? Kể tóm tắt truyện ‘Thánh Gióng’. Nhận xét kết chuyện ?
? Giới thiệu về bức tranh minh họa ở sách giáo khoa (3 – 4 câu).
2. Giới thiệu bài mới:
Hàng năm, nhân dân Việt Nam chúng ta phải đối mặt với mùa mưa bão lũ lụt, lũ lụt như là thủy – hỏa đạo tặc hung dữ, khủng khiếp. Để tồn tại, chúng ta phải tìm mọi cách sống, chiến đấu, chiến thắng giặc nước.
Cuộc chiến đấu trường kỳ, gian chuân ấy đã được thần thoại hóa và được người xưa giải thích bằng truyền thuyết "Sơn tinh, Thủy tinh"
"Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen"
3. Tổ chức các hoạt động dạy học GV HD đọc : chú ý ngữ điệu của từng nhân vật cho phù hợp. Đọc chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau.Đoạn cuối kể chậm, bình tĩnh.
- GV đọc 1 đoạn – gọi mỗi HS đọc đoạn nối tiếp.
* Nhận xét cách đọc, kể của h/s.
* G/v giải thích thêm một số từ khó, từ cổ.
? Các từ : cầu hôn, phán, sính lễ là những từ có nguồn gốc từ nước nào ? Được gọi là những từ gì ?
?Truyện có bố cục mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?
* Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, gắn với công cuộc trị thuỷ với thời đại mở nước và dựng nước đầu tiên của người Việt cổ .
I .Tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc- tìm hiểu chú thích.
2. Giải thích một số từ khó :
- Cồn : dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển.
- Ván (cơm nếp): mâm
- Nẹp ( bánh chưng): Cặp (hai, đôi) 3. Bố cục truyện
a) Mở truyện : Từ đầu ...mỗi thứ một đôi
- Hùng vương muốn chọn rể b) Thân truyện : Tiếp...rút quân - Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn : Sơn Tinh đến trước được vợ. Thủy Tinh đến sau gây chiến.
- Trận quyết chiến giữa 2 thần.
c) Kết truyện : Còn lại
Cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng năm II. Phân tích văn bản.
? Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Nhân vật chính là ai ?
Truyện có 5 nhân vật, 2 nhân vật chính.
? Trong cuộc cầu hôn Mị Nương, ST- TT được giới thiệu ntn ? Em tìm những chi tiết giới thiệu, miêu tả hai nhân vật chính ?
? Em có nhận xét gì về hai vị thần này ?
?Tại sao tác giả lại miêu tả hai vị thần ngang tài ngang sức đến như vậy? Ý nghĩa của chi tiết ấy ntn ? ( H/s h/đ độc lập trả lời theo suy nghĩ của mình.) GV : Những chi tiết hoang đường, kỳ ảo mang đậm màu sắc thần thoại.
Truyện hấp đãn, lôi cuốn, dự báo cuộc giao tranh quyết liệt. Hai vị thần đã kết tinh được sức mạnh của con người, thiên nhiên ở hai miền đất nước- địa bàn sinh sống chính của người Việt.
Những hành động của họ làm thay đổi, chế ngự, chi phối thiên nhiên tạo ra cảnh tượng hùng vĩ. Điều đó khẳng định sức mạnh siêu phàm, mang tầm vóc vũ trụ của ST-TT.
GV : Cả hai vị đều là thần, đều có tài cao, phép lạ ,đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
vua Hùng phân vân :
‘’ Chỉ có một nàng mà hai rể Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều’’.
? Vậy vua Hùng kén rể dưới hình thức nào ? Sính lễ gồm những gì ? Và như thế nào ?
? Em có suy nghĩ gì về sính lễ chọn rể của vua Hùng ?
- HS thảo luận trả lời :
- GV hệ thống : thật ra cuộc thi này chỉ là hình thức để cho công bằng.
Khi nói đến sính lễ ta đã biết vua Hùng chọn ai rồi.
? Vậy phải chăng vua Hùng thiên vị lại chọn lễ vật toàn là ở trên rừng, có lợi cho Sơn Tinh ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
1. Giới thiệu hoàn cảnh truyện và các nhân vật
- 5 nhân vật : Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu,
- Hai nhân vật chính.
+ Sơn Tinh – thần núi Tản Viên có tài vẫy tay nổi cồn bãi, nổi núi đồi.
+ Thủy Tinh – thần nước miền biển Đông Có tài hô mưa gọi gió.
=> hai thần đều có tài lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
=> hai vị thần đều ngang sức ngang tài làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương.
2. Vua Hùng kén rể
- Vua phân vân : chỉ có một nàng mà hai rể.
- Thi tài : dâng lễ vật sớm.
- Sính lễ : ‘ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi’
=> lễ vật vừa trang nghiêm, giản dị, truyền thống vừa quý hiếm, kỳ lạ. Ai hoàn thành sớm, mang đến sớm là thắng.
? Trước lời thách cưới của Vua Hùng, Thủy Tinh có phản ứng gì ?
