Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 61 - 68)

Tiết 17-18 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

* Chân 2 : nghĩa gốc, nghĩa chính, nghĩa đen.

* Các nghĩa khác : nghĩa chuyển.

? Nhận xét mối quan hệ giữa các nghĩa của từ ‘chân’ với nhau.

* G/v gọi đại diện các nhóm lên phát biểu và kết luận ý kiến đúng.

* G/v: hiện tượng nhiều nghĩa trong từ hay hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, chính là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

? Vậy em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?

*G/v: Trong từ nhiều nghĩa có các lớp nghĩa.

- Nghĩa đầu tiên, nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác, người ta gọi là nghĩa gốc hay là nghĩa đen, nghĩa chính.

- Các nghĩa sau được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc  nghĩa chuyển (nghĩa bóng).

? Trong từ nhiều nghĩa em thấy có những lớp nghĩa nào ?

? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa gốc ?

? Thế nào là nghĩa chuyển ?

*

H/s đọc ghi nhớ SGK

*

Lưu ý : - Trong từ điển bao giờ nghĩa gốc cũng được xếp ở vị trí số 1, nghĩa chuyển tiếp xếp sau nghĩa gốc.

- Cần phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa.

Giữa các nghĩa ở từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có cơ sở ngữ nghĩa chung.

Còn ở từ đồng âm (phát âm giống nhau, nhưng nghĩa lại khác xa nhau nghĩa là giữa các nghĩa không tìm ra cơ sở chung nào cả).

* G/v treo bảng phụ có bài tập yêu cầu Hs làm :

Bài tập1 : Cho biết trong câu thơ sau từ ‘’ tối’’ được dùng với nghĩa nào ?

‘’ Nơi hầm tối là nơi sáng nhất.

Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam’’

Bài tập 2 : Từ ‘Xuân’ trong câu thơ sau đây có mấy nghĩa ? Đó là những nghĩa nào ?

- Do hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.

- Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.

* Chuyển nghĩa : Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.

 Hai lớp nghĩa

- Nghĩa gốc (nghĩa đen) - Nghĩa chuyển (nghĩa bóng) 3. Ghi nhớ : SGK

Tối(1) : Ít hoặc không có ánh sáng.

Tối(2) : Hoàn cảnh nhiều khó khăn, nguy hiểm, ít hy vọng.

‘‘Mùa xuân(1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)’

* G/v : Như vậy trong câu từ có thể được dùng với một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.

? Vậy trong bài thơ ‘Những cái chân’

từ ‘chân’ được dùng với nghĩa nào ?

? Muốn hiểu nghĩa chuyển ta phải dựa vào đâu ?

*G/v: Từ ‘chân’ ở đây được dùng với nghĩa chuyển, nhưng vẫn hiểu theo nghĩa gốc nên mới có sự liên tưởng thú vị như : ‘Cái kiềng có tới 3 chân’

nhưng chẳng bao giờ đi đâu cả, cái võng không có chân mà ‘đi khắp nước’. Tác giả đã lấy cái chân của cái võng để chỉ chân của người là ẩn dụ, lấy cái võng để chỉ người là hoán dụ.

Xuân 1 : Chỉ mùa xuân  1 nghĩa Xuân 2 : Chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp trẻ trung  nhiều nghĩa.

 Nghĩa chuyển.

 Nghĩa gốc.

III. Luyện tập

G/v hướng dẫn yêu cầu h/s làm bàt tập trong Sgk.

Bài tập 1(SGK): ba từ có bộ phận chỉ cơ thể người, có sự chuyển nghĩa a.Từ đầu.

- Bộ phận cơ thể chứa não bộ ở trên cùng.

VD: đau đầu, nhức đầu, đầu người…

- Bộ phận ở trên cùng, đầu tiên

VD: đầu danh sách, đầu bảng, đầu đường…

- Bộ phận quan trọng nhất.

VD: đầu đàn, đầu đảng…

b.Từ tay:

- Bộ phận hoạt động

VD: vung tay, khoát tay, nắm tay…

-Nơi tay ngưòi tiếp xúc sự vật VD: tay ghế, tay vịn cầu thang…

Bài tập 2 (SGK) Dùng bộ phận cây cối chỉ bộ phận con người.

Lá: lá phổi, lá gan, lá lách.

Quả: quả tim, quả thận

Bài tập 3 (SGK) (GV dùng bảng phụ) Tìm thêm hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

a.Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:

cái ca – ca gỗ; cái bào – bào gỗ; cái khoá - khoá cửa

gánh củi đi – một gánh củi; đang bó lúa – gánh 3 bó lúa bà nắm cơm – 3 nắm cơm; cuộn bức tranh – ba cuộn tranh.

Bài tập 4 (SGK) Nghĩa của từ bụng.

- Bộ phận cơ thể người, động vật chứa dạ dày, ruột..(ấm bụng) - Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín không bộc lộ ra ngoài (tốt bụng) - Phần phình to ở giữa của một số sự vật (bụng chân)

D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ thường xuất hiện ở những kiểu văn bản nào ? Vì sao ?

- Làm bài tập 5 : - Luyện viết chính tả

- Lưu ý sửa lỗi phát âm đầu : d, r, gi.

- Chuẩn bị bài tiếp theo

Rút kinh nghiệm giờ dạy

---**&**---

Một phần của tài liệu Bai giang ngu van 6-chuan KT (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w