THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 114 - 117)

1.

Kiến thức :

- Hai cách kể - hai thứ tự kể : kể xuôi, kể ngược - Điều kiện cần có khi kể ngược

2. Kỹ năng :

- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình

3. Thái độ : chú ý lựa chọn và sử dụng phù hợp hai thứ tự kể B. CHUẨN BỊ

1- G/v : - Ngữ liệu các văn bản truyện cổ đã học. Máy chiếu

1- H/s : - Đọc lại các văn bản đã học, xác định các sự việc trong từng truyện.

C / TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

* Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ

? Ngôi kể là gì ? Hãy nêu vai trò của ngôi kể trong văn tự sự ?

* Nội dung bài mới.

- Giới thiệu bài mới

Để làm tốt bài văn kể chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn thứ tự kể phù hợp nữa. Vậy thứ tự kể là thế nào ? Bài học sẽ giúp ta hiểu rõ.

-Dạy học bài mới.

Hoạt động 1

* Học sinh đọc yêu cầu (1) ở SGK.

? Hãy tóm tắt các sự kiện chính trong

’ Ông lão đánh cá và con cá vàng’’ ?

? Trong các sự việc trên, sự việc nào chỉ nguyện nhân, sự việc nào chỉ diễn biến, sự việc nào chỉ kết quả ?

I/Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

1. Truyện ‘ ’ Ông lão đánh cá và con cá vàng’’

- Giới thiệu gia cảnh ông lão đánh cá - Ông lão bắt được cá vàng, thả cá vàng, cá vàng hứa sẽ giúp khi ông cần.

- Ông lão về nhà kể chovợ nghe, mụ vợ bắt ông lão ra biển đòi cá vàng trả ơn

-Ông lão ra biển 5 lần theo đòi hỏi của mụ vợ và kết quả mỗi lần.

-Cuối cùng mụ vợ trở về thân phận cũ bên cái máng lợn sứt mẻ.

-Sự việc 2 : chỉ nguyện nhân -Sự việc 3,4 : chỉ diễn biến

?Em hãy nhận xét thứ tự kể các sự việc trong văn bản ?

?Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì ?

? Đảo các sự việc của truyện theo thứ tự 5-3-2-4-1.Nếu các sự việc được trình bày như vậy thì có làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của truyện không ? Vì sao ?

?Kể thế nào là kể theo thứ tự tự nhiên ? Tác dụng ?

?Vì sao các Vb văn học DG thường kể theo thứ tự tự nhiên ?

* Học sinh đọc bài văn và thảo luận nhóm 4 h/s theo các câu hỏi.

? Thứ tự thực tế của sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào ?

? Vậy bài văn được kể theo thứ tự nào ?

? Hậu quả Ngỗ phải gánh chịu là gì ?

?Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó ?

? Kể theo thứ tự này có tác dụng gì ?

? Em hiểu gì về cách kể ngược ?

?Có thể sắp xếp các sự việc ở bài tập 2 theo thứ tự tự nhiên không ? Nếu được em sẽ bắt đầu từ sự việc nào và kết

-Sự việc 5 : chỉ kết quả

=> Các sự việc được kể liên tiếp nhau theo trình tự thời gian có nguyên nhân, diễn biến, kết quả

Việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau.

=> Giúp người đọc thấy được sự gia tăng của lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ. Cuối cùng mụ bị trả giá.

Ghi nhớ : SGK

*Kể theo thứ tự tự nhiên(Kể xuôi)

2.

Bài văn Sgk

Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn :

- Ngỗ mồ côi sống với bà ngoại, bỏ học, lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh.

- Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.

- Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu. Ngỗ bị rách bắp chân phải đến trạm xá.

- Tin truyền đi khắp xóm.

 Thứ tự kể : Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân.

+ Hậu quả xấu : Tin truyền đi khắp xóm.

+ Nguyên nhân : Kể sự việc xảy ra.

 Tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, làm nổi bật ý nghĩa truyện. Đó là cách kể ngược.

=> Kể ngược : Đem kết quả hiện tại kể ra trước, sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.

-Các sự việc : 3- 4 – 2 – 1 -5

thúc sự việc nào ?

?Vậy cùng một nội dung câu chuyện ta có thể kể theo mấy cách ?

?Lựa chọn thứ tự kể cho một Vb phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

? Qua 2 bài tập em hãy cho biết có những thứ tự kể nào ? Nêu đặc điểm và tác dụng ?

* G/v chốt lại kiến thức  cho học sinh đọc ghi nhớ.

Hoạt động 2

* Cho h/s đọc văn bản Sgk

? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ?

? Truyện được kể theo ngôi nào ?

? Cách kể chuyện được thể hiện như thế nào ?

? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò ntn trong câu chuyện ?

?Tìm hiểu đề và lập dàn bài cho đề bài ?

Gv cho học sinh thực hành viết phần mở bài.

-2 cách : kể xuôi và kể ngược

- Phụ thuộc vào đặc điểm thể loại và nhu cầu thể hiện nội dung cuỉa người kể.

3. Ghi nhớ ( Sgk) II. Luyện tập Bài 1 :

- Câu chuyện được kể theo thứ tự kể ngược.

- Kể theo ngôi thứ nhất. ( nhân vật xưng tôi)

- Kể ngược từ hiện tại mà hồi tưởng lại về quá khứ.

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò : + Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

+ Giải thích vì sao hiện nay ‘tôi và Liên vui buồn có nhau".

Bài2 : Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa

-Tìm hiểu đề :

+Thể loại : tự sự đời thường

+Nội dung : lần đầu được đi chỡia +Ngôi kể : Ngôi thứ nhất

+Thứ tự kể : Kể xuôi (hoặc kể ngược) -Dàn bài :

+Mở bài : Có 2 cách kể : kể xuôi, kể ngược.

+Thân bài : Kê tuần tự diễn biến cuộc đi chơi

+kết bài : nêu ấn tượng sau chuyến đi, mong ước của em

III. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài - Làm ở nhà bài 2

- Soạn bài : Ếch ngồi đáy giếng

- Ôn tập lại cách kể chuyện để chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2 - tại lớp.

D. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG.

...

...

...

Ngày soạn :27/ 10/ 2012 Ngày dạy : 01/11/2012

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w