* H/s đọc lại đoạn 2 : ‘Hôm sau ...rút quân’
? Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước để đánh Sơn Tinh ?
? Cuộc giao tranh giữa hai vị thần như thế nào ?
? Sơn Tinh đã đối phó như thế nào ? Kết quả ra sao ?
? Em có nhận xét gì về tài năng của hai vị thần ?
? Em hãy cho biết ý nghĩa tượng trưng của mỗi nhân vật ?
* G/v : Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa, tài năng, khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ chống bão lụt sông Đà và sông Hồng Kỳ tích dựng nước của các vua Hùng * Thủy Tinh : là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hóa. Sức nước, hiện tượng bão lụt đã trở thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh
* G/v cho h/s đọc đoạn cuối.
? Kết thúc truyện phản ánh sự thật gì ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu
- Lễ vật đều có ở cạn, xứ sở của Sơn Tinh-> vua thiên vị tạo điều kiện thuận lợi cho Sơn Tinh thể hiện thái độ của người Việt cổ : lũ lụt là kẻ thù, chỉ đem lại tai họa, rừng núi là ích lợi, bạn bè, ân nhân.
- Rõ ràng Thủy Tinh bị bất lợi, nhưng chàng vẫn quyết trổ tài đấu với Sơn Tinh.
3. Cuộc chiến đấu giữa 2 thần
* Thủy Tinh đến chậm, mất Mỵ Nương - Thủy Tinh đã hô mưa, gọi gió làm thành dông bão , nước ngập ruộng đồng, nhà cửa=> nhanh chóng, khủng khiếp, cơn ghen giận điên cuồng, mù quáng.
* Sơn Tinh : không hề run sợ,bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ
=> chống cự kiên cường, quyết liệt, càng đánh càng mạnh.
=> cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ nhưng cuối cùng Thủy Tinh đành rút lui- khuất phục Sơn Tinh.
Thể hiện cuộc chiến đấu giằng co, khó phân thắng bại thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của nhân dân ta.
4. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật.
- Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh, tài năng, khí phách của người Việt cổ đắp đê chống lũ lụt ở lưu vực sông Đà và Sông Hồng.
- Thuỷ Tinh là hiện thân của mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đe doạ cuộc sống của nhân dân.
5. Ý nghĩa của truyện.
- Cách giải thích độc đáo, nghệ thuật hiện tượng mưa lũ lụt ở Miền Bắc nước
tả ở đoạn này?
*G/v cho h/s liên hệ thực tế hiện nay.
? Để chống lại hiện tượng lũ lụt hàng năm do hình tượng hoá Thuỷ Tinh gây ra thì công cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là gì ?
( Đắp đập ngăn lũ, trồng rừng và bảo vệ rừng, kiên cố hoá đê điều là những biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi lũ lụt, chiến thắng thiên tai).
* Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
* Kể sáng tạo lại câu chuyện vừa học.
? Văn bản này có mấy sự việc ? Hãy giải trình bày lại các sự việc đó
? Các sự việc trên đã được sắp xếp theo trình tự nào ?
? Với cách sắp xếp các sự việc như vậy, văn bản này thuộc kiểu vb gì ?
* G/v: Đây là 1 văn bản tự sự, và đã là tác phẩm bao giờ cũng có sự việc (chi tiết) và nhân vật - đó là 2 đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Vậy vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào. Tiết học sau các em sẽ tìm hiểu kỹ.
* G/v có thể dùng phiếu học tập hoặc chia nhóm lớp và y/c h/s vẽ tranh minh hoạ các nhân vật trong truyện theo trí tưởng tượng của mình.
Học sinh làm bài tập 2 sách giáo khoa
ta mang tính chu kỳ năm/ lần, qua tính ghen tuông dai dẳng của con người – thần nước.
- Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng và của người Việt cổ - Bởi vậy kiên cường, bền bỉ chống lũ bão để sống, tồn tại và phát triển là lẽ sống tất yếu của con người nơi đây.
III. Tổng kết – luyện tập 1. Ghi nhớ: ( Sách giáo khoa ) 2. Luyện tập
- Có 7 sự việc
Theo trình tự thời gian : Sự việc nào xảy ra trước nói trước, sự việc nào xảy ra sau nói sau. Có sự việc mở đầu diễn biến kết thúc.
=> Văn bản tự sự.
Bài 2 : Có thể nói, nhân dân Việt Nam chúng ta hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của thời đại mới, đang làm tất cả để đẩy lùi lũ lụt, ngăn chặn, khắc phục nó, vượt qua và chiến thắng.
- Nạn phá rừng, lâm tặc đang là hiểm họa để cho Thuỷ Tinh thả sức hoành hành
- Bảo vệ rừng, môi trường là bảo vệ chính cuộc sống bình yên của chúng ta
trong hiện tại, tương lai.
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ.
- Đọc thêm bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp.
- Đặt tên khác cho truyện.
- Chuẩn bị bài : Nghĩa của từ.
- Soạn bài " Sự tích Hồ Gươm"
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
---**&**---
Ngày soạn : 13/9/2016 Ngày dạy : 17 /9/2016