Tiết 13: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ chủ đề? Câu chủ đề? (6đ) Câu 2. Có thể trình bày đoạn văn bằng mấy cách? (2đ)
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu 1.Trình bày đúng, to, rõ các khái niệm( 6 đ) -Mỗi khái niệm đúng (2đ)
- Là phần văn bản biểu đạt từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Do nhiều câu tạo thành.
-> Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
Từ ngữ chủ đề.
- Là từ được dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
Câu chủ đề.
- Nội dung khái quát
- Lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính - Đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
Câu 2/ Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. (2 điểm) - Có thể trình bày theo 3 cách: song hành, diễn dịch, quy nạp.
- Làm bài tập đày đủ và có sự chuẩn bị bài (2) 2. Bài mới:
Một văn bản được cấu tạo bằng nhiều đoạn văn: Muốn tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản, giữa các đoạn phải có sự liên kết. Bài học ôm nay sẽ giúp các em biết cách sử dụng một cách sử dụng một số phương tiện để liên kết các đoạn văn với nhau.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho HS đọc hai đoạn văn SGK
? Hai đoạn văn trên có mối quan hệ gì không? Tại sao?
(Không vì nói đến 2 sự việc không liên quan với nhau.)
GV cho HS đọc hai đoạn tiếp theo .
? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai.(Bổ sung ý nghĩa về thời gian)
? Theo em với cụm từ trên, hai đoạn văn đẫ liên hệ với nhau như thế nào?
? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản.
(HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời , gv nhận xét,chốt lại)
Hoạt động 2: HS tìm hiểu cách liên kết đoạn trong văn bản.
* GV chia lớp thành 4 nhóm, tiến hành thảo luận và trình bày ý kiến:
- Nhóm 1: câu a. - Nhóm 2: câu b
- Nhóm 3: câu c. - Nhóm 4: câu d.
* Tiến hành thảo luận và trình bày ý kiến:
Nhóm 1:
Hai khâu: Tìm hiểu và cảm thụ.
Từ liên kết: bắt đầu, sau.
Các từ liên kết khác có tác dụng liệt
I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
VD1 : Đoạn 1: Tả cảch sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.
- Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật tôi một lần ghé qua thăm trường trước đây.
⇒ Hai đoạn không gắn bó với nhau vì nói đến 2 sự việc ở hai thời điểm khác nhau.
VD2
- Thêm cụm từ “Trước đó” vào đầu đoạn 2 tạo sự gắn bó giữa đoạn 2 với đoạn thứ nhất.
- Hai đoạn văn đã liên kết với nhau nhờ mối liên tưởng từ đó gợi ra.
- Cụm từ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn.
⇒Tác dụng là tạo sự gắn bó, có quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn. (khi chuyển đoạn).Tạo cho các đoạn văn liền mạch với nhau.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
a. Những từ ngữ dùng để chuyển đoạn có tác dụng liệt kê. (Trước hết, đầu tiên, cuối cùng).
b. Từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập.
- Từ ngữ liên kết các đoạn có mối quan
kê.:trước hết, đầu tiên, sau đó, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, ngoài ra, thêm vào đó…
Nhóm 2 :
Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn là quan hệ đối lập của nhân vật “ tôi” giữa hai lần đến trường.
Từ ngữ liên kết: trước đó, nhưng.
Các từ ngữ liên kết khác có ý nghĩa đối lập:
nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song…
Nhóm 3:
Từ đó là chỉ từ.
Trước đó -> trước lúc nhân vật tôi theo mẹ đến trường-> liên kết giữa hai đoạn văn.
Chỉ từ, đại từ dùng làm phương tiện liên kết đoạn:đó, này, đấy, vậy, thế…
Nhóm 4 :
Hai đoạn văn nêu lên kinh nghiệm viết của Bác: đ1:nêu các hành động cụ thể: đ2: có ý nghĩa tổng kết, khái quát.
Từ ngữ liên kết: bây giờ, nói tóm lại.
Những từ ngữ khác liên kết giữa đoạn văn có ý nghĩa cụ thể với đoạn văn có ý nghĩa khái quát, tổng kết: nói tóm lại, tóm lại, nhìn chung, cuối cùng…
? Vậy để liên kết các đoạn văn trong văn bản với nhau thì cần phải sử dụng những phương tiện liên kết nào?
