1. Kiến thức :
-Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn -Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn
-Nghệ thuật đặc sắc các truyện : mượn truyện loài vật đểnói truyện con người, ẩn bài học triết lí ; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kỹ năng :
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
-Kể lại được truyện
3. Thái độ : Có ý thức học tập và rút ra những bài học bổ ích B CHUẨN BỊ :
1-G/v : - Tranh minh hoạ, máy chiếu 2-H/s : - Chuẩn bị bài trước khi học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại truyện ‘’ Ông lão đánh cá và con cá vàng’’ bằng ngôi kể mụ vợ? ( hoặc ông lão, hoặc cá vàng).
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc các truyện cổ tích đã học? Từ đó rút ra điểm chung trong cách kết thúc các truyện cổ tích?
*Nội dung bài mới.
-Giới thiệu bài mới
Bên cạnh các thể loại thần thoại, cổ tích, truyền thuyết. Trong kho tàng truyện dân gian còn có 2 thể loại truyện cổ rất lí thú đó là truyện ngụ ngôn và truyện cười.
- Dạy học bài mới.
* Học sinh đọc mục chú thích SGK và nêu k/n về truyện ngụ ngôn ?
? Em hiểu ngụ ngôn là gì ? Thế nào là truyện ngụ ngôn ?
? Hãy trình bày đặc điểm của loại truyện này.
* G/v đọc 1 lần, nêu y/c đọc : Chậm, bình tĩnh xen chút hài hước.
I. Tìm hiểu chung
1.Khái niệm
- Ngụ ngôn : Ngụ ý để người nghe , người đọc tự suy nghĩ mà hiểu.
- Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần.
- Là truyện kể có ngụ ý(Thể hiện điều muốn nói một cách bóng bảy, kín đáo)
- khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Đọc – hiểu từ ngữ, chú thích.
3. Kể
* H/s đọc lại và kể lại bằng lời của mình.
? Giải thích các từ khó trong bài, tìm các từ trái nghĩa với các từ ‘’ Nhâng nháo’’ ; ‘’ Nghênh ngang’’.
( Nhũn nhặn ; khép nép...)
? Truyện chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
? Nhân vật chính của truyện ?
? Cuộc sống của ếch có gì đặc biệt ?
? Em có nhận xét gì môi trường, tầm nhìn, thế giới và mọi vật xung quanh nó ?
Môi trường nhỏ bé, ếch chưa bao giờ sống thêm, biết thêm một môi trường, một thế giới khác. Tầm nhìn thế giới và sự vật quanh nó hạn hẹp, nhỏ bé.
Nó ít hiểu biết, không có sự hiểu biết rộng.
? Sống trong môi trường như vậy ếch tỏ thái độ gì ?
Ếch sống lâu ngày trong giếng, chỉ biết bầu trời nhỏ hẹp. Sự chủ quan, kiêu ngạo đó đã thành thói quen, thành bệnh của ếch.‘’Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó chỉ oai như một vị chúa tể’’.
? Tính cách sống của ếch đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
? Do đâu ếch bị trâu giẫm bẹp ? - HS thảo luận nhóm.
?Vì sao ếch phải chịu kết cục như vậy ?
GVKL : ‘Trời mưa..ra ngoài ằ chỉ là hoàn cảnh chứ ko phải là ngnhân dẫn đến kết cục : Do sự kiêu ngạo, chủ
4.Bố cục : 2 phần + Ếch ở trong giếng + Ếch khi ra ngoài giếng.
III. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật ếch
a. Khi ếch ở trong giếng
* Môi trường sống :
- Ếch sống lâu ngày trong giếng
* Mối quan hệ: Xung quanh nó chỉ có mấy con vật nhỏ bé: cua, ốc.
- Ếch kêu ồm ộp cua, ốc hoảng sợ.
Môi trường :nhỏ bé, chật hẹp, tù túng, tối tăm.
* Tầm nhìn : tưởng bầu trời bé bằng chiếc vung
->hạn hẹp, ít hiểu biết.
* Thái độ sống : oai như vị chúa tể->
Chủ quan , kiêu ngạo .
b,
Ếch khi ra ngoài giếng :
* Môi trường sống thay đổi: ếch lên bờ giếng, mặt đất ->rộng lớn.
*Quan hệ sống thay đổi: có muôn loài, có những tên to lớn như trâu.
*Thái độ sống , tầm nhìn của ếch không thay đổi: quen thói cũ nó ‘’
nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh’’.
=> kiêu ngạo, chủ quan dẫn đến kết cục bi thảm, đau đớn.
quan của ếch Môi trường sống thay đổi nhưng cách sống của ếch không thay đổi.
? Em rút ra cho mình được bài học gì từ cách sống và cái chết của ếch ? HS thảo luận.
( H/s thảo luận về ý nghĩa của truyện qua các bài học).
* G/v kết luận :
Truyện đã nêu lên bài học nhân sinh lí thú, sâu sắc về môi trường sống, quan hệ sống, góc nhìn và tầm nhìn, thái độ sống. Khi môi trường sống thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh, tầm nhìn hạn hẹp thì trí năng tầm thường, kiến thức nông cạn đáng thương.
Cái chết của ếch thật đáng thương, là tất nhiên khó tránh, không trước thì sau, là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng thật ra là hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn. Đến tận lúc nằm bẹp, tắc thở dưới móng chân trâu, chắc ếch vẫn không thể hiểu nổi tai hoạ đã từ đâu và vì sao giáng xuống đầu mình.
Cá con vật trong truyện chỉ là hình ảnh ẩn dụ ứng với h/cảnh con người ở nhiều h/cảnh cụ thể khác nhau. ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn rất rộng
? Qua câu chuyện, nhân dân ta muốn phê phán, nhắc nhở chúng ta điều gì ?
Truyện hàm chứa 2 nghĩa :
+ Nghĩa đen : phù hợp với đời sống của loài ếch.
+ Nghĩa bóng : ám chỉ, ngụ ngôn.
=> Bài học cuộc đời đã được đúc rút một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà thấm thía.
HS đọc ghi nhớ sgk
Học sinh làm bài tập 1 SGK
? Giải thích thành ngữ : ‘ếch ngồi đáy
Hậu quả : Ếch bị trâu giẫm bẹp
2. Bài học rút ra từ câu chuyện - Chế giễu, phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, nhưng lại tự coi mình là nhất, coi thường người khác.
- Hoàn cảnh sống->ảnh hưởng đến tính cách con người.
- Dù môi trường hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn nhưng phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh.
- Kẻ chủ quan, kiêu ngạo sẽ bị trả giá đắt, thậm chí là tính mạng.
=> nhắc nhở, khuyên bảo mọi người.
III. Tổng kết – Ghi nhớ.
giếng’ ?
IV. Luyện tập
- Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ chỉ những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp.
- Từ thái độ ‘nhâng nháo ...’ coi trời bằng vung của ếch hàm ý nói đến sự chủ quan, coi thường thực tế, rất dễ gặp thất bại, tai họa.
V. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài.
- Làm bài tập đầy đủ Vở bài tập.
- Chuẩn bị bài : Thầy bói xem voi D, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...
...
...
...
...
...