...
...
...
.
Ngày soạn : 19/10/2016 Ngày dạy : 22/10/2016
Tiết 32 : DANH TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức :
-Khái niệm của danh từ.
+Nghĩa khái quát của danh từ
+Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp) +Các loại danh từ. Quy tắc viết hoa danh từ riêng
2. Kỹ năng :
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
-Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc. Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ : có ý thức trong việc sử dụng danh từ khi nói, viết B. CHUẨN BỊ
1- G/v: - Bảng phụ, Ngữ liệu
2- H/s: - Chuẩn bị bài trước khi học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ
Ở tiểu học em đã học những từ loại nào? Nêu cụ thể?
* Nội dung bài mới - Giới thiệu bài mới:
-dạy học bài mới.
* Gv treo bảng phụ có ghi ví dụ ở SGK
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định danh từ trong câu ?
GV : Danh từ con trâu : con -> DT chỉ đơn vị. - trâu -> DT chỉ vật. Để tiện ptích ta coi con trâu là một DT ? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết danh từ là những từ biểu thị những gì ?
- Xét cụm danh từ trong câu im đậm : Ba con trâu ấy
? Những từ nào đứng trước và sau danh từ đó ? Những từ đó là loại từ gì ?
? Từ ví dụ,em thấy danh từ thường kết hợp với những từ nào đằng trước và
I. Đặc điểm của danh từ 1. Ví dụ :
* Danh từ :
- Vua, Thạch Sanh-> DT chỉ người - Làng, thúng, con -> DT chỉ đơn vị.
- Gạo nếp -> DT chỉ sự vật - Con trâu -> DT chỉ vật
- Truyện cổ tích -> DT chỉ khái niệm Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
* Cụm danh từ : Ba con trâu ấy
- Từ ‘ba’ là từ chỉ số lượng đứng trước.
- Từ ‘ấy’ là chỉ từ đứng sau ( trỏ vào sự vật, xác định vị trí của vật
+ Danh từ có thể kết hợp : - Từ chỉ số lượng đứng trước.
- Các từ này, kia, ấy, đó, nọ và một số từ ngữ khác đằng sau để tạo thành cụm từ.
? Hãy tìm một số danh từ khác mà em biết ? Đặt câu với những danh từ em vừa tìm được ?
? Xác định chức vụ NP của danh từ trong câu và rút ra nhận xét ?
- Làm chủ ngữ
- Làm vị ngữ khi đứng sau từ ‘’ là’’
Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy danh từ có mấy đặc điểm ?
*GV treo bảng phụ có VD, hs điền vào bảng phân loại DT chung và DT riêng theo sự xuất hiện trong câu
? Tại sao em biết đó là DT chung và DT riêng ?
?Em có nhận xét gì về cách viết hoa DT riêng ?
Giáo viên chốt lại kiến thức toàn bài.
HS đọc to ghi nhớ
Bài tập 1trang 87: Liệt kê 1 số danh từ chỉ sự vật : thịt, cá, đường, sữa.
Bài tập 2 : Liệt kê các loại từ
Bài tập 1 trang 109 :
Bài tập 2 :
Vd 1 : Học sinh
- Học sinh chăm học - Em là học sinh lớp 6A.
* Chức vụ trong câu
- Chức vụ điển hình là làm chủ ngữ.
- Khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước.
2. Ghi nhớ 1 (sgk)
II. Danh từ chung và danh từ riêng a. Danh từ chung : vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, huyện, công ơn
b.Danh từ riêng :Phù Đổng Thiên
Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
DT chung là tên gọi một loại sự vật(chỉ người, sự vật nói chung)
DT riêng : Gọi tên riêng của sự vật, người, địa phương, tổ chức
-Viết hoa tấtcả các chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
* Ghi nhớ 2: SGK trang 109 IV. Luyện tập
Bt 1 : Đặt câu :
Không nên ăn quá nhiều thịt, cá...
Bt 2: a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài, viên, người, em.
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : quả, quyển, pho, tờ...
Bt1 :
a.DT chung : Ngày xưa,miền, đất, bây giờ...
b.DT riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, LLQ
Bt2 : Các từ in đậm trong bài
a.làDT riêng vàđược viết hoa vì : đều được nhà văn nhân hoá như người, như tên riêng của mỗi nhân vật.
b. Út : tên gọi cụ thể của nhân vật c.Cháy : tên gọi riêng của một làng III. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài
- Viết chính tả phân biệt l/n, ênh/ếch, uôi/ui, ươi/ưi.
- Chuẩn bị bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự D. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...
...
Ngày soạn : 21/10/2016 Ngày dạy : 24/10/2016