(Trích Đôn-ki-hô-tê)
Xéc-van-téc A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
TUẦN 7
Tiết 25+26: Đánh nhau với cối xay gió Tiết 27:Tình thái từ
Tiết 28:Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc -van - tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
b. Kĩ năng sống:
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật.
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ : Rút ra bài học nhân cách và việc làm đúng.
B. CHUẨN BỊ:
- GV :Tranh chân dung tác giả,n/cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.tham khảo tài liệu có liên quan.
- HS : Học bài - chuẩn bị bài câu hỏi phần đọc hiểu sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Động não: tìm hiểu chi tiết thể hiện tính cách mỗi nhân vật.
- Thảo luận nhóm, trình bày trong 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Viết sáng tạo: cảm nghĩ về tính cách nhân vật.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:Cô bé bán diêm.
? Cái chết của cô bé gợi cho em suy nghĩ gì?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM * Nội dung: (4 đ)
-Số phận của em bé bán diêm : +Gia cảnh đáng thương
+Em phải chịu cảnh ngộ đói rét không nhà không cửa trong đêm giao thừa -Lòng thương cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
- * Nghệ thuật.(4đ)
- Miêu tả cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lý em bé trong hoàn cảnh bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
- Có suy nghĩ sâu sắc: một cái chết thương tâm, hoàn cảnh tội nghiệp,thấy được thực trạng của một xã hội thờ ơ, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh . ( 2đ)
3. Bài mới:
“Đôn Ki-hô-tê” là một bộ tiểu thuyết gần ngàn trang của nhà văn Xéc-van-tét. Là một câu chuyện về chàng hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa phiêu lưu trong thiên hạ
để tìm kiếm chiến công. Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” kể về một trong những cuộc chiến đấu kỳ lạ của Đôn Ki-hô-tê chúng ta sẽ được học trong tiết học này.
TIẾT 1
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
KTDHTC: Động não
? Em hãy giới thiệu vài nét nổi bật của nhà văn Xéc- van-téc và văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”
(Học sinh trả lời, GV nhận xét, bổ sung).
? Văn bản này được chia làm mấy phần? Nêu vị trí và nội dung từng phần?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản
KTDHTC: Động não
+ Đọc : Yêu cầu giọng đọc lưu loát, rõ ràng nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả hoạt động để thấy rõ cá tính của hai nhân vật qua giọng văn trào phúng, dí dỏm của tác giả.
? Em hãy liệt kê 5 sự việc chủ yếu qua đó cho thấy tính cách của Đôn-ki-hô-tê và bác giám mã được bộc lộ?
(HS thảo luận,trả lời, GV thống nhất ý kiến,treo bảng phụ có ghi 5 sự việc chính:
- Nhìn thấy và nhận định về cối xay gió -Một bên đánh, một bên can ngăn
- Đôn ki hô tê bị ngã nhưng không kêu la - Xachô pan xa nhắc chủ đến giờ ăn
- Đôn ki hô tê thức suốt đêm, xan chô ngủ tới sáng.).
? Em hãy cho biết tác giả giới thiệu về nhân vật Đôn-ki- hô-tê ntn? (Về nguồn gốc, xuất xứ, hình dáng)
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả:
- Xéc-van-téc (1547-1616) - Là nhà văn Tây Ban Nha.
2. Tác phẩm:
a.Thể loại: Tiểu thuyết b. Vị trí đoạn trích.
Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” trích trong tiểu thuyết cùng tên Đôn-ki-hô-tê.
c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả ,tự sự
d. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu …không cân sức ->Nhìn thấy và nhận định những chiếc cối xay gió.
- Phần 2: Nối rồi……toạc nửa vai ->Thái độ và hành động của mỗi người.
- Phần 3: Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn, ngủ
II. Đọc- hiểu văn bản : 1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê:
-Gầy gò,cao lênh khênh
-Muốn làm hiệp sĩ để diệt trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện.
-Đầu óc mê muội,chẳng còn tỉnh tảo nhìn thấy cối xay gió tưởng là bọn khổng lồ gian ác.
-Dũng cảm không biết sợ gì -Không quan tâm đến nhu cầu cá nhân mình.
⇒ Do đọc quá nhiều truyện kiếm hiệp nên đã trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương.
HS trả lời, GV bổ sung
? Mục đích chính khi đi làm hiệp sĩ lang thang?(Trừ gian diệt ác, giúp người lương thiện)
? Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió Đôn ki hô tê đã nói ntn? Và hành động ra sao?(Cho rằng đó là những bọn khổng lồ, đánh nhau với cối xay gió)
?Qua đó cho ta thấy Đôn ki hô tê là người ntn?(Dũng cảm,không quan tâm đến nhu cầu của bản thân)
GV: Chính trong con người và tính cách của Đôn ki hô tê cũng có sự đối lập, mâu thuẫn.
? Hãy chỉ ra những sự đối lập, mâu thuẫn đó?(-Khát vọng cao đẹp>< hảo huyền
- Dũng cảm kiên cường>< Nực cười - Bị thương không rên rỉ >< làm theo sách
-Không quan tâm dến nhu cầu của bản thân>< làm tất cả vì công nương Đuyn xi nê a.)
? Vì sao Đôn ki hô tê lại có đầu ốc như vậy?(Độc nhiều truyện kiếm hiệp, đọc nhiều truyện xấu
? Hãy chỉ ra và phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê?
? Qua hành động của Đôn-ki-hô-tê, em thấy nhân vật Đôn-ki-hô-tê đáng trách hay đáng thương? Vì sao?
GV : Dưới ngòi bút sinh động, vừa nghiêm chỉnh , vừa bỡn cợt, trào lộng của Xéc van téc, hình ảnh hiệp sĩ Đôn ki hô tê hiện lên là một con người đầy mơ mộng , ảo tưởng. Lão mang những khát vọng đẹp , hành động dũng cảm , bãn lĩnh kiên cường …nhưng lại có những nhầm lẫn trong suy nghĩ , gàn dở trong việc làm chỉ vì lão bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi những trang sách cũ kỉ , lỗi thời. Do vậy tìm hiểu về những mặt trái ngược của tính cách nhân vật Đôn ki hô tê chúng ta vừa buồn cười, vừa mến yêu, vừa đáng trách mà lại vừa đáng thương.
? Điều gì nên học tập và không nên học tập ở nhân vật này?(Học tập đức tính dũng cảm nhưng phải lựa truyện mà đọc ,không đọc truyện xấu)
.
3. Cũng cố:
- Em hãy cho biết tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê? Qua nhân vật này em có suy nghĩ gì?
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ, tóm tắt lại tác phẩm.
- Xem trước phần 2 SGK
------
Ngày soạn: 24/09/2011 Ngày dạy: 27/09/2011