A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ x hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội trong văn bản.
1. Kiến thức :
- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
2. Kỹ năng :
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; đặc điểm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết .
- Giao tiếp: sữ dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp - Ra quyết định: sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yêu cầu giao tiếp.
- Tự nhận thức: tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền.
c. Thái độ. Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án, chuẩn kt-kn, tài liệu
TUẦN 5
Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự
Tiết 19: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Tiết 20: Cô bé bán diêm(t1)
- HS: sọan trước bài, sgk, tập ghi
C. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC -Phân tích
-Động não
-Thực hành có hướng dẫn D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
? Tìm từ tượng hình , tượng thanh trong 2 đoạn thơ sau:
“ Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
? Từ việc xđ các từ ngữ trong bài tập trên ,hãy cho biết thế nào là từ tượng hình,từ tượng thanh? nêu tác dụng?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM - Xác định đúng 3 từ: (3đ) - Từ tượng hình là những từ gợi tả dánh vẻ… (2đ) - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh…. (2đ)
*Tác dụng: Gợi hình ảnh,âm thanh cụ thể,sinh động,có giá trị biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.(3 đ)
.3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
- Tiếng việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao . Người Bắc Bộ , người trung bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên bên cạch sự thống nhất cơ bản đó , tiếng mỗi địa phương , mỗi tầng lớp xã hội cũng có những khác biệt về ngữ âm , từ vựng ngữ pháp . Vậy sự khác biệt đó như thế nào thì tiết học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó .
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ địa phương KTDHTC: Phân tích
HS đọc ví dụ SGK chú ý từ in đậm.
HS: nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?
?Theo em những từ bắp, bẹ nghĩa là gì?
?Trong ba từ bắp,bẹ,ngô, từ nào được sử dụng phổ biến hơn? Vì sao?
(GV giảng:Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ ngữ toàn dân có tính chuẩn mực văn hoá rộng rãi trong cả nước.)
? Hai từ bắp, bẹ có sử dụng trong toàn dân không? Nó là từ ngữ địa phương hay từ ngữ toàn dân? Vì sao?
( Hai từ bắp, bẹ là từ địa phương vì nó chỉ được dựng trong một phạm vi hẹp, chưa cú tớnh chuẩn mưcù
I. Từ ngữ địa phương:
VD: Bắp, bẹ, ngô: Là những từ đồng nghĩa.
- Bắp, bẹ: Từ ngữ địa phương - Ngô: Từ ngữ toàn dân
văn hoá.)
? Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?
(sau khi HS trả lời , GV chỉ định một HS đọc ghi nhớ trong SGK tr 56.)
? Theo em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương? Từ ngữ toàn dân? Lấy ví dụ.
KTDHTC: Ra quyết định
* Bài tập nhanh:
Các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? Chúng là từ địa phương ở vùng nào?
( + Nghĩa là vừng đen, quả dứa.
+ Từ ngữ địa phương Nam Bộ.)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu biệt ngữ xã hội GV cho học sinh đọc VD SGK.
? Tại sao trong đoạn văn tác giả dùng cả từ mẹ và từ mợ để chỉ cùng một đối tượng?
_ Trong ngôn ngữ toàn dân, có phải tất cả mọi người đều gọi mẹ là mợ và gọi cha bằng cậu không?
? Trước cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu?
(GV: Ở nước ta trước cách mạng tháng Tám, trong gia đình tầng lớp trung lưu, thượng lưu con gọi cha mẹ bằng cậu, mợ; vợ chồàng gọi nhau bằng cậu, mợ. Theo nghĩa toàn dân: mợ là cách gọi vợ người em trai của mẹ;
cậu là cách gọi người em trai mẹ.)
_ Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Giới nào trong xã hội dùng những từ này?
(Từ ngỗng có nghĩa là điểm 2, trúng tủ có nghĩa là đúng cái phần đã học thuộc lòng. Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng những từ ngữ này.)
_ Những từ như thế gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy biệt ngữ xã hội là gì? Nó khác gì với từ ngữ toàn dân?
(Sau khi HS trả lời, GV chỉ định một HS đọc ghi nhớ tr 57.)
* Bài tập nhanh:
Cho biết các từ : Trẫm, khanh, long sàng, ái phi có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?
( Trẫm là cách xưng hô của vua, khanh là cách vua gọi các quan, long sàng là giường của vua, ái phi là vợ thứ của vua. Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến thường dùng các từ ngữ này.)
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Ghi nhớ 1: (SGK/56)
II. Biệt ngữ xã hội:
a. Mẹ, mợ là hai từ đồng nghĩa _ Mẹ = mợ
(cách gọi của tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước CMT8) - Mẹ: Từ toàn dân
- Mợ: Từ được dùng trong một tầng lớp xã hội
b.
Ngỗng điểm 2
Trúng tủ đúng vào chỗ bài có thuộc
(tiếng lóng của HS, Sinh viên)
Ghi nhớ 2: (SGK/57)
III. Sử dụng từ ngữ địa phương,
* Thảo luận:
_ Ta có thể sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội một cách tuỳ tiện bất kỳ lúc nào có được không?
Tại sao? Khi sử dụng ta cần lưu ý điều gì?
(GV gợi dẫn:
+ Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp ( người đối thoại, người đọc); Tình huống giao tiếp ( nghiêm túc, trang trọng hay suồng sã, thân mật); hoàn cảnh giao tiếp ( Thời đại đang sống, môi trường học tập công tác...) để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
+ Dùng để tô đậm sắc thái địa phương, hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
+ Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu cho người đối diện.
=> GV chỉ định một HS đọc to rõ, chậm ghi nhớ tr 58.
Hoạt động 4: Luyện tập
KTDHTC: Thực hành có hướng dẫn
? Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc các vùng khác mà em biết? Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
Bài tập 2 tr 59: HS tìm và GV sửa.
Bài tập 3 tr 59: Chọn a/
Bài tập 4 tr 59: HS sưu tập GV sửa.
Bài tập 5 tr 59 : Cho Hs về nhà làm.
biệt ngữ xã hội:
- Cần chú ý đến tình huống giao tiếp hoàn cảnh giao tiếp
- Lạm dụng sẽ gây hiểu lầm.
Ghi nhớ sgk/tr 58
IV. Luyện tập:
GV hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1 tr 58: Để 2 HS tự làm lên bảng theo mẫu trong sgk, sau đó GV sửa.
(Yêu cầu HS tìm từ ngữ địa phương và ứng với từ ngữ toàn dân là gì.)
3. Củng cố:
- Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Lấy ví dụ?
4. Dặn dò:
- Về nhà học kĩ bài, làm các bài tập còn lại.
- Sưu tầm một số câu ca dao,hò vè thơ,văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ địa phương trong một số bài tập làm văn của các bạn.
- Xem trước bài “Tóm tắt văn bản tự sự”
Ngày soạn: 10/09/2011 Ngày dạy: 13/09/2011