Hướng dẫn đọc thêm

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 109 - 114)

Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Truyện cổ của A.Pu – skin)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.

Kiến thức

-Nhân vật, sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.

-Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

2. Kỹ năng :

-Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.

-Phân tích các sự kiện trong câu truyện.

-Kể lại được câu truyện.

3. Thái độ: có cách ứng xử thế hiện lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống B. CHUẨN BỊ:

1- G/v : - Đọc các tài liệu có liên quan . 2- Hs : - vẽ tranh minh hoạ.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

* Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ:

? Kể một cách diễn cảm truyện ‘Cây bút thần’.

* Nội dung bài mới -Giới thiệu bài mới

Triết lí dân gian ‘’ Tham thì thâm’’ không phải chỉ được thể hiện trong truyện cổ tích VN. Đó là một triết lí, một quy luật của nhân loại. Truyện ‘’ Ông lão đánh cá và con cá vàng’’ của Pu skin – nhà thơ Nga vĩ đại cho ta thấy lòng tham vô độ của người đời như thế nào và hậu quả của nó ra sao.

- Dạy học bài mới.

* G/v nêu yêu cầu đọc.

* G/v cho h/s đọc phân vai  kể tóm tắt truyện.

* G/v cho h/s giải nghĩa từ khó bằng cách chơi trò chơi tra từ điển : 1 h/s đọc từ khó, h/s khác giải nghĩa.

? Kể tên những nhân vật trong truyện ? Theo em ai là nhân vật chính ? Vì sao ?

I. Hướng dẫn tìm hiểu chung 1. Đọc, kể

- Đọc chú ý lời đối thoại của các nhân vật.

2. Từ khó

3.Nhân vật trong truyện :

- Mụ vợ, ông lão đánh cá, biển cả, cá vàng.

- Nhân vật chính : Mụ vợ. Vì được kể nhiều nhất, bộc lộ tư tưởng chính của truyện đó là lòng tham không đáy, sự ham hố quyền lực và sự bội bạc.

? Theo em truyện có bố cục như thế nào ? Liệt kê các sự việc theo trình tự thời gian ?

? Vợ chồng ông lão đánh cá được giới thiệu như thế nào ?

? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu nhân vật ? Em hiểu gì về họ ?

? Tình huống nào làm câu chuyện phát triển ?

? Em thấy cá vàng có gì đặc biệt ? ( Nói được tiếng người)

? Em có nhận xét gì về những chi tiết trên ?

? Ông lão đem câu chuyện cá vàng kể cho mụ vợ nghe, mụ vợ đòi hỏi gì ? Mỗi lần đòi hỏi thái độ của mụ đối với chồng ntn ? Hành động của ông lão ra sao ? Biển cả có thái độ gì ? Thái độ của cá vàng thế nào ?

( H/s trả lời, g/v lập bảng)

4. Bố cục truyện a. Mở truyện :

- Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh.

b. Thân truyện :

- Ông lão đánh bắt rồi thả cá Vàng.

- Cá nhiều lần đền ơn cho v.c ông lão.

c. Kết truyện :

- Vợ chồng ông lão đánh cá lại trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.

II. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết

1. Mở đầu câu chuyện : Giới thiệu nhân vật.

- Ở trong túp lều nát bên bờ biển. Chồng thả lưới, vợ kéo sợi.

-> Ngắn gọn, rõ ràng.

- Vợ chồng ông lão nghèo khổ, chăm chỉ, làm ăn lương thiện.

2. Diễn biến câu chuyện

- Ông lão bắt được cá vàng, cá vàng van xin, ông lão thả cá.

- Đây là chi tiết kì ảo, hoang đường, dự báo điều bất ngờ lí thú.

Lần Mụ vợ

Ông lão Biển cả Cá vàng Đòi hỏi Thái độ

1 Máng lợn Mắng đồ ngốc Đi ra biển Gợn sóng

êm ả

Độngviên, đáp ứng 2 Cái nhà đẹp Quát đồ ngu Lóc cóc đi ra

biển

Biển xanh nổi sóng

Độngviên, đáp ứng 3 Nhất phẩm

phu nhân

Mắng như tát nước

Lủi thủi đi Nổi sóng dữ dội

Đáp ứng

4

Nữ hoàng Nổi giận lôi đình

Đi ra biển Nổi sóng mù mịt

Hứa, đáp ứng 5 Long Vương Cơn thịnh nộ Đi ra biển Nổi sóng

ầm ầm

Quẩy đuôi đi

- Đòi hỏi ngày càng tăng, từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn, từ của cải, vật chất đến địa vị, từ địa vị có thật đến địa vị tưởng tượng.

- đòi hỏi vô lối, trắng trợn.

- Tham lam vô độ.

-bội bạc

=> Nt tăng tiến

Thật thà, tốt bụng,

- nhu nhược, cam chịu, nhãn nhục

- Đáng

thương, bị coi thường.

- Phản ứng ngày càng tăng ;

tượng trưng cho công lí của nhân dân.

- Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá, tăng tiến, lặp lại

- Cá Vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, thể hiện niềm tin và công lí của nhân dân

? Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ ?

? Nhận xét về cách đối xử của mụ với cá vàng và với chồng ?

? Mụ đã thể hiện bản chất gì ?

? Thể hiện tính cách của mụ, t/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

? Em có thái độ gì với hành động của mụ ? ( h/s tự bộc lộ)

? Mụ vợ thuộc tầng lớp nào vào trong xã hội Nga ?

