A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức :
- Giúp HS củng cố kiến thức về văn kể chuyện : kể chuyện đời thường.
- 2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện, nhận biết, trình bày một vấn đề đã học.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức độc lập tư duy, tự giác khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ :
1- GV : - Nghiên cứu tài liệu
- Ra đề, lập ma trận, đáp án, biểu chấm.
2-HS : - Ôn tập phần TLV : Kể chuyện đời thường và Truyện ngụ ngôn.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ KIỂM TRA 1. Ổn định tổ chức lớp.
2. GV phát đề kiểm tra cho HS .
3. GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, tự giác 4. GV coi thi nghiêm túc
5. Hết giờ, GV thu bài.
6. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà - Chuẩn bị bài : Kể chuyện tưởng tượng.
D. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...
...
...
I.Thiết kế ma trận : Cấp độ
Chủ đề
Cấp độ tư duy Cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
Đoạn văn trong văn bản tự sự
-Số câu
Nhận biết được đặc điểm của đoạn văn
Số câu : 1 1 câu
-Số điểm -Tỷ lệ ;%
Số điểm : 1đ Tỷ lệ : 10%
1đ 10%
Ngôi kể trong văn bản tự sự Số câu
Số điểm Tỷ lệ :%
Nhận biết được đặc điểm của ngôi kể số 1 và ngôi kể số 3 Số câu : 1
Số điểm : 0,5d Tỷ lệ : 5%
1 câu 0.5đ
5%
Thứ tự kể trong văn bản tự sự
Số câu Số điểm Tỷ lệ :%
Hiểu và nắm được TT kể trong các TDG và tác dụng của
TT kể trong TDG Số câu : 2 Số điểm : 0,5
Tỷ lệ : 5%
2 câu 0.5đ
5%
Đoạn văn tự sự Số câu Số điểm Tỷ lệ
Hiểu được đề tự sự thường dùng những
câu văn nào để kể kết bài Số câu : 1 Số điểm : 0.5
Tỷ lệ : 5%
1 câu 0.5đ
5%
Các bước làm bài văn tự sự Số câu
Số điểm Tỷ lệ : %
Nhận biết được các bước làm bài văn tự sự gồm 5 bước Số câu : 1
Số điểm : 0.25 Tỷ lệ : 2.5%
1 câu 0.25đ 2.5%
Đặc điểm của bài kể chuyện đời thường Số câu Số điểm Tỷ lệ : %
Nhận biết được yêu cầu cơ bản của bài văn kể chuyện đời
thường.
Số câu : 1 Số điểm : 0.25đ Tỷ lệ : 2.5%
1 câu 0.25đ 2.5%
Kỹ năng làm bài văn tự sự kể chuyện đời thường
Số câu Số điểm Tỷ lệ : %
Vận dụng KN bài văn TS để kể về bà của em Số câu : 1 Số điểm: 7đ Tỷ lệ : 70%
1 câu 7.0đ 70%
TổngSố câu Số điểm Tỷ lệ%
4 câu 2.0đ 20%
3 câu 1.0đ 10%
1 câu 7.0 70%
8 câu 10đ 100%
Đề bài : ĐỀ A :
A.Trắc nghiệm : (3.0 điểm)
Câu 1 : (1.0 điểm). Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào cuối mỗi ý kiến nói về đoạn văn :
A. Đoạn văn gồm một câu hoặc một số câu.
B. Mỗi đoạn văn thường diễn đạt một ý chính và một số ý phụ làm sáng tỏ ý chính C. Đoạn văn bắt đầu từ chỗ xuống dòng, viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm.
D.Mỗi đoạn văn thường có nhiều câu chủ đề
Câu 2 : (0.5điểm). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống :
Ngôi kể thứ ba : Người kể có thể kể ..., ... những gì diễn ra đối với nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên ... hơn.
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý đúng từ câu 3 đến câu 7
Câu 3 : (0.25 điểm). Các truyện truyền thuyết đã học trong SGK Ngữ Văn 6 thường được kể theo trình tự nào ?
A. Kể theo trình tự thời gian.
B. Kể theo trình tự không gian.
C. Kết hợp cả kể theo trình tự thời gian và trình tự không gian.
(Câu 4 : 0.25 điểm). Nhận xét nào đúng về trình tự kể trong truyện dân gian : A. Trình tự kể của truyện dân gian làm cho câu chuyện tẻ nhạt, đơn điệu, người đọc thấy nhàm chán.
B. Trình tự kể của truyện dân gian tạo cho câu chuyện kể vẻ dung dị, mộc mạc, phù hợp với tâm hồn, tình cảm của người lao động xưa.
Câu 5 :(0.5 điểm). Trong các câu văn sau, những câu nào có thể dùng để kết bài đối với đề bài tập làm văn : Kể chuyện về bà của em.
A. Bà em là cán bộ về hưu, tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng bao giờ cũng thương yêu và hết lòng vì con cháu.
B. Bà em là người bà hiền từ, nhân hậu nhất trên đời này.
C. Em mong bà sống lâu, sống mãi như bà tiên trong những truyện cổ tích mà bà thường kể cho các cháu nghe trong những ngày hè.
D. Bà em tuổi đã cao, tóc đã bạc, nhưng hãy còn minh mẫn lắm.
Câu 6: (0.25đ). Quy trình làm bài văn tự sự gồm mấy bước ?
A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 6 bước
Câu 7: (0.25đ). Yêu cầu của bài kể chuyện đời thường là:
A. Kể chuyện người thật, việc thật, xảy ra thường ngày, nên bắt buộc phải dùng tên thật, địa chỉ thật của người đó.
B.Tuy kể chuyện người thật, việc thật nhưng không bắt buộc phải dùng tên thật, địa chỉ thật của người đó.
