TIẾN TRÌNH DẠY HỌ

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 89 - 96)

Tiết 26 CHỮA LỖI DÙNG TỪ

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌ

* Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ :

? Thế nào là lỗi lặp từ ? Nguyên nhân ? Cách chữa ?

? Thế nào là lỗi lỗn lộn cac từ gần âm ? Nguyên nhân ? Cách chữa ?

* Nội dung bài mới.

-Giới thiệu bài mới : * G/v đưa ra tình huống : Một đứa trẻ nói với bạn :

- Hôm nào tớ cũng cho cậu bao nhiêu (đồ) sính lễ như vậy, thế mà cậu chẳng chơi với tớ !

? Em có nhận xét gì về cách nói của em bé ? ( Dùng từ ‘’ sính lễ’’ là sai)

? Em hiểu nghĩa từ này ntn ? ( Lễ vật nhà trai mang đến nhà gái).

? Em gặp từ này trong văn bản nào ? Trong câu nói của ai ? G/v kết luận :

TV là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc. Chúng ta tự hào vì TV giàu và đẹp.

Chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng dân tộc. Muốn vậy chúng ta phải dùng từ đúng, tiến tới dùng từ hay. Trong thực tế, đôi khi chúng ta dùng từ chưa chính xác. Các em đã được tìm hiểu loại lỗi lặp từ vô ý thức và lẫn lộn giữa các từ gần âm. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu một kiểu lỗi dùng từ khác : dùng từ không đúng nghĩa.

- Dạy học bài mới.

* GV treo bảng phụ có ghi bài tập ở SGK

* Học sinh đọc bài tập , lên bảng.

? Gạch dưới các từ dùng sai ở câu a, b, c ? Vì sao em biết đó là từ dùng sai ? Gợi ý : Phân tích nghĩa của những từ dùng trong văn cảnhcó phù hợp không ?

? Em hãy tìm những từ ngữ khác để thay thế ?

- HS tìm từ – lựa chọn từ ngữ, giải nghĩa từ vừa tìm được.

? Như vậy cả ba câu trên đều mắc lỗi chung là gì ?

? Nguyên nhân của lỗi này ? Em hãy chỉ ra cách chữa ?

? Bài học rút ra khi dùng từ ?

? Qua hai tiết học, em biết trong quá trình sử dụng từ tiếng Việt ta thường

I. Dùng từ không đúng nghĩa 1. Ví dụ :

a) Yếu điểm : điểm quan trọng (không phù hợp với nội dung câu)

- Thay : Nhược điểm : điểm yếu (phù hợp với nội dung câu)

b) Đề bạt : : cấp có thẩm quyền cử một người nào đó giữ chức vụ cao hơn - Thay : - Bầu : chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết.

c) Chứng thực : xác nhận là đúng sự thật.

Thay : chứng kiến : trông thấy tận mắt sự việc xảy ra.

2. Nguyên nhân mắc lỗi.

- Không hiểu nghĩa của từ : hiểu sai nghĩa của từ, hiểu không đầy đủ nghĩa.

3.Cách chữa :

- Trước mắt : tìm những từ ngữ có nghĩa phù hợp để thay thế.

- Lâu dài : Khi dùng từ - Phải hiểu đúng nghĩa của từ.

- Muốn hiểu đúng nghĩa phải đọc sách báo, tra từ điển, giải nghĩa từ bằng 2 cách.

mắc những lỗi nào ?

- HS trả lời. GV khái quát bài học.

* G/v hướng dẫn h/s làm bài tập trong Sgk.

GV đọc cho HS viết.

II. Luyện tập Bài tập 1 :

Dùng đúng : Bản tuyên ngôn, xán lạn,bôn ba, thủy mặc, tùy tiện.

Bài tập 2 : Điền từ a) Khinh khỉnh b) Khẩn trương c) Băn khoăn Bài tập 3 :

a) Thay cú đá = cú đấm, giữ nguyên từ tống

b) Thực thà = thành khẩn Bao biện = ngụy biện c) Tinh tú = tinh hoa

Bài tập 4 : Học sinh viết chính tả theo yêu cầu của sách giáo khoa

III. Hướng dẫn học bài, chuản bị bài

- Ôn tập phần truyện cổ tích và truyện truyền thuyết để tiết sau làm bài kiểm tra văn 2 tiết.

D. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

...

...

...

...

Ngày soạn : 11/10/2016

Ngày dạy : 14/10/2016

TIẾT 27 – 28 : KIỂM TRA VĂN

A / MỤC TIÊU KIỂM TRA : 1. Kiến thức :

- HS nắm vững các vấn đề cơ bản về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học từ bài 1 đến bài 7.

2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kỹ năng nhận diện, nhận biết, trình bày một vấn đề đã học.

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức độc lập tư duy, tự giác khi làm bài.

B/ NỘI DUNG KIỂM TRA : - Truyện truyền thuyết.

- Truyện cổ tích.

C/ CHUẨN BỊ :

1-GV : - Nghiên cứu tài liệu

- Ra đề, lập ma trận, đáp án, biểu chấm.

2- H/s : - Đọc lại các văn bản về truyện truyền thuyết và truyện cổ tích đã học.

Nắm vững nội dung và nghệ thuật.

I.THIẾT KẾ MA TRẬN.