HS: Trao đổi, trình bày
? Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn ở bài tập 2?
? Tại sao câu đó có tác dụng liên kết?(Nó phát triển ý ở cụm từ "bố….đi học)
GV:Câu có tác dụng LK đoạn văn gọi là câu nối.
Giáo viên gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 Gợi ý bài tập 3
hệ đối lập tương phản: Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại
c. Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn văn
d. Từ ngữ có ý nghĩa tổng kết khái quát.
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
- Câu liên kết giữa hai đoạn có tác dụng nối liền ý nghĩa đoạn văn trước với đoạn văn sau.
Ghi nhớ: (SGK/53) III. Luyện tập:
BT1. Tìm những từ ngữ có tác dụng liên keát:
a. Nói như vậy: thay thế.
b. Thế nào: đối lập
c. Cũng: nối đ1 với đ2; tuy nhiên:nối đ3 với đ2.
BT2
a. từ đó
b. nói tóm lại
c. tuy nhiên thật khó trả lời
3. Củng cố: Tác dụng của việc liên kết đoạn là gì? Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác người ta sử dụng các phương tiện liên kết nào?
4. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập: Viết một đoạn văn tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu văn được dùng để liên kết các đoạn văn.
- Chuẩn bị bài viết số 1 tại lớp.
Ngày soạn: 06/09/2011 Ngày dạy: 10/09/2011
Tiết 15+16
BÀI VIẾT SỐ 1 (tại lớp)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá quá trình học và làm bài của học sinh với thể loại văn tự sự.
2. Kỹ năng
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Hs vận dụng các phương thức miêu tả, kể, biểu cảm để viết một bài văn cụ thể.
- Đánh khả năng tự lập trong làm bài tại lớp.
b. Kĩ năng sống:
- Kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.
B. CHUẨN BỊ:
GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
HS: chuẩn bị giấy làm bài.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Thực hành.
- Kỹ thuật dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ; viết tích cực; kỹ thuật động não,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
GV chép đề lên bảng:
MA TRẬN Nội
dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL TN TL
Chủ đề Văn tự
HS hiểu được khái niệm
- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở các lớp, có kết hợp
sự
đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn,liên kết đoạn văn trong văn bản . Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 20%
Số câu: 1 Số điểm: 8 Tỉ lệ : 80%
Số câu: 2 Số điểm:
10 Tỉ lệ 100%
ĐỀ BÀI
Câu 1 : ( 2 điểm) Đoạn văn là gì? Cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
Câu 2: (8 điểm) Ngày đầu tiên đi học thường lưu giữ trong lòng em những kỉ niệm khó quên.
Em hãy kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học của mình.
ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2 điểm)
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản,bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng,kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.(1,25đ)
-Có thể trình bày theo 3 cách: song hành, diễn dịch, quy nạp.(0,75) Câu 2: (8 điểm)
1. Yêu cầu chung.
- Văn gọn gàng, trong sáng, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, dùng từ, dựng đoạn hợp lí.
- Đảm bảo được yêu cầu của văn tự sự (kết hợp với miêu tả và biểu cảm).
- Làm nổi bật được chủ đề và có bố cục chặt chẽ.
- Học sinh xác định được ngôi kể: ngôi thứ nhất.
2/ Yêu cầu cụ thể:
* Nội dung:
a/ Mở bài:(1đ) Nêu cảm nhận:
Trong đời học sinh ngày đi học đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất.
b/ Thân bài:( 5đ) * Diễn biến của buổi khai trường đầu tiên:
- Đêm trước ngày khai trường.
- Trên đường đến trường - Lúc dự lễ khai trường.
c/ Kết bài:(1đ) Nêu cảm xúc của em:
- Thấy mình đã lớn.
- Tự nhủ phải chăm ngoan,học giỏi để cha mẹ ,thầy cô vui lòng.
* Hình thức: ( 1đ) - Bố cục 3 phần có sử dụng liên kết.
- Trình bày sạch.
- Chữ viết đẹp,rõ ràng.
- Văn phong diễn đạt.
4. Thu bài:
- GV kiểm tra bài của học sinh.
- Nhận xét thái độ làm bài của HS trong 2 tiết làm bài.
5. Dặn dò: Về nhà tìm hiểu bài “Từ dịa phương và biệt ngữ xã hội”
Ngày soạn: 10/09/2011 Ngày dạy: 12/09/2011