(Tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự. vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kỹ năng : - Nhận biết danh từ chung, danh từ riêng, -Viết hoa đúng các tiểu loại danh từ riêng.
3. Thái độ : Có ý thức lựa chọn, sử dụng danh từ chung và riêng trong gioa tiếp B. CHUẨN BỊ :
1- G/v : - Bảng phụ vẽ sơ đồ câm về cách phân loại danh từ.
- Ngữ liệu ; Bảng phân loại.
2- H/s : - Chuẩn bị bài trước khi học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ôn định lớp và kiểm tra bài cũ :
? Nhắc lại định nghĩa danh từ ? Các loại danh từ đã học ở bài trước ?
* G/v treo bảng phụ có ghi bài tập và y/c h/s :
Sắp xếp các loại danh từ sau theo định nghĩa : Cha, mẹ, sách vở, vòng tròn, hoa cúc, hoạ mi, Mưa, gió, đường thẳng, nông dân...
Gợi ý : Dt chỉ người : Dt chỉ vật :
Dt chỉ hiện tượng : Dt chỉ khái niệm : * Nội dung bài mới.
-Giới thiệu bài mới - Dạy học bài mới.
Hoạt động 1
* Giáo viên giới thiệu qua về cách phân loại danh từ.
? Thế nào là danh từ chỉ sự vật ? Danh từ chỉ sự vật được chia làm mấy loại ?
I . DT chung và DT riêng 1.Bảng phân loại danh từ
* G/v treo bảng phụ có vd (Sgk) , y/c h/s quan sát và điền vào bảng phân loại các danh từ chung, danh từ riêng theo sự xuất hiện của chúng trong câu.
DT chung DT riêng
? Tại sao em biết đó là DT chung và DT riêng ?
a. Danh từ chung : vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện, công ơn.
b. Danh từ riêng : Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà nội.
. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật (chỉ người, sự vật nói chung)
. Danh từ riêng : Gọi tên riêng của sự vật, người, địa phương, tổ chức.
? Em có nhận xét gì về cách viết hoa DT riêng ?
* G/v đưa ra vd tên riêng :
+ Lê Mã Lương ; TP Hồ Chí Minh +Xéc-gây-ê-vích Pu-skin ; Nã Kim Mi + Mạc Tư Khoa tôi nghe câu hò xứ Nghệ
+ Tôi đến thăm Mát-xcơ-va một ngày đông lạnh giá.
+ Mít xi xi pi hoặc ( Mít-xi-xi-pi)
+ Đảng cộng sản VN ; Sở Giáo dục và Đào tạo.
* G/v treo bảng phụ có ghi bài tập.
? Dựa vào Vd dưới đây, cho biết những từ viết hoa thuộc loại danh từ nào ? Vì sao ?
Vd1 : ‘’ Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn bọc trong dòng máu nhỏ’’
(‘’Sáng tháng năm’’-Tố Hữu) Vd2 :
‘’Đất , Nước này là Đất Nước Nhân Dân Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.’’
( ‘’ Đất nước’–NK Điềm) Để biểu lộ tấm lòng kính trọng , thể hiện sự trang trọng, quý trọng, có trường hợp DT chung được viết hoa.
Hoạt động 2
- Khắc sâu nội dung mục ghi nhớ.
- Giáo viên cho h/s hoàn thành vào bảng phân loại các danh từ.
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3
*Bài tập nhanh:
Các danh từ chung gọi tên các loài hoa có khi nào được viết hoa hay không ? Tại sao
Bài tập 3 : Học sinh thi viết hoa các
- Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
* Cách viết tên riêng :
- Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên.
- Tên người, tên địa lí Việt Nam, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua TViệt : viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng .(Giữa các tiếng có thể có hoặc không có dấu nối).
- Tên các cơ quan tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân huy chương ; Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên.
2. Ghi nhớ (sgk)
II. LUYỆN TẬP
- Khi dùng để đặt tên người thì phải viết hoa. Vì khi ấy chúng đã được dùng như DT riêng.
Bài tập 1 :
a. Danh từ chung : Ngày xưa miền, đất, bây giờ ...
b. Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, LLQ.
Bài tập 2 :
Các từ in đậm trong bài
a. Là danh từ riêng và được viết hoa vì : Chim, Hoa, Mây, Nước, Họa Mi đều đã được nhà văn nhân hóa như người, như tên riêng của mỗi nhân
b. Út : Tên gọi cụ thể của nhân vật.
c. Cháy : Tên gọi riêng của một làng.
danh từ riêng
III. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
- Viết chính tả phân biệt l/n, ênh/ếch.
- Đọc thêm bài ‘’ Những điều lí thú về tên người’’. ( Sgk tr.110-111) - Học bài và chuẩn bị bài ‘’ Truyện ngụ ngôn’’
D. ĐIỀU CHỈNH , BỔ SUNG
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn : 9/11/2016