? Ở phần đầu câu chuyện, em thấy ông lão đánh cá là người ntn ?

? Trước những đòi hỏi của mụ vợ, ông lão đã đẩy mình vào h/c ntn ?

? Hình dáng ông già câm lặng, lóc cóc, lủi thủi ra biển (5 lần) tìm gặp cá vàng gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì ?

? Qua hình tượng ông lão tác giả muốn nói lên điều gì ở xã hội Nga.

? Em có nhận xét gì về hình ảnh cá Vàng ở phần đầu câu chuyện ?

? Nhận xét về thái độ của cá Vàng đối với ông lão trong mỗi lần ông ra biển ?

? Em có nhận xét gì về phẩm chất của cá vàng ?

? Cá vàng tượng trưng cho điều gì ?

? Em có nhận xét gì về thái độ của biển trước những đòi hỏi của mụ vợ ?

a, Mụ vợ :

- Đòi hỏi ngày càng tăng, từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn, từ của cải, vật chất đến địa vị, từ địa vị có thật đến địa vị tưởng tượng.

- Mụ đã lợi dụng lòng tốt của cá vàng để đòi hỏi vô lối, trắng trợn những gì mụ muốn.

lần đòi hỏi là một lần thay đổi cách đối cá Vàng : Cá vàng giúp mụ rất nhiều, làm thay đổi cuộc đời mụ thế mà mụ lại bắt cá phải đáp ứng vô điều kiện

* Với chồng : chua ngoa, thô tục, đầy đoạ chồng... mất hết tính người => Cùng với mỗi xử với chồng, ngày càng tồi tệ.

* Với cả những ý thích quái gở của mụ.

- Tham lam vô độ.

=> Nt tăng tiến

b, Ông lão đánh cá :

- Thật thà, tốt bụng, vô tư đến thánh thiện.

- Tiến thoái lưỡng nan ( không đi thì vợ chửi mắng, đi thì thất hứa với cá vàng)

=> nhu nhược, sợ vợ, cam chịu, nhãn nhục -> tiếp tay cho tính tham lam lăng loàn của mụ vợ nảy nở, ptriển ->ông trở thành nạn nhân.

- Đáng thương, bị coi thường.

c, Cá Vàng :

- Kì lạ, có khát vọng tự do.

- Động viên, đáp ứng yêu cầu của mụ vợ để trả ơn ông lão.

=> Có tình nghĩa, nhớ ơn người đã giúp mình.

* Cá Vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, có thể làm ra, thỏa mãn nhiều yêu cầu, ước muốn.

- Cá Vàng thể hiện lòng biết ơn sâu nặng đối với tấm lòng nhân hậu, bao dung.

d, Biển cả :

- Phản ứng ngày càng tăng, từ êm ả  gợn sóng  nổi sóng dữ dội  giông tố mù mịt.

( Biển cả thay đổi như thế nào vào mỗi khi ông lão đi ra bờ biển ?)

? Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng để miêu tả thái độ của biển?

? Câu chuyện kết thúc như thế nào ? ? Cá vàng trừng trị mụ vợ như vậy có đích đáng không ? Vì sao ?

? Nếu để cho mụ biến thành lợn, gấu ... thì sao ?

( Học sinh thảo luận, phát biểu)

? Bốn lần cá vàng thỏa mãn đòi hỏi của mụ vợ nói lên điều gì ? T/d của nó.

? Kết thúc như vậy có t/đ ntn đến các nhân vật ?

? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ?

? Em rút ra được bài học gì từ truyện cổ tích thơ này ?

? Những nét đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của truyện ?

 hình tượng nghệ thuật tượng trưng cho công lí của nhân dân.

- Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá, tăng tiến, lặp lại

3. Kết thúc truyện

- Cá vàng trừng trị mụ vợ.

- Ông lão: Như vừa trải qua cơn ác mộng, được trả lại cuộc sống bình yên Từ đó ông sẽ quý hơn cảnh sống thanh đạm, yên bình xưa.

- Mụ vợ: Từ nghèo khó đến sung sướng tuyệt đỉnh và trở lại nghèo khổ như xưa.

Tất cả đã trở lại như cũ, cá vàng đã đòi lại tất cả những gì đã cho mụ.

- Cá Vàng: Thể hiện công lí của nhân dân, là vị quan toà công bằng xét xử công tâm, khẳng định chân lí ‘’ ác giả, ác báo’’.

- Kết thúc bất ngờ, hợp lí, có hậu.

III. Tổng kết 1. Bài học

- Lòng biết ơn sâu nặng những người nhân hậu bao dung.

- Bài học đích đáng cho những kẻ tham, ác, bội bạc.

- Không thỏa hiệp, cam chịu, nhu nhược mà phải đấu tranh chống lại mọi các xấu, cái ác để tồn tại, khẳng định giá trị của chính mình.

2. Nghệ thuật

- Tương phản, đối lập,trùng lặp, tăng cấp, nhân hóa,kết cấu vòng tròn, mở

IV. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài.

? Kể một cách sáng tạo trong vai mụ vợ hoặc cá vàng ?

? Cảm nhận của em về hình tượng biển trong truyện ?

- Viết từ 5-10 câu ghi cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá ? D. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

...

...

...

...

Ngày soạn : 26/10/2016 Ngày dạy : 29/10/2016

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w