A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức :
- Lời văn tự sự : dùng để kể về người, sự việc.
- Đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kỹ năng :
- Bước đầu biết cách dùng lưòi văn,triển khai ý, vận dụng vào đọc - hiểu VB tự sự.
-Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự 3.Thái độ: tích cực ,chủ động học tập
B. CHUẨN BỊ.
1-G/V : - Bảng phụ , phiếu học tập.
2-H/s : - Đọc văn bản ‘’ Sọ Dừa’’
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
* Ổn định lớp và Kiểm tra bài cũ :
? Khi tìm hiểu đề cho đề văn tự sự cần phải có những yêu cầu gì ?
? Nêu cách tìm hiểu đề và cách tìm ý trong bài văn tự sự ? * Nội dung bài mới.
- Giới thiệu bài mới.
- Dạy học bài mới.
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ , HS đọc 2 đoạn văn và trả lời câu hỏi:
? Đoạn văn 1, 2 giới thiệu những nhân vật nào ?
?
Giới thiệu sự việc gì ?
? Thứ tự các câu văn trong đoạn văn như thế nào ? Có thể đảo lộn được không ?
GV kết luận : Đoạn 1 không thể đảo được vì biểu đạt ý vua Hùng muốn kén rể nên phải gthiệu người con gái đẹp, rất yêu thương, muốn kén rể tài giỏi. Nừu đảo lại->gthích lí do chứ không còn văn kể. Vì văn kể sự việc, thứ tự có trước có sau, có dẫn dắt để người đọc cảm nhận.
Đ2 câu 1,2,3 không thể đảo->ý nghĩa thay đổi, khó hiểu.Câu 2,3-4,5 có thể thay đổi, không làm thay đổi ý nghĩa đoạn văn.
? Em có nhận xét gì về các câu văn giới thiệu nhân vật của hai đoạn văn ?
- HS tiếp tục thảo luận trả lời.
Theo kiểu câu ; C có V hoặc Có V, Người ta gọi là...
? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu giới thiệu về nhân vật tức là ta giới thiệu những gì ?
I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật Ví dụ mẫu :
* Nhân vật : Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
* Sự việc : Vua Hùng kén rể, 2 thần đến cầu hôn Mị Nương.
* Mục đích : mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện.
* Đoạn 1 :
- Câu 1 : giới thiệu các nhân vật.
- Câu 2 : Khả năng sự việc (vua muốn kén rể xứng đáng).
Đoạn 2
- Câu 1 : Giới thiệu sự việc nối tiếp, báo hiệu sự xuất hiện 2 nhân vật.
- Câu 2, 3 : Giới thiệu cụ thể Sơn Tinh.
- Câu 4, 5 : Giới thiệu cụ thể về Thuỷ Tinh.
- Câu 6 : Nhận xét chung về 2 chàng.
Không thể đảo lộn Vì nếu đảo lộn
ý đoạn văn sẽ thay đổi hoặc khó hiểu.
2. Lời văn kể sự việc.
- Thuỷ Tinh : đến sau mất Mị Nương
đuổi theo Sơn Tinh
Kể về người là giới thiệu tên mặt, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm, ý nghĩ, lời nói
Học sinh đọc đoạn văn 3.
? Đoạn văn trên đã dùng những từ ngữ gì để kể những hành động của nhân vật ?
? Các hành động được kể theo trình tự nào ?
? Kể việc như thế nào ?
? Qua tìm hiểu 2 ví dụ, em hiểu lời văn tự sự là gì ?
HS đọc ghi nhớ 1 (sgk)
Xem lại 3 đoạn văn và cho biết :
? Mỗi đoạn gồm mấy câu ?
? Nội dung chính của từng đoạn ? Ý chính đó nằm ở câu nào ?
? Chỉ ra mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn?
? Em hiểu thế nào là câu chủ đề ?
? Mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn ?
Học sinh đọc ghi nhớ 2
- Gv tổng kết toàn bài. HS đọc toàn bộ ghi nhớ sgk
Hoạt động 2
Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 ( HS làm theo 3 nhóm )
? Ý chính của từng đoạn ?
? Câu chủ chốt ?
? Quan hệ giữa các câu trong đoạn.
- Hô mây, gọi gió ... dâng nước.
- Kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian – kết quả : Lụt lớn, thành Phong Châu ... biển nước.
* Kết luận
- Văn tự sự là loại văn chủ yếu kể về người và việc.
- Kể về người là giới thiệu tên mặt, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm, ý nghĩ, lời nói
- Kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả của hành động...
3. Đoạn văn
Đoạn 1 : 2 câu ý chính C2 : Hùng Vương muốn kén rể.
Đoạn 2 : 6 câu. ý chính : 2 thần đến cầu hôn (c6)
Đoạn 3 : 3 câu ý chính. Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh (c1)
Quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ.
Câu sau tiếp câu trước, hoặc làm rõ ý, nối tiếp hoạt động, nêu kết quả của hoạt động.
* Kết luận :
- Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt bằng một câu gọi là câu chủ đề.
- Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giới thiệu làm cho ý chính nổi lên.
- Các câu trong đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nổi bật ý chính của từng đoạn.
3. Ghi nhớ : sgk II. Luyện tập Bài 1 :
Đoạn 1 : Sọ Dừa làm thuê trong nhà Phú ông.
- Câu chủ chốt : Cậu chăn bò giỏi lắm.
+ Câu 1 : Hành động bắt đầu.
+ Câu 2 : Nhận xét chung về hành động.
+ Câu 3, 4 : Hoạt động cụ thể.
+ Câu 4 : Kết quả, ảnh hưởng của hoạt động.
- Đoạn 2 : Thái độ của các con gái Phú
ông đối với Sọ Dừa.
+ Câu chủ chốt : Câu 2
+ Quan hệ : Hoạt động nối tiếp và ngày càng cụ thể.
- Đoạn 3 : Tính nết cô Dần.
+ Câu chủ chốt : câu 2
+ Quan hệ : Câu1+ Câu2 : quan hệ nối tiếp Câu3 + Câu4 : Đối xứng
+ Câu2, 3, 4 : Quan hệ giải thích.
+ Câu 4 ,5: Đối xứng.
Bài 2 :
- Câu b : Đúng vì đúng mạch lạc - Câu a : Sai, mạch lộn xộn.
Bài 3, 4, 5 : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm.
III. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài.
- Làm các bài tập : 3, 4, 5
* Bài tập : Có 2 ý chính cho 2 đoạn văn sau : - Sọ Dừa lấy vợ
- Cảnh vợ chồng Sọ Dừa gặp gỡ, đoàn tụ.
? Hãy phát triển thành 2 đoạn văn chi tiết, mỗi đoạn khoảng 5 – 6 câu.
Viết ra, kể lại
- Soạn bài " Thạch Sanh ".
D.ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG.
...
...
...