TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 51 - 55)

Tiết 14 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

*Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ

? Chủ đề của bài văn tự sự là gì ?

? Nhiệm vụ của các phần trong bài văn tự sự ? Cho ví dụ về một văn bản tuỳ chọn ? * Nôi dung bài mới.

-Giới thiệu bài mới.

-Dạy học bài mới.

* GV treo bảng phụ có ghi 6 đề ở SGK HS đọc đề và trả lời câu hỏi

? Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì ? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó ?

? Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ ‘’kể’’

có phải là đề tự sự không ?

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

Đề 1 : Nêu ra 3 yêu cầu : - Kể chuyện ( tự sự).

- Câu chuyện em thích : Lựa chọn trong các văn bản đã học.

- Bằng lời văn của em : Không sao chép văn bản có sẵn, tự nghĩ ra.

* Đề 3,4,5,6 không có từ kể vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có

* G/v treo bảng phụ có ghi 6 đề và y/c h/s.

? Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào ? Gạch chân và cho biết các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì ?

GV giới thiệu thêm :

- Chuyện em thích : tự do lựa chọn, bằng lời văn của em, tự nghĩ, không sao chép.

- Bạn tốt : sự việc để thấy cái tốt của bạn

- Quê em : nơi em thân thiết. Đổi mới->những thay đổi khác trước, tôt hơn trước.

Đề nào kể về việc ?

? Đề nào kể về người ?

? Đề nào nghiêng về tường thuật ?

? Qua việc nhận diện các đề trên, em hãy cho biết tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề ?

? Muốn tìm hiểu đề ta phải làm thế nào ?

Luyện tập đề 1 :

* Kể lại một chuyện mà em thích bằng chính lời văn của mình.

? Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện ? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào ?

? Lập ý là gì ?

- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề.

chuyện. Đề diễn đạt như một nhan đề của bài văn.

* Từ trọng tâm của mỗi đề – các yêu cầu làm nổi bật:

1. Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.-> câu chuyện từng làm em thích

2. Kể chuyện về một người bạn tốt.->

Những lời nói, việc làm chứng tỏ người bạn ấy rất tốt.

3. Kỉ niệm ngày thơ ấu. ->những câu chuyện, kỉ niệm khiến em ko thể quên.

4. Ngày sinh nhật của em. -> những việc làm trọng tâm của em trong ngày sinh nhật.

5. Quê em đổi mới. -> sự đổi mới cụ thể ở quê em.

6. Em đã lớn rồi. -> những biểu hiện về sự lớn lên của em : thể chất, tinh thần

- Kể việc, tường thuật : 5, 4, 3.

- Kể người : 2, 6

* Kết luận

- Tìm hiểu đề giúp ta biết được yêu cầu của đề bài, xác định được trọng tâm của đề, giới hạn của đề, định hướng để tạo lập văn bản.

- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải đọc kĩ lời văn của đề, gạch chân từ ngữ quan trọng từ đó xác định y/c của đề.

2. Cách làm bài văn tự sự a. Tìm hiểu đề

* Yêu cầu : Kể chuyện em thích.

Kể bằng chính lời văn của mình.

Nghĩa là không sao chép của người khác.

b. Lập ý.

+ Xác định nội dung kể.

+ Nhân vật + Sự việc

+ Diễn biến kết quả câu chuyện.

+ Chủ đề của truyện.

? Em chọn truyện nào ? Thích nhân vật nào ? Sự việc nào ? Thể hiện chủ đề gì ? (Học sinh chọn và trình bày cách lựa chọn của mình)

? Nếu em chọn truyện ‘Thánh Gióng’

em sẽ :

? Mở đầu ra sao ?

? Diễn biến câu chuyện thế nào ?

? Kết thúc ra sao.

? Em có nhận xét gì về các cách diễn đạt trên.

? Viết bằng lời văn của em là thế nào ? GV : Là suy nghĩ kĩ càng rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

Nếu cần dẫn đưa vào ngoặc kép.

Qua phân tích ví dụ, em rút ra được kết luận gì về cách làm bài văn tự sự ?

* Học sinh đọc thầm, to mục ghi nhớ.

? Các bước tìm hiểu bài ?

? Cách lập dàn bài.

? Lập dàn ý của truyện ‘’ ST- TT’’

vào vở ?

? Hãy kể lại chuyện : ‘’ Sự tích Hồ Gươm’’bằng lời văn của mình ?

c. Lập dàn ý.

* Mở bài : Có nhiều cách diễn đạt.

- Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết đã lên ba mà Thánh Gióng vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm có sứ giả nhà vua ...

- Ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có một chú bé rất lạ. Đã lên 3 mà vẫn không biết nói, biết cười ...

- Người nước ta không ai là không biết tới Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người đặc biệt. Khi đã ba tuổi...

biết đi.

Cách 1 : Giới thiệu người anh hùng.

Cách 2 : Nói đến chú bé lạ.

Cách 3 : Nói tới một mặt nhân vật mà ai cũng biết

d. Viết thành văn

* Kết luận : Cách làm bài văn tự sự : - Tìm hiểu đề

- Lập ý.

- . Lập dàn ý.

- Viết thành văn theo bố cục ba phần.

3. Ghi nhớ : sgk II. Luyện lập

III. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI,CHUẨN BỊ BÀI.

– Làm bài tâp còn lại

- Chuẩn bị bài viết số 1 văn kể chuyện

* Yêu cầu :

- Kể chuyện có nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả.

- Bố cục bài chặt chẽ : Mở bài- thân bài-kết bài Dung lượng bài viết không quá 400 chữ.

D. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG.

...

...

...

Ngày soạn : 26/9/2016 Ngày kiểm tra: 30/9/2016

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w