KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Dàn ý của bài văn tự sự
1.Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
- Mở bài: Từ dầu…trên bàn
Tả lại quang cảnh của buổi sinh nhật.
- Thân bài: Tiếp theo…không nói Kể về món quà độc đáo của người bạn.
- Kết bài: Phần còn lại
Nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.
⇒ Truyện kể về món quà sinh nhật đặc biệt của Trinh
- Nhân vật là người kể ngôi thứ nhất.
- Chuyện kể ra vào buổi sáng sinh nhật Trang.
- Có nhân vật Trang, Trinh
- Điều tạo nên sự bất ngờ tình huống
dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này?
? Những nội dung trên câu b được tác giả kể theo thứ tự nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn rút ra nhận xét về bố cục và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
? Em hãy nêu bố cục và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? Nêu nội dung của từng phần?
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Trong bài tập 1 giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?
?Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trình tự thời gian và kết quả?
? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện này thể hiện ở những chổ nào?
? Kết cục số phận của nhân vật thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao?
truyện.
⇒ Yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp và thể hiện trong truyện làm cho truyện sinh động hấp dẫn.
- Nội dung trên được tác giả kể theo trình tự thời gian nhưng trong khi kể tác giả dùng hồi ức ngược lại thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc nhân vật -Thân bài: kể lại diễn biến theo trình tự - Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
Ghi nhớ: (SGK/95) II. Luyện tập:
Bài tập 1: Lập dàn ý từ văn bản “Cô bé bán diêm” Theo gợi ý.
a. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và hoàn cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.
b. Thân bài: Em đi tránh rét và quẹt diêm để sưởi ấm. Yếu tố miêu tả và biểu đan xen vào quá trình kể.
c. Kết bài: Em bé chết vì giá rét.
3. Củng cố
- Em hãy cho biết dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
- GV nhận xét việc thực hành luyện tập của học sinh trên lớp.
4. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập hai SGK.
- Ôân lại kiến thức để tiết sau viết bài số 2.
-về nhà chuẩn bị bài “Hai cây phong”
------
Tuần: 9 Ngày soạn: 09/10/2010 Tiết: 33+34 Ngày dạy: 11/10/2010
Văn bản: HAI CÂY PHONG Tiết: 33, 34 Văn bản: HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên) - Ai-ma-tốp - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun tròng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
- Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy- sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ, nhân vật xưng “tôi” trong văn bản.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong.
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với quê hương.
3. Thái độ:
B. CHUẨN BỊ:
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong .
- Động não: suy nghĩ về bài học tình yêu quê hương rút ra từ câu chuyện.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: