CÔ BÉ BÁN DIÊM

Một phần của tài liệu Văn 8 - Hùng Vương (Trang 59 - 63)

- An-đéc-xen A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết đọc-hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.

- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc- xen qua một tác phẩm tiêu biểu.

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

- Lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh.

2. Kỹ năng :

a. Kĩ năng bộ môn

- Đọc diễn cảm,. hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích được một số hình ảnh tuơng phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.)

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

b. Kĩ năng sống

-Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, phản hồi/ lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh.

-Suy nghĩ sáng tạo : phân tích , bình luận về các tình tiết trong truyện.

-Tự nhận thức : xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh

3. Thái độ :

- Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh B. CHUẨN BỊ

- GV : Chân dung nhà văn,một số tư liệu có liên quan đến bài học.

- HS : Học bài cũ - đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

-Động não : tìm hiểu tình huống truyện; những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật cô bé bán diêm.

-Thảo luận nhóm, trình bày trong một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

D / TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1/ ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2/ . Kiểm tra bài cũ:

? Học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao,hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc?

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Học sinh có những suy nghĩ sâu sắc theo các ý sau: Là người thương con sâu sắc, sống tình nghĩa thuỷ chung, và luôn có lòng tự trọng ( dẫn chứng bằng các chi tiết trong văn bản) ( 10 đ)

3/. Bài mới:

Trong cuộc sống quanh ta, có biết bao nhiêu hoàn cảnh thương tâm đã và đang xảy ra . Từ một đất nước Đan Mạch xa xôi, trong trang truyện dành cho thiếu nhi thế giới có câu chuyện kể về một cô bé mồ côi đã chết cóng trong đêm giao thừa lạnh giá. Vì sao lại đến nông nỗi ấy?

Câu chuyện liệu có thật và có thể xảy ra không? Nhà văn muốn nói gì qua câu chuyện thương tâm này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.

TIẾT 1

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động1: Tìm hiểu chú thích.

KTDHTC: Hỏi-đáp

? Em hãy cho biết vài nét về tiêu biểu về tiểu sử

I.Tác giả-tác phẩm 1. Tác giả:

An-đéc-xan (1805-1875) là nhà văn Đan

của tác giả An-đéc-xen?

Gv :Nhà văn An-đéc –xen rất thành công với bộ truyện dành cho trẻ em. Ông tìm cảm hứng và được khơi từ nguồn văn học nhân gian,văn học viết và những hư cấu ,sàng tạo của chính ông.

Những tác phẩm của ông giàu lòng nhân đạo và niềm tin vào những điều tốt đẹp cuối cùng sẽ chiến thắng.

? Hãy kể một số truyện của An-dec-xen mà em biết?

HS: Nàng tiên cá,nàg công chúa hạt đạt đậu,bộ quần áo mới của Hoàng đế,bay thiên nga…-> nổi tiếng.

Nhấn mạnh- mở rộng : Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thợ giầy, ông rất ham học nhưng không có điều kiện, ông phải tự kiếm sống,lưu laic khắp nơi. Cuộc sống lam lũ đã giúp ông thấu hiểu và thông cảm với những cảnh đời nghèo khổ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bố cục của văn bản.

? Em hãy cho biết truyện được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

? Các đoạn được kể theo trình tự nào? (Thời gian và sự việc)

GV: Văn bản là một truyện kể nhưng đã thoát ra khỏi hình thức truyện cổ tích có hậu để trở thành một truyện ngắn mang tính bi kịch

? Nêu đại ý của văn bản?

- Em bé mồ côi mẹ, phải đi bán diêm trong đêm giao thừa, em không dám về, sợ bố đánh, ngồi nép góc tường để sưởi, hết bao diêm em đã chết trong giấc mơ cùng bà nội lên trời, sáng mùng 1 tết, người qua đường nhìn thấy cảnh tượng thương tâm này

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.

KTDHTC: Động não

? Tác giả giới thiệu hoàn cảnh của em bé như thế nào?

HS: Tìm kiếm, trả lời

? Qua chi tiết ấy, em hiểu gì về hoàn cảnh và cuộc soáng cuûa coâ beù?

HD: Hoàn cảnh cô bé thật đáng thương: mẹ mất, bà cũng qua đời. Nhà nghèo, nơi ở tồi tàn. Bố em

Mạch.

2. Tác phẩm:

Văn bản được trích trong truyện ngắn

“Cô bé bán diêm”(1845)

II/ Đọc-tìm hiểu bố cục - Bố cục 3 phần

- Đoạn 1: “Từ đầu … cứng đờ” giới thiệu hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

- Đoạn 2: “Tiếp… Thượng đế” các lần lượt quẹt diêm và các mộng tưởng của cô bé.

- Đoạn 3: Còn lại cái chết thương tâm của cô bé.

III. Tìm hiểu chi tiết:

1. Số phận của em bé bán diêm.

* Hoàn cảnh

- Mẹ mất, bà nội hiền hậu qua đời, bố khó tính.

- Sống chui rúc trong một xó tối tăm.

- Đi bán diêm để kiếm sống.

-> Nghèo đói, đáng thương, bất hạnh.

lại khó tính, hay đánh đập em. Em phải đi bán diêm để kiếm sống.

? Em phải đi bán diêm trong hoàn cảnh như thế nào?

(Đêm giao thừa, đường phố vắng tanh, không khí rét buốt, tuyết rơi dày đặc lạnh thấu xương trong khi mọi người đang quây quần bên nhau em bé lang thang trên đường phố bán diêm một mình).

? Em hãy tìm những hình ảnh tương phản trong đoạn này và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những hình ảnh đó?

(Trời giá rét >< em đầu trần, đi chân đất

ngoài đường tối đen >< mọi nhà sáng rực ánh đèn bụng em đói >< sực nức mùi ngỗng quay

ngày xưa, em ở trong ngôi nhà xinh xắn >< ngày nay phải chui rúc trong một xó tối tăm

 tình cảnh đói rét, khổ sở của em bé) Không chỉ đói về vật chất mà còn mất chỗ dựa về tinh thần.

* Hình ảnh cô bé.

- Thời gian: đêm giao thừa.

- Không gian: tuyết rơi, rét dữ dội,đường phố vắng lặng.

- Cửa sổ mọi nhà…mùi ngỗng quay.

- Em ngồi nép mình…đánh em.

-> Nghệ thuật tương phản

=> Cô độc, nhỏ nhoi, tình cảnh tội nghiệp(rét,đói,khổ).

4.Củng Cố : GV hệ thống lại nội dung bài học.

5. Dặn dò

* Bài học :

- Học phần tác giả, tác phẩm.

* Bài soạn :

- Soạn tiếp nội dung phần còn lại bài “ Cô bé bán diêm ".



TUẦN 6

Tiết 21: Cô bé bán diêm (t2) Tiết 22: Trợ từ,thán từ

Tiết 23: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự Tiết 24:Trả bài viết số 1

Ngày soạn: 17/09/2011 Ngày dạy: 19/09/2011

Một phần của tài liệu Văn 8 - Hùng Vương (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(309 trang)
w