TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 47 - 51)

Tiết 14 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

* Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ :

? Nêu các sự việc trong t/p tự sự ? Vận dụng các sự việc đó vào văn bản ‘’ Sự tích Hồ Gươm’’ ?

? Nêu sáu yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong t/p tự sự ? * Nội dung bài mới.

- Giới thiệu bài mới

- Muốn hiểu được bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó.

Sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy, chủ đề là gì ? Chủ đề có phải là ý chính không.? Làm thế nào để có thể xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự?

- Dạy học bài mới :

* Học sinh đọc bài văn mẫu ở SGK.

? Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé con nhà nông dân nghèo đã nói lên phẩm chất gì của

I. Chủ đề của bài văn tự sự 1.Ví dụ :

*Phẩm chất của người thầy thuốc - Chữa bệnh ưu tiên người bệnh nặng, không ưu tiên người giàu.

người thầy thuốc ?

? Tuy sắp tối nhưng Tuệ Tĩnh vẫn vội lên cáng không kịp nghỉ ngơi để chữa bệnh cho nhà quý tộc nói lên điều gì ? ? Bài văn muốn ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì ?

* G/v chốt : Như vậy chủ đề là v/đ chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản.

? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn thể hiện trực tiếp qua những câu văn nào ?

* Ý chính, vấn đề chính (chủ đề) nằm ở 2 câu đầu bài văn.

Tuệ Tĩnh ... người bệnh’.

- Vì nó nói lên ý chính, vấn đề chính, chủ yếu của bài văn. Các câu, đoạn sau là sự tiếp tục triển khai ý chủ đề.

* Tuệ Tĩnh bị đặt trước sự lựa chọn : chữa cho nhà qúi tộc hay cho em bé nhà nghèo bị gãy chân trước ? Không chần chừ ông chọn chữa ca gãy chân trước  Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của ông.

* Gạch dưới câu : ‘Người ta.. ân huệ’

 chủ đề của bài văn tự sự còn thể hiện qua việc làm, lời nói của Tuệ Tĩnh.

Gv nêu : Tên (nhan đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn, bài văn chưa có nhan đề.

* G/v treo bảng phụ có ghi 4 tên truyện.

? Em hãy lựa chọn nhan đề nào thích hợp? Nêu lý do.

- Hs thảo luận, lựa chọn.

Nên chọn 1 trong 3 tên đầu, nhan đề 4 Tuệ Tĩnh : không phù hợp vì quá chung chung.

GV khẳng định : Nhan đề và chủ đề có mqhệ với nhau, Nhan đề phải phù hợp với chủ đề. Mỗi nhan đề có sắc thái khác nhau. Nhan đề 2,3sát với chủ đề hơn vì nó thể hiện được tấm lòng, phẩm chất đạo đước, nghề nghiệp của

- Hết lòng cứu giúp người bệnh, thái độ, tinh thần trách nhiệm quên mình vì người bệnh

* Chủ đề của truyện : Ca ngợi Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.

* Câu chủ đề của văn bản :

- Hai câu đầu văn bản : nói lên ý chính, vấn đề chủ yếu của văn bản, các câu, đoạn sau trực tiếp triển khai ý chủ đề

- Câu kết phần thân bài : chủ đề của bài văn tự sự còn thể hiện qua việc làm, lời nói của Tuệ Tĩnh.

* Nhan đề :

- Tuệ Tĩnh và 2 người bệnh : nhắc tới 3 nhân vật chính của truyện, nêu lên tình huống buộc phải lựa chọn và qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của Tuệ Tĩnh.

- Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh : khát quát phẩm chất của thầy Tuệ Tĩnh tấm lòng ->nhấn mạnh khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh.

- Y đức Tuệ Tĩnh : Khái quát phẩm chất, đặc điểm nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh

thầy Tuệ Tĩnh.

Có thể đặt tên khác : Một lòng vì người bệnh.

? Qua phân tích, tìm hiểu bài văn, em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì ?

? Chủ đề thường xuất hiện ở vị trí nào của bài văn tự sự ?

Giáo viên chốt ý 1  chuyển ý 2.

? Bài văn trên gồm mấy phần ? Mỗi phần mang tên gọi gì ?

Nhiệm vụ của mỗi phần là gì ?

? Có thể thiếu một phần nào được không ? Vì sao ?

Trong 3 phần : 1,3 ngắn hơn, phần 2 dài, chi tiết hơn.

Không thể thiếu một phần nào được . Vì.

- Mở bài : nếu không có người đọc khó theo dõi câu chuyện.

- Thân bài : Thiếu người đọc không biết chuyện sẽ ra sao nó là xương sống của truyện.

- Kết bài : Thiếu không biết chuyện cuối cùng sẽ ra sao.

? Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần ? Nêu nhiệm vụ từng phần ?

* G/v chốt lại : Như vậy không thể thiếu bất cứ một phần nào. Vì mỗi phần đều có một nhiệm vụ riêng, nếu thiếu thì văn bản sẽ trở nên rời rạc =>

không còn là một văn bản.

* Học sinh đọc lại mục ghi nhớ SGK.

.

* H/s đọc 2 lần truyện "Phần thưởng"

HS làm bài tập theo nhóm . Trình bày

2. Bài học

* Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện (văn bản). Chủ đề còn gọi là ý chủ đạo, ý chính của bài văn.

* Vị trí của chủ đề có thể nằm ở.

- Phần đầu (câu mở đầu) - Phần cuối (câu cuối) - Phần giữa bài

- Toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào.

II. Dàn bài của bài văn tự sự.

* Bài văn gồm 3 phần - Phần đầu gọi là mở bài

=> Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

- Phần 2 : Thân bài (dài nhất).

=> Phát triển, diễn biến của sự việc, câu chuyện.

- Phần cuối : kết bài.

=> kết thúc truyện, khẳng định lại chủ đề của truyện.

* Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần.

- Mở bài : Giới thiệu chung về sự việc.

- Thân bài : Kể diễn biến của sự việc - Kết bài : Kể kết cục của sự việc.

Trước khi viết bài, để cho đầy đủ, mạch lạc, cần phải xây dưng dàn bài gồm 3 phần với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai bài làm chi tiết.

3. Ghi nhớ (gk) III. Luyện tập

* Bài 1 :

Nhan đề : - Nghĩa thực là khen thưởng đối với người nông dân.

kết quả vào bảng phụ.

* G/v gợi ý :

- Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề ?

? Xác định chủ đề của truyện ?

? Chủ đề nằm ở phần nào câu chuyện ? Vì sao biết.

? Chỉ rõ 3 phần của truyện ?

? So sánh ở mỗi phần với truyện ‘ Tuệ Tĩnh’ ?

? Câu chuyện thú vị ở chỗ nào ?

- Nghĩa chế giễu, mỉa mai đối với tên cận thần : Thưởng là phạt.

Sự việc :

- Tên cận thần đòi chia phần thưởng.

- Người nông dân xin vua thưởng cho 50 roi.

- Tên cận thần bị đuổi đi, người nông dân được thưởng.

a. Chủ đề : Ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ.

- Chủ đề toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Sự việc tập trung cho chủ đề : câu nói của người nông dân với vua.

b. Mở bài : Câu nói đầu tiên.

- Thân bài : các câu tiếp theo.

- Kết bài : câu cuối cùng.

c. So với truyện ‘Tuệ Tĩnh’

* Giống nhau :

- Kể theo trật tự thời gian.

+ 3 phần rõ rệt

+ Ít hành động, nhiều đối thoại.

* Khác nhau : Ít nhân vật hơn.

- Phần mở bài :

+ Truyện ‘’Tuệ Tĩnh’’ nói rõ ngay câu chủ đề. Còn‘’ Phần thưởng’’chỉ giới thiệu tình huống, nhân vật.

- Phần thân bài : Sự việc đều có tình huống bất ngờ.

+ Truyện ‘’Tuệ Tĩnh’’bất ngờ ở đầu truyện. Còn‘’ Phần thưởng’’ bất ngờ ở cuối truyện.

- Phần kết bài :

+ Truyện ‘’Tuệ Tĩnh’’có sức gợi lớn.

Còn‘’ Phần thưởng’’kết thúc sự việc.

- Truyện thú vị ở lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và người đọc ; nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của nhân dân.

IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI,CHUẨN BỊ BÀI :

Bài 1. Tìm chủ đề các truyện ‘Thánh Gióng’, ‘Bánh chưng, bánh giầy’. Nói rõ cách thể hiện chủ đề của từng truyện khác nhau như thế nào ?

Bài 2 : Lập dàn ý cho 2 truyện trên ? Chỉ rõ cái hay, cái hấp dẫn ở mỗi truyện.

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w