B. Tự luận : (7.0 điểm): Kể chuyện về mẹ của em.
II. Đáp án và biểu chấm :
A. Trắc nghiệm : (3.0 điểm) Câu 1 : (1 điểm). Mỗi ý đúng cho 0.25 điểm
Điền A (Đ) ; B. (Đ) ; C (Đ) ; D. (S)
Câu 2 : (0.5 điểm). HS điền đúng các từ: tự do, linh hoạt khách quan
(Mỗi từ đúng cho 0,25 điểm)
Câu 3 4 5 6 7
Đáp án A B B,C C B
Điểm 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25
B.Tự luận : (7.0 điểm)
*Yêu cầu về hình thức : (1.0đ)
-Bài làm đảm bảo bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, kết bài đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, liên kết. Chuyện kể phải thật tự nhiên, viết đúng kiểu văn tự sự, hành văn rõ ràng trong sáng và giàu hình ảnh.
-Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, kể đúng ngôi kể số 1
* Yêu cầu về nội dung : ( 6.0 điểm)
1.Mở bài : (1.0 điểm). Giới thiệu chung về mẹ.
2.Thân bài : ( 4.0 điểm)
-Kể vài nét về tuổi tác, ngoại hình, sở thích riêng của mẹ. (1.5 điểm) -Kể về công việc và quan hệ xã hội của mẹ (1.0 điểm)
-Kể về tình yêu thương, chăm sóc gia đình của mẹ ( 1.5điểm) 3.Kết bài : (1.0điểm)
Tình cảm của em đối với mẹ.
ĐỀ B :
A.Trắc nghiệm : (3.0 điểm)
Câu 1 : (1.0 điểm). Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào cuối mỗi ý kiến nói về đoạn văn :
A. Đoạn văn là đơn vị lớn hơn câu.
B. Mỗi đoạn văn thường có nhiều câu chủ đề
C. Đoạn văn bắt đầu từ chỗ xuống dòng, viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm.
D. Mỗi đoạn văn thường diễn đạt một ý chính và một số ý phụ làm sáng tỏ ý chính Câu 2 : (0.5điểm). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống :
Ngôi kể thứ nhất : Người kể có thể ... kể ra những gì mình chứng kiến, mình trải qua và trực tiếp nói ra ... của mình.
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý đúng từ câu 3 đến câu 7 Câu 3 : (0.25 điểm). Các truyện cổ tích đã học trong SGK Ngữ Văn 6 thường được kể theo trình tự nào ?
A. Kể theo trình tự không gian.
B. Kể theo trình tự thời gian.
C. Kết hợp cả kể theo trình tự thời gian và trình tự không gian.
(Câu 4 : 0.25 điểm). Nhận xét nào đúng về trình tự kể trong truyện dân gian : A. Trình tự kể của truyện dân gian tạo cho câu chuyện kể vẻ dung dị, mộc mạc, phù hợp với tâm hồn, tình cảm của người lao động xưa.
B. Trình tự kể của truyện dân gian làm cho câu chuyện tẻ nhạt, đơn điệu, người đọc thấy nhàm chán.
Câu 5 :(0.5 điểm). Trong các câu văn sau, những câu nào có thể dùng để kết bài đối với đề bài tập làm văn : Kể chuyện cô giáo của em.
A. Cô năm nay khoảng gần 50 tuổi, tuổi cao, sức yếu, nhưng cô luôn tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu.
B. Cô là một người mẹ tuyệt vời, là tấm gương sang cho chúng em học tập, noi theo.
C. Em không thể quên ánh mắt trìu mến và đôi môi tươi tắn, luôn luôn mỉm cười của cô.
D. Bây giờ em đã lớn, không được ngày ngày nghe tiếng giảng bài của cô nhưng hình ảnh của cô vẫn sống mãi trong tâm trí em. Em hứa sẽ nỗ lực cố gắng để xứng đáng là học trò ngoan của cô.
Câu 6: (0.25đ). Quy trình làm bài văn tự sự gồm mấy bước ?
A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước
Câu 7: (0.25đ). Yêu cầu của bài kể chuyện đời thường là:
A. Kể chuyện người thật, việc thật, xảy ra thường ngày, nên bắt buộc phải dùng tên thật, địa chỉ thật của người đó.
B.Tuy kể chuyện người thật, việc thật nhưng không bắt buộc phải dùng tên thật, địa chỉ thật của người đó.
B. Tự luận : (7.0 điểm): Kể chuyện về mẹ của em.
II. Đáp án và biểu chấm :
A. Trắc nghiệm : (3.0 điểm) Câu 1 : (1 điểm). Mỗi ý đúng cho 0.25 điểm
Điền A (Đ) ; B. (S) ; C (Đ) ; D. (Đ)
Câu 2 : (0.5 điểm). HS điền đúng các từ: trực tiếp cảm nghĩ
(Mỗi từ đúng cho 0,25 điểm)
Câu 3 4 5 6 7
Đáp án B A B,D D B
Điểm 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25
B.Tự luận : (7.0 điểm) : Yêu cầu như đề A C. TỔ CHỨC CHO HS LÀM BÀI TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp.
2. GV phát đề kiểm tra cho HS .
3. GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, tự giác 4. GV coi thi nghiêm túc
5. Hết giờ, GV thu bài.
D. DẶN DÒ
- Chuẩn bị bài : Kể chuyện tưởng tượng.
Điều chỉnh giờ dạy
...
...
...
Do kiểm tra 2 tiết kép nên ngày dạy chuyển sau ngày dạy của tiết 51, 52, 53
---**&**---