KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Bài 12: Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Chú thích :1, 2, 3, 5, 6, 9, đặc biệt là 1, 9)
3. Bố cục: 4 phần
Tìm hiểu nhan đề của văn bản
Tại sao tác giả lại dùng dấu phẩy giữa 2 từ: “Ôn dịch” và “Thuốc lá”? Nếu không có dấu phẩy thì sắc thái ý nghĩa có gì khác?
Dấu phẩy: nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm.
? Theo em văn bản này được chia làm mấy phần? Nêu vị trí và nội dung từng phần?
? Em hiểu như thế nào về tiêu đề ôn dịch, thuốc lá?
? Tin tức nào về thông báo nạn dịch thuốc lá?
GV: Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá với những đại dịch nào? So sánh như thế có tác dụng gì?
HS: – Ôn dịch thuốc lá so sánh với nghiện ma túy và AIDS
– Gây chú ý đến người đọc.
GV: Tại sao tác giá lại dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá?
HS: Trong đánh giặc: cái chết dễ nhận biết
Thuốc lá: Cái chết gặm nhấm từ từ, không dễ kịp nhận biết, tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội.
GV: Qua cách nói của Trần Hưng Đạo, tằm và dâu được ví với những gì? Nhận xét về cách so sánh này?
HS: Dâu: sức khỏe con người Tằm: khói thuốc lá, thuốc lá.
Cách ví này gây ấn tượng mạnh, dùng lối so sánh của vị thiên tài quân sự để thuyết phục người nghe.
GV: Thuốc lá, khói thuốc lá gây tác hại trực tiếp đối với người hút ntn?
? Thông tin nào được nêu thành chủ đề chung của văn bản?
? Em có nhận xét gì về đặc điểm của lời văn thuyết minh trong các thông tin này?
? Em đón nhận thông tin này với thái độ
•Phần 1: “Từ đầu... nặng hơn cả AIDS” nêu vấn đề
•Phần 2: “Ngày trước... sức khỏe cộng đồng” Tác hại của thuốc lá đối với người hút
•Phần 3: “Có người bảo... nêu gương xấu” Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh.
•Phần 4: Còn lại Lời kêu gọi và biện pháp ngắn ngừa ôn dịch thuốc lá.
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá:
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng con người.
- Sử dụng từ ngữ của nghành y: Ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS.
⇒ Nghệ thuật so sánh thông báo ngắn gọn về nạn dịch và hiểm hoạ to lớn.
2. Tác hại của thuốc lá:
- Về sức khoẻ đạo đức, cá nhân và cộng đồng
+ Khói thuốc chứa nhiều chất độc:Hắc ín, ô xít các bon, ni co tin…
+ Khói thuốc đầu độc người xung quanh
⇒ Sử dụng chứng cứ khoa học - Huỷ hoại sức khoẻ, gây bệnh chết người
- Thanh thiếu niên hút thuốc huỷ hoại đạo đức, nhân cách lối sống. (So sánh đưa ra số liệu)
⇒ Hút thuốc là tệ nạn xã hội 3. Kiến nghị chống thuốc lá:
- Chiến dịch chống thuốc lá tập trung khẩn trương, quyết tâm…
- Hoạt động rộng thống nhất, hiệu quả - Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá tin ở sự chiến thắng.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: (SGK/122)
như thế nào?
(HS thảo luận nhóm)
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào? Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người?
? Em có nhận xét gì về những chứng cứ tác giả dùng trong đoạn văn này?
? Tác giả cảnh báo thuốc lá tác hại đối với lứa tuổi nào?
? Em hãy nêu tác hại của thuốc lá đối với đạo đức con người.
? Em hiểu thế nào là chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá.
? Em hãy nêu tác dụng của phương pháp thuyết minh ở văn bản này?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết rút ra ghi nhớ.
? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học văn bản này?
? Khi nói về hiểm hoạ thuốc lá tác giả đã dẫn lời Trần Hưng Đạo, lời dẫn này có tác dụng gì?
HS rút ra ghi nhớ SGK
3. Củng cố : Em chủ định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng rãi như hiện nay?
4. Dặn dò:
- Về nhà học kĩ bài - Soạn bài “Câu ghép”
------
Tuần: 12 Ngày soạn: ………..
Tiết: 46 Ngày dạy: ……….
CÂU GHÉP (TIẾP THEO) I.Mục tiêu bài học:
Trên cơ sở của tiết dạy HS nắm được: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. Rèn luyện làm một số bài tập.
II. Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK. Bảng phụ III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là câu ghép? Câu ghép có đặc điểm gì? Hãy trình bày cách nối giữa các vế câu ghép?
