuyết minh.
Những phương pháp được dùng :so sánh, nêu ví dụ, số liệu
Nổi bật cái nguy hại của thuốc lá ⇒ Vấn đề đặt ra tăng tính thuyết phục.
? Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá?
- Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ.
- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội của người có tâm huyết đối với vấn đề xã hội bức xúc
Bài tập2:
- Các phương pháp thuyết minh trong bài, so sánh đối chiếu, phân tích từng tác hại nêu số liệu
3. Củng cố:
Em hãy cho biết muốn làm một bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, cuốn hút người đọc, hấp dẫn thì người viết phải làm gì?
4. Dặn dò:
- Về nhà học kĩ bài, làm bài tập 3 SGK.
- Soạn bài “Bài toán dân số”.
------
Tuần: 12 Ngày soạn: ………..
Tiết: 48 Ngày dạy: ………..
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN VÀ BÀI VIẾT SỐ 2 I. Mục tiêu bài học:
- Ôn tập cũng cố lại kiến thức và bà kiểm tra văn ở tiết 41 và bài viết làm văn số 2 tiết 35 -36.
- Rèn luyện kĩ năng phát hiện và sửa lỗi khi làm bài.
- Chỉ ra một số lỗi cụ thể cho học sinh, rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
II. Phương tiện dạy học: Giáo án, bài kiểm tra, vở ghi của HS.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : GV cho học sinh đọc lại đề - GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động 2: Nhận xét và sửa lỗi.
Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- HS có ý thức làm bài.
- Đã quen với cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
- Một số em nắm vững kiến thức, làm bài rất tốt. Linh (8C), Nhinh (8C), Phương (8D),Thương(8D).
- Hạn chế việc mắc lỗi chính tả, đặt câu…
- Đối với bài tập làm văn:
- Các em đã biết viết và trình bày bố cục bài TLV rõ ràng.
- Biết kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm ở trong bài viết.
- Biết triển khai các ý, bài viết có sự liên kết.
2. Tồn tại:
- Một số em chưa diễn đạt tốt các bước làm bài TLV tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Một số em chưa có ý thức làm bài, sơ sài, cẩu thả.
- Vẫn còn một số em viết sai lỗi chính tả, trình bày chưa đẹp, dùng từ ngữ chưa hay.
- Một số em còn gạch đầu dòng.
Hoạt động 3 : Sửa lỗi.
- GV gọi 2 em làm bài tốt nhất đọc trước lớp.
- Trả bài cho HS yêu cầu học sinh tự chữa lỗi vào vở của mình.
3. Củng cố:
- GV hệ thống điểm giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Ghi điểm vào sổ.
- Trả bài, thu bài.
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại phần kiến thức TLV.
- Soạn và xem trước bài “Bài toán dân số”.
------
Tuần: 13 Ngày soạn: ………
Tiết: 49 Ngày dạy:
………