Cấp độ Chủ đề

Cấp độ tư duy

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Thấp Cao

Đặcđiểm truyện TT -Số câu : -Số điểm -Tỷ lệ :%

Nhận biết được đặc điểm của TTT Số câu :1 Sốđiểm :0.5đ Tỷ lệ : 5%

Số câu :1 0.5=5

% Truyện TT

Con Rồng cháu Tiên Số câu : Số điểm : Tỷ lệ :%

Hiểu được ý nghĩa nổi bật của hình tượng ô bọc trăm trứng ằ trong TT Con Rồng CT Số câu : 1

Sốđiểm :0.5đ=5%

Số câu : 1 0.5=5

% Truyện TT Hiểu và nắm được ý Vận dụng KN

Gióng Số câu Số điểm Tỷ lệ :%

hình tượng Thánh Gióng

Số câu : 1 Số điểm : 1đ Tỷ Lệ : 10%

văn để trình bày ý nghĩa của chi tiết : Tiếng nói đầu tiên của TG

Số câu : 1 Sốđiểm :3=30

%

Số câu : 2 4đ=40

%

Truyện TT : CRCT, STTT, STHG Số câu Số điểm Tỷ lệ :%

Nhận biết được chính xác nội dung, ý nghĩa của từng văn bản Số câu ; 1 Số điểm : 1đ Tỷ lệ : 10%

Số câu : 1 1đ=10

% Truyện cổ

tích Thạch Sanh

Số câu Số điểm Tỷ lệ :%

Vận dụng KN tạo lập VB để trình bàycảm nhận về nv T Sanh Số câu : 1 Số đ : 4đ=40

Số câu : 1 4đ=40

% Số câu :

Tổng Số điểm Tỷ lệ%

2câu 1.5điểm 15%

2 câu 1.5 điểm 15%

1 câu 3 điểm 30%

1 câu 4 điểm 40%

6 câu 10đ 100%

D/ TỔ CHỨC CHO HS LÀM BÀI TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp.

1. GV phát đề kiểm tra cho HS I. ĐỀ BÀI:

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm). Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. Đăc điểm chủ yếu của truyện truyền thuyết là gì?

A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.

C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Truyện không có yếu tố hoang đường kì ảo.

Câu 2 : (0.5 điểm). Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng Cái bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là gì?

A.Giải thích sự ra đời của dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành của nhà nước Văn Lang.

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

Câu3: (1 điểm) Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

Hình tượng (A)……….. với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của (B)………bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện (C)………..của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về (D)………cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Câu 4: (1 điểm). Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp :

A B A nối B 1.Truyện Con Rồng Cháu Tiên a. Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân

về sức mạnh tự cường của dân tộc 1……..

2.Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh b. Truyện thể hiện khát vọng hoà bình

của nhân dân. 2……..

3.Truyện Thánh Gióng c. Truyện ca ngợi công lao trị thuỷ của

ông cha ta. 3……..

4. Truyện Sự tích Hồ Gươm d. Truyện giải thích suy tôn nguồn gốc giốnh nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt

4……..

B.Tự luận : (7 điểm)

Câu 1 : (3 điểm). Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng có gì kì lạ? Hãy tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu nói đó?

Câu 2 : (4 điểm). Hãy tạo lập một văn bản ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên?

II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng.

Câu1: Khoanh tròn phương án C cho 0,5 điểm Câu 2: Khoanh tròn vào phương án D cho 0,5 điểm

Câu 3: Điền đúng một chỗ chấm cho 0,25 điểm: A. Thánh Gióng; B. ý thức và sức mạnh; C. quan niệm và ước mơ; D. người anh hùng.

Câu 4: Nối đúng một chỗ cho 0,25 điểm: Nối 1- d; 2 – c; 3 – a; 4 – b II.PHẦN TỰ LUẬN : 7,0 điểm

Câu 1: (3 điểm)

*Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo là một đoạn văn hoàn chỉnh về hình thức và nội dung cho 0,5 điểm.

*Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo các ý sau:

- Câu nói đầu tiên củat Thánh Gióng kì lạ ở chỗ là câu nói đòi đi đánh giặc.

(0,5điểm).

- Trả lời được ý nghĩa sâu xa của câu nói đó cho 2 điểm:

+Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên. (0,5 điểm).

+Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường,thần kì. (0,5 điểm).

+Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng 3 năm không nói, chẳng cười nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.(1điểm).

Câu 2: (4 điểm). Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:

*Về hình thức: ( 1 điểm) bài làm đảm bảo lag một văn bản ngắn có bố cục 3 phần:

Mở bài, thân bài, kết bài đầy đủ, rõ ràng,mạch lạc, liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…(1.0điểm).

*Về nội dung: (3 điểm) Cần triển khai các ý như sau:

a.Mở bài: (0,5đ)

Gioi thiệu về văn ban Thánh Giong và nêu Cảm nhận chung về nhân vật Thạch Sanh.

b.Thân bài: (2 điểm)

-Cảm nhận về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh (0,5đ)

-Cảm nhận về những chiến công và phẩm chất của Thạch Sanh (1,5đ) c.kết bài (0,5đ) Khái quát lại về nhân vật,liên hệ bản thân

(Biết dựa vào văn bản, phẩm chất của nhân vật, lấy dẫn chứng để thể hiện rõ phẩm chất)

2. GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, đúng giờ.

3. GV thu bài về nhà chấm.

IV. Hướng dẫn học bài,chuẩn bị bài.

- Xem lại bài.

- Chuẩn bị bài : Luyện nói kể chuyện.

D.ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

...

...

...

...

...

Ngày soạn :14/10/2016 Ngày dạy : 17/10/2016

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w