2. Bài mới:
Ở bài học trước, các em đã tìm hiểu thế nào là câu ghép? Và câu ghép có những kiểu quan hệ gì? Chúng được đánh dấu bằng những phương tiện nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép HS đọc VD SGK
HS: Đọc câu 1, 2 /123 SGK
• Quan hệ nguyên nhân hệ quả (câu 1)
• Quan hệ điều kiện (giả thiết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, giải thích,...
GV: Em hãy đặt câu với các kiểu quan hệ mà em biết.
HS: Hễ trời mưa to thì đường lầy ngập nước.
GV: Câu trên là câu ghép có quan hệ ý nghĩa gì giữa các vế câu?
HS: Quan hệ điều kiện (giả thiết)
GV: Hãy nhận xét mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
HS: Quan hệ ý nghĩa chặt chẽ giữa vế trước và vế sau. Ví dụ vế đầu nêu điều kiện thì vế sau nêu hệ quả.
⇒ GV: Vậy trong câu ghép không chỉ có một mối quan hệ ý nghĩa mà ta thường bắt gặp nhiều mối quan hệ ý nghĩa khác nhau và giữa các vế trong câu ghép ý nghĩa của chúng có quan hệ rất chặt chẽ.
Hoạt động2:
GV: Ghi ví dụ lên bảng
Cô tôi chưa hết câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
Em hãy nhận xét câu ghép trên có quan hệ ý nghĩa gì?
HS: Quan hệ bổ sung.
GV: Em hãy quan sát Vd1, Vd2, Vd3 và cho biết các vế trong câu ghép được đánh dấu bằng phương tiện gì?
HS: - Dấu phẩy - Quan hệ từ
1. Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép
Vd1: Hễ trời mưa to / thì đường lầy ngập nước
giả thiết / hệ quả
Vd2: Hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
tương phản
⇒ Các vế quan hệ chặt chẽ Nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa:
- Nguyên nhân - Tăng tiến - Giả thiết - Lựa chọn - Tương phản - Giải thích
2. Cách nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
Vd3: Cô tôi chưa dứt câu,/ cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
Quan hệ bổ sung.
Kiểu quan hệ Phương tiện Nguyên nhân bởi, vì, do, tại...
Điều kiện giá, nếu, nếu...thì Nhượng bộ mặc dù, dù, tuy...
Mục đích để, để cho, nhằm
- Cặp quan hệ từ - Cặp từ hô ứng
GV: Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Cho HS rút ra ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong quan hệ ấy?
(HS làm nhóm)
?Hãy tìm câu ghép trong bài tập 2? Xác định ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
? Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành câu đơn không? Vì sao?
GHI NHỚ : SGK/123 3. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Quan hệ nguyên nhân - kết quả (2 và 3 là quan hệ giải thích) b. Quan hệ điều kiện - giả thiết c. Quan hệ tăng tiến
d. Quan hệ tương phản Bài tập 2:
- Đoạn 1: Câu 2, 3, 4, 5 là câu ghép quan hệ giữa các câu là quan hệ điều kiện – kết quả
- Đoạn 2: Câu 2, 3 là câu ghép quan hệ giữa các vế câu là quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- Không thể tách mỗi vế câu trong câu ghép thành câu riêng vì ý nghĩa các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
3. Củng cố:
Em hãy kể tên các loại câu ghép thường gặp? Cho ví dụ?
4. Dặn dò:
- Về nhà học kĩ bài, làm bài tập 3, 4 SGK - Soạn bài “Phương pháp thuyết minh”
------
Tuần: 12 Ngày soạn: ………
Tiết: 47 Ngày dạy:………...
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
II. Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK. Các tài liệu tham khảo.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì?
2. Bài mới:
Chúng ta đã hiểu thế nào là phương thức thuyết minh và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh, một văn bản thuyết minh đạt yêu cầu là một văn bản có những điều kiện gì? Chúng ta hãy tìm hiểu bài “Phương pháp thuyết minh”.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Nhấn mạnh tri thức là yếu tố chính trong văn bản thuyết minh.
HS: nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh (cung cấp tri thức)
GV: Theo em, muốn có được một văn bản thuyết minh về một đối tượng nào đó,người viết cần chuẩn bị những gì?
HS: Có kiến thức về đối tượng, nắm được đặc điểm tiêu biểu và cấu tạo của nó, phải biết đối tượng hình thành như thế nào và có ý nghĩa gì trong đời sống con người.
⇒ Quan trọng hơn cả là nắm được đặc trưng của đối tượng vì nó giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
GV: Để có được các bài thuyết minh: Cây dừa Bình Định, tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, người viết phải có kiến thức gì?
HS: Địa lý, lịch sử, sinh vật…
GV: Để có kiến thức về đối tượng,người viết cần phải làm gì?
HS: Quan sát, nghiên cứu, xem xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu,chủ yếu và thứ yếu.
GV:Trong văn bản thuyết minh có hư cấu không vì sao?
HS: Không vì nó cung cấp tri thức tính